+ Các hãng phân phối quốc tế từ lâu đã nhìn thấy Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn vừa vì dân số lớn mà hệ thống phân phối, mạng lưới bán lẻ của Việt Nam còn non trẻ. Từ 1/1/2009 - theo lộ trình cam kết quốc tế ta phải mở cửa cho các hãng phân phối 100% vốn nước ngoài - họ xung trận với vốn liếng dồi dào, hàng hoá đầy ứ, trình độ quản lý cao, tầm nhìn chiến lược, kỹ năng tiếp thị sành sỏi, quảng cáo, khuyến mại mê hồn, phương thức văn minh. Trong khi đó, ta có 9.000 chợ các loại, hơn 70 trung tâm mua sắm, 400 siêu thị lớn nhỏ, kể ra đã là lực lượng hùng hậu so với 20 năm trước đây. Đông mà không mạnh, chẳng hợp sức để cải thiện tình hình ngoại trừ việc ngoắc tay tăng giá.
+ Hơn thế nữa lực lượng “cổ động viên sân nhà” với tâm lý thích dùng hàng ngoại, tiền nào của ấy, không lăn tăn về mọi mặt .., sớm muộn gì cũng quay lại cổ suý cho “đội khách”. Trận đấu mới bắt đầu, song hồi kết sẽ tới với kết quả được báo trước, không cần đến chú bạch tuộc tiên tri.
- Căng thẳng quan hệ chủ thợ
+ Từng mong muốn FDI sẽ thu hút nhiều lao động. Điều đó có nhưng không bõ bèn. Số lao động làm việc cho FDI tại thời điểm 1/7/2000 là 358 nghìn chiếm tỷ lệ 1,0% tổng số lao động trên của toàn quốc. Các cặp số liệu tương ứng của 2005 là 1,112 triệu - 2,6%. Năm 2008 là 1,694 triệu - 3,7%. Năm 2009 là 1,611 triệu - 3,4%.
+ Nhưng một số doanh nghiệp bộc lộ nhiều nhược điểm như trả lương chậm - chậm tăng lương - bớt xén tiêu chuẩn bảo hiểm, an toàn lao động - sa thải - cúp phạt...
+ Các nhà FDI xuất xứ từ nền công nghiệp phát triển nên họ thừa hiểu việc xây dựng cơ sở sản xuất bao giờ cũng gắn liền với bảo vệ môi trường. Song với lý do “tế nhị” quy chuẩn tối thiểu này khi đầu tư vào Việt Nam đã không bị bắt buộc, mà Vedan chỉ là ví dụ điển hình. Kiện, họ bồi thường, nhưng chất độc hoà vào dòng nước, thâm sâu lòng đất, bao người dân được thụ hưởng hàng chục năm nay, chỉ có bệnh viện K, nghĩa trang, đài hoá thân hoàn vũ mới giải quyết triệt để.
- Cơ chế bất cập
+ Kể từ khi ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi tới 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Đến năm 2005, với việc Ban hành luật đầu tư chung đã sáp nhập Luật đầu tư nước ngoài với Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Qua 5 năm thi hành Luật mới - được xem là đánh dấu phát triển đặc biệt của hệ thống pháp luật của Việt Nam - song đã sớm bộc lộ nhiều khiếm khuyết: mục đích không rõ rằng, nhiều khái niệm mù mờ, không ít quy định trùng lặp, mâu thuẫn với chuyên ngành khác.
+ Vì nóng lòng tăng trưởng GDP, muốn có thứ hạng cao về chỉ số năng lực cạnh tranh, muốn có số thu ngân sách vượt trội, nên khi được phân cấp “làm việc” với các nhà FDI, cấp dưới đều háo hức trải thảm đỏ, đua nhau săn đón , đãi đằng hậu hĩ, chiều chuộng, chăm sóc hết lòng, không dám ràng buộc, cũng chẳng tinh tường để ràng buộc, nên đã nhanh chóng bộc lộ những bất cập, lúc bung bét ra sân gôn, cho thuê rừng, đào quặng... lại đổ tội cho cơ chế. Khi phân quyền còn hàm ý bớt sách nhiễu, phiền hà, song những chiêu này được cấp dưới tiếp thu và vận dụng sáng tạo. Nhà FDI chả chịu thiệt mà “kính chuyển” tắp lự vào giá thành.
+ Toàn bộ quá trình từ đưa máy móc vào - cung ứng nguyên liệu - tổ chức sản xuất, gia công đến thu xếp đầu ra đều được khép kín, phía Việt Nam không được phép biết. Vì vậy họ thoải mái dùng các thủ pháp thổi giá vật tư, máy móc để tâng giá trị dự án và tăng tỷ lệ góp vốn trong liên doanh, khai khống giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tạo giá thành ảo, hạch toán vờ, trốn thuế thật. Năm 2009 gần 60% số doanh nghiệp FDI tại thành phố Hồ Chí Minh báo cáo lỗ. Tựu chung đóng góp vào ngân sách nhà nước của Khối này đáng thất vọng, trong các năm 2005 - 2008 chỉ xung quanh 9-10% tổng thu ngân sách quốc gia. Năm 2009, vin cớ khủng hoảng, đóng góp của họ giảm 11,25%, trong khi khu vực tư nhân chỉ giảm 4,4%, còn doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng 6,2%.
CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ VỐN NƯỚC NGOÀI I. CHÍNH TRỊ XÃ HỘI I. CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
- Giữ vững ổn định bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, bảo đảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý nhà nước bảo đảm trật tự an ninh xã hội, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc mọi hành vi gây rối, bảo vệ tốt tính mạng và tài sản của các thành viên trong xã hội.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý bảo đảm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bằng các điều khoản có tính chất ưu đãi về mặt lợi ích kinh tế của họ và đảm bảo an toàn về vốn của họ. Xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ, đảm bảo thi hành pháp luật nghiêm chỉnh.
- Xây dựng chiến lược hợp tác đầu tư với nước ngoài trên cơ sở của chiến lược kinh tế quốc dân. Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tổng thể đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó cần có quy hoạch cụ thể về cơ cấu kinh tế (theo ngành và lãnh thổ) quy hoạch các khu công nghiệp, các sản phẩm quan trọng…
- Củng cố quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI, nâng cao năng lực quản lý của các cấp, các ngành, các địa phương và các đơn vị hợp tác đầu tư với nước ngoài. Phân cấp
quản lý chặt chẻ, đồng bộ, đảm bảo sự tập trung thống nhất, khắc phục hiện tượng chia cắt phân tán. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh gọn, hiệu quả, đơn giản hóa các thủ tục tiếp nhận FDI.
II. KINH TẾ
- Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng, kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ, giá cả.
- Phát triển kinh tế thị trường và thiết lập hệ thống thị trường đồng bộ tạo điều kiện cho chính thị trường đầu tư hoạt động hiệu quả nhanh chóng hình thành thị trường tài chính ngân hàng, đáp ứng đòi hỏi bức bách của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tích cực chủ động tiến hành xúc tiến đầu tư tạo lập và lựa chọn các đối tác đầu tư nước ngoài, lựa chọn các hình thức thu hút FDI phù hợp và có hiệu quả, đa dạng và đa phương hóa trong hợp tác đầu tư. Tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước theo chủ trương “VIỆT NAM muốn làm bạn với tất cả các nước”.
- Phát triển mạnh nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó một mặt phải củng cố kinh tế quốc doanh theo hướng hiệu quả, đồng thời phải phát triển mạnh kinh tế tư nhân dưới nhiều hình thức.
- Dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với phân công lao động quốc tế. Một cơ cấu kinh tế mới chỉ nên tập trung phát triển mạnh những ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh.