Xây dựng một chương trình phổ thông mới sau năm 2010

Một phần của tài liệu SKKN đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT qua một tiết dạy bằng giáo án điện tử (Trang 106)

Với những giải pháp lâu dài, Bộ GD&ĐT vẫn sẽ tiếp tục chỉ đạo để đánh giá toàn diện về CT, SGK ở các năm học tiếp theo (2008-2009, 2009- 2010, có thể 2010-2011 cho lớp 12). Đây là việc làm thường niên, để Bộ

GD&ĐT có hướng dẫn điều chỉnh nội dung và cách dạy từng môn một cách phù hợp. Từ những căn cứ dựa trên các kết quả đánh giá hằng năm này sẽ quyết định viết lại một số cuốn SGK còn kém chất lượng.

Song song với việc đánh giá hằng năm, Bộ GD&ĐT cũng bắt đầu triển khai các nghiên cứu để xây dựng một CT giáo dục phổ thông mới, sẽ triển khai sau năm 2010. CT này được đổi mới một cách cơ bản theo hướng tích hợp các môn học, tạo cơ hội lựa chọn nội dung học tập nhiều hơn, HS sẽ phải tự học nhiều hơn và tăng cường hoạt động xã hội của học sinh.

Các địa phương có thể dựa trên chuẩn CT quốc gia để xây dựng nội dung phù hợp với điều kiện của mình, nhất là với HS dân tộc thiểu số. Để đáp ứng được nội dung này, Bộ GD&ĐT sẽ đứng ra thẩm định một số bộ SGK dựa trên CT chuẩn và các địa phương có quyền lựa chọn SGK cho mình.

Theo VTCNews

5. Từ năm học 2008-2009 triển khai mô hình "Trường học thân thiện" trên toàn quốc

Thứ Sáu, 16/05/2008 - 7:04 AM Xây dựng mô hình "Trường học thân thiện", mỗi trường, mỗi địa phương cần chọn một di tích tiêu biểu để quan tâm chăm sóc; tổ chức sưu tầm và phổ biến các trò chơi dân gian, tạo hứng thú cho học sinh khi đến trường để các em thực sự được học tốt - chơi vui.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh như vậy khi phát động xây dựng mô hình" Trường học thân thiện" trong cả nước sáng 15/5, tại trường Trung học cơ sở Vạn Phúc, thành phố Hà Đông (Hà Tây).

Phó Thủ tướng chỉ rõ: Xây dựng mô hình “Trường học thân thiện” chính là thực hiện có hiệu quả lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng nguời”. Nếu các thầy, cô giáo và học sinh quan tâm cải tiến cách dạy và học, việc dạy và học sẽ nhẹ nhàng và có kết quả hơn.

Mô hình “Trường học thân thiện” với mục đích tạo môi trường hứng thú cho người dạy và người học để có kết quả giáo dục toàn diện cao nhất, bao gồm các tiêu chí cơ bản: đảm bảo mọi học sinh đều được đi học, không có biểu hiện kỳ thị giới tính; môi trường giáo dục an toàn, tạo sự hứng thú trong học tập; thắt chặt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng để đạt kết quả giáo dục cao, không gây áp lực cho học sinh; cùng giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, công trình cộng cộng, chăm sóc và bảo vệ môi trường, tạo sự gắn bó của học sinh với các giá trị văn hoá lịch sử của dân tộc và địa phương. Mô hình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm tại 50 trường học và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Trên cơ sở đó, từ năm học

2008- 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai mô hình này ở tất cả các trường học bậc THCS và THPT trong toàn quốc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã công bố 5 khu di tích tiêu biểu trên cả nước mà Bộ nhận chăm sóc là: Khu mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (tại Đồng Tháp); Đền thờ nhà giáo Chu Văn An (Hải Dương), Khu lưu niệm Bác Hồ (Hà Tây); Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) và Nghĩa trang liệt sĩ giáo dục (Tây Ninh).

Theo Website Chính Phủ

6. Bốn giải pháp cần làm ngay

Thứ Hai, 14/04/2008 - 9:40 AM Nước Việt Nam có một bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, nhưng điểm thi Đại học của môn này chỉ đạt trung bình 2,09/10 điểm (2007) cho thấy sự chênh lệch nghiêm trọng giữa bề dày kiến thức của học sinh và bề dày lịch sử dân tộc.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đã rõ, nhưng việc đưa ra giải pháp cụ thể cần sự quan tâm đóng góp ý kiến của toàn xã hội mà trước hết là tinh thần và trách nhiệm từ những người yêu và đến với Lịch sử.

Thứ nhất, để giải quyết tốt vấn đề sách giáo khoa Lịch sử, trên tinh thần

đánh giá những thiếu sót và yếu điểm hiện nay để xây dựng bộ sách giáo khoa sao cho vừa đáp ứng nhu cầu nhận thức, vừa thu hút học sinh ngay từ cấp học đầu tiên.

Phương pháp tiếp cận vấn đề cũng như việc sử dụng văn phong phù hợp với cách tiếp nhận của học sinh là cách đưa các em đến với đam mê Lịch sử một cách tự nhiên.

Lâu nay phương pháp tiếp cận và văn phong trong sách giáo khoa Lịch sử bị chi phối mạnh bởi tư duy người viết, nặng về tư duy nghiên cứu khoa học.

Khi cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm được xuất bản, hàng triệu người dân Việt Nam, trong đó đông đảo các em học sinh đón nhận là bằng chứng sinh động về sức hấp dẫn của Lịch sử.

Nếu những người viết sách biết “gãi” đúng chỗ, chắc chắn các em sẽ có hứng thú hơn đối với môn học của mình.

Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy của các thầy cô giáo bộ môn

Lịch sử. Họ là người trực tiếp giảng dạy các em học sinh, vì vậy các thầy cô là mắt xích quan trọng để đặt môn Lịch sử về đúng chỗ của nó.

Tự nâng mình lên để nâng cao chất lượng giảng dạy là việc làm đầu tiên và cần thiết cho cả quá trình đó. Muốn truyền lửa và nhiệt huyết của môn Lịch sử vào tâm thức các em thì không chỉ với khối lượng kiến thức trong sách giáo khoa mà phải chủ động tìm tòi mở rộng vấn đề.

đợi của các em trong những tiết học tiếp theo, vừa kích thích tạo ra khả năng khám phá cho học sinh.

Để tăng khả năng hiểu biết của học sinh trong từng tiết học, thầy giáo cần tạo thật nhiều cơ hội cho học sinh tiếp cận vấn đề theo tư tưởng của Khổng Tử “tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã”! (biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, thế mới gọi là biết).

Thứ ba, loại bỏ tư tưởng môn “chính” môn “phụ” đối với Lịch sử. Tình

trạng nhiều học sinh xem Lịch sử chỉ là môn học thuộc lòng là hệ quả trực tiếp của tư tưởng xem Lịch sử là môn “phụ”.

Trong nhà trường, các môn Văn, Toán, Vật lí, Hoá học… nghiễm nhiên trở thành môn “chính” và thường xem nhẹ các môn học còn lại. Chính các thầy cô giáo mới là người đầu tiên phải thay đổi quan niệm này để học sinh nhận thức lại về tầm quan trọng của môn Lịch sử.

Thứ tư, xã hội phải cho người học Lịch sử một “lối ra”. Bởi nếu không

có “đầu ra” thì ai dám tâm huyết với nó, mọi cố gắng của chúng ta sẽ lâm vào vòng luẩn quẩn.

Người yêu sử chưa bao giờ lớn tiếng coi Lịch sử là “phương tiện kiếm sống”, nhưng xã hội cũng cần tạo nền tảng vững chắc cho họ, nếu không muốn “phân biệt đối xử”; một lần nữa với người yêu Sử!

Nhưng có thể khẳng định một điều, cuộc Hội thảo “Thực trạng dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông – Nguyên nhân và giải pháp” diễn ra ngày 28 tháng 3 vừa qua và diễn đàn “Trả lại vị thế cho môn Lịch sử” đang được cả nước quan tâm sâu sắc. Điều đó cho thấy dấu hiệu bừng sáng cho tương lai của môn Lịch sử.

Theo Tiền Phong

7. Hoàn thiện phương án đổi mới tuyển sinh đại học

Thứ Năm, 05/06/2008 - 8:12 AM Sau khi tiếp tục lấy ý kiến về đề án đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cuối tháng 3 vừa qua, Bộ GD-ĐT đã có những sửa đổi để hoàn thiện đề án đổi mới tổng thể công tác thi để trình Chính phủ trong tháng 6 này.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long, việc hoàn chỉnh đề án này có sự kế thừa nhiều kinh nghiệm quốc tế với mục đích gọn nhẹ, giảm sức ép thi cử…

Từ năm 2009 thực hiện một kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, thí sinh sẽ được tổ chức thi 8 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.

KẾT LUẬN

Sự phát triển nhanh chóng của CNTT&TT trong những năm gần đây đã ảnh hưởng sâu sắc tới GD – ĐT, đặc biệt là trong đổi mới PPDH. Nhận thức được tầm quan trọng nầy, trong những năm gần đây, nhiều Sở GD – ĐT, các trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia đã xây dựng, phát triển các giải pháp chiến lược để xây dựng CSVC, đào tạo nhân lực phục vụ cho việc ứng dụng những thành tựu của CNTT&TT vào DH. Hiện nay, việc đưa CNTT&TT vào giảng dạy của GV ở các trường phổ thông không còn mới mẻ. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ nầy trong công tác DH nói chung, DH LS nói riêng vẫn đang ở bước đi đầu, cần phải đẩy mạnh hơn. Sở GD – ĐT và mỗi trường THPT cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc xây dựng một hệ thống CSVC kĩ thuật, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt cho đội ngũ GV và HS khi ứng dụng CNTT&TT vào DH. Đồng thời, để đạt kết quả tốt cần thiết phải kết hợp hài hoà với các PPDH truyền thống, phù hợp với nội dung, điều kiện cụ thể; tuy nhiên GV phải tiết kiệm thời gian vui chơi giải trí khác, dành dụm tiền bạc để tự trang bị, bồi dưỡng và nâng cao trình độ CNTT&TT để dạy tốt bộ môn LS trong thời gian sắp tới.

Hiện nay những thành tựu của CNTT&TT được áp dụng ngày một rộng rãi với cường độ ngày một cao hơn vào hệ thống GD. Cách giảng dạy theo hướng đổi mới sử dụng tích hợp các phương tiện. Trong tương lai dự báo sẽ xuất hiện một xã hội thông tin được nối mạng, học sinh có thể truy cập tìm hiểu nhiều dữ liệu, thông tin từ mạng máy tính.

Mặc dù hiện đang có sự thay đổi hết sức lớn lao trong việc đổi mới PPDH LS qua một ứng dụng CNTT&TT, do sự áp dụng những công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên quá trình GD con người không thể “công nghệ hóa” hoàn toàn được, có nhiều mặt GD không thể quy trình hóa được, “máy tính hóa” được

như việc GD nhân văn, đạo đức, thẫm mĩ, lòng yêu quê hương tổ quốc … Vai trò của GV, bạn học, nhà trường, gia đình, xã hội … đều vẫn hết sức quan trọng và nếu có sự hỗ trợ CNTT&TT thì chất lượng hiệu quả của chất lượng DH sẽ cao hơn. Dự báo của nhiều nhà GD là : qua việc GD môn LS bao gồm nhiều mặt của chất lượng nhân văn sẽ định hướng cho hoạt động của HS sau khi tốt nghiệp.

Tin học được đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ phổ thông trở lên không những để HS dùng nó như một công cụ học tập, GV dùng nó như một công cụ sư phạm mà còn chuẩn bị cho HS sẽ có một kỹ năng làm việc trong xã hội ngày càng dựa trên CNTT&TT, cũng như trong kỹ năng hoạt động trong đời sống hàng ngày ở gia đình và ngoài xã hội, là những môi trường áp dụng những thành tựu của tin học ngày càng nhiều.

Ưu điểm đối với GV khi ứng dụng CNTT&TT để đổi mới PPDH LS là : cá nhân hóa quá trình dạy, thích ứng việc dạy với khả năng từng người học, cải

tiến hoặc thay thế những PP truyền thống về DH và KT – ĐG kết quả học tập của HS, có những kỹ năng sư phạm mới, có triển vọng áp dụng CNTT&TT có tính sư phạm. Tuy nhiên còn nhiều GV rất ngại phải làm chủ kỹ thuật phức tạp của máy tính, sự ngần ngại nầy có thể khắc phục, nếu GV biết rõ là không cần thiết tất cả mọi GV phải nắm vững những kỹ năng điện tử phức tạp khi sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm soạn đề kiểm tra, cộng điểm đánh giá xếp loại HS.

Ứng dụng CNTT&TT để đổi mới PPDH LS trong trường THPT hiện nay cho phù hợp với “xã hội thông tin” là xu hướng tất yếu ngày nay. Một số trường và GV đã mạnh dạn đi tiên phong trong việc soạn GAĐT, phần mềm dạy học, giảng dạy bằng máy chiếu … song do nặng tính tự phát nên thiếu chiều sâu và bề rộng. Thực tế cho thấy các buổi học bằng GAĐT sinh động, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc trao đổi, thảo luận giữa GV – HS, HS – HS.

Việc tìm kiếm hình ảnh, tài liệu, mô phỏng cho bài dạy bằng GAĐT đang khiến giáo viên mất rất nhiều thời gian, công sức. Hiện nay website www.baigiangbachkim.vn của Bộ GD - ĐT đã thiết kế chuyên cung cấp tư liệu, bản – biểu đồ, các vidéo clip và nhiều website khác của các Sở GD – ĐT trên cả nước đã phục vụ việc đổi mới PPDH LS ở trường THPT.

Việc ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới PPDH LS đã làm xuất hiện khái niệm mới là “học tập điện tử” mà internet là một yếu tố cấu thành trong PP mới nầy. “Ai cũng được học hành” là một trong mong muốn tột bật mà Hồ Chủ tịch lúc sinh thời đã từng nói. Nếu áp dụng hiệu quả, internet sẽ biến giấc mơ “ai cũng được học hành ở mọi nơi, mọi lúc và học suốt đời” của Bác Hồ thành hiện thực.

Việc ứng dụng CNTT&TT kết hợp SBT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT là một tất yếu trong xu thế chung toàn cầu đã làm thay đổi toàn bộ cách thức DH truyền thống. Khi đưa CNTT&TT vào DHLS, công tác đào tạo HS sẽ theo đa chiều, cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cách thức nghiên cứu khoa học cũng sẽ thay đổi, bởi máy tính đã hỗ trợ. Máy tính có thể nối dài bộ óc của con người. Làm công tác GD là đào tạo kiến thức cho các bộ óc con người, vì vậy việc ứng dụng CNTT&TT kết hợp sách BTLS để đổi mới PPDH LS theo hướng tích cực, nêu vấn đề là một việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay ở trường THPT.

Đề tài SKKN mà tôi trình bày trong đề tài nầy còn nhiều thiếu sót, chỉ là bước đầu ứng dụng CNTT&TT vào DHLS. Tuy nhiên với quyết tâm và mong muốn áp dụng những gì đã học được ở lớp bồi dưỡng chuyên môn trong hai năm thay SGK và chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện tiếp tục trong năm học 2007-2008.

Đề tài SKKN nầy chỉ là dịp để tôi tổng kết lại hoạt động thực tiễn, rút kinh nghiệm qua hai năm thay sách ở trường THPT Dĩ An và tiếp tục thực hiện trong năm tới theo chủ đề của Bộ GD – ĐT là “năm học CNTT”.

Rất mong được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt để tôi làm tốt hơn trong công tác ứng dụng đề tài SKKN trong năm học 2008-2009./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo. “Quản lí nhà nước về GD và ĐT”. Tài liệu bài giảng cao học QLGD.

2. Nguyễn Đức Chính. “Chất lượng và QL chất lượng trong GD”. Tài liệu bài giảng cao học QLGD.

3. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mĩ Lộc. “Cơ sở Khoa học QL”. Tài liệu bài giảng cao học QLGD.

4. Ngô Quang Sơn. “Thiết kế và sử dụng hiệu quả GAĐT trong môi trường học tập đa phương tiện”. Tài liệu bài giảng cao học QLGD. 5. Nguyễn Minh Đường. “Bồi dưỡng và ĐT đội ngũ nhân lực trong điều

kiện mới”. Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX07-14, Hà Nội 1996.

6. Khoa sư phạm-ĐH Cần Thơ. Kỉ yếu HNKH năm 2005, chuyên đề

“Thiết kế và sử dụng câu hỏi trong DH”, ĐH Cần Thơ 2005.

7. Đỗ Ngọc Đạt. “Tiếp cận hiện đại hoạt động DH ở trường THPT”.

Một phần của tài liệu SKKN đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT qua một tiết dạy bằng giáo án điện tử (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w