Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giậm

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy xa kiểu ưỡn thân cho đội tuyển điền kinh nam trường THPT tiên du 1 bắc ninh (Trang 28 - 47)

giậm nhảy trong nhảy xa kiểu ƣỡn thân cho đội tuyển điền kinh nam Trƣờng THPT Tiên Du 1 – Bắc Ninh

3.2.1. Nghiên cứu xác định các yêu cầu khi lựa chọn bài tập học tập giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa kiểu ưỡn thân

Để có thể xác định được những yêu cầu ứng dụng các bài tập cho đội tuyển điền kinh nam Trường THPT khi học kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân giai đoạn giậm nhảy, chúng tôi đã tham khảo, tổng hợp tài liệu và tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, các giáo viên giảng dạy thể dục trong và ngoài bộ môn. Kết quả được phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn những yêu cầu bài tập cho đội tuyển điền kinh nam trƣờng THPT Tiên Du 1- Bắc Ninh (n=14)

Các yêu cầu

Kết quả phỏng vấn (cho là rất quan trọng)

Số lượng Tỷ lệ

Yêu cầu 1: các bài tập phải trực tiếp giúp cho

người học nắm được các khâu riêng rẽ cũng như hoàn chỉnh của kỹ thuật.

14/14 100

Yêu cầu 2: các bài tập phải mở rộng được kỹ

năng kỹ xảo cho người tập

13/14 92,86

Yêu cầu 3: các bài tập phải giúp khắc phục các

yếu tố làm ảnh hưởng tới việc nắm bắt kỹ thuật và nâng cao thành tích như tố chất thể lực, tâm lý rụt rè

29

Yêu cầu 4: cần đa dạn hóa các hình thức tập

luyện triệt để, lợi dụng các phương tiện tập luyện để giúp cho quá trình chuyển đổi và liên kêt các kỹ năng tốt hơn.

11/14 78,57

Yêu cầu 5: các bài tập phải hợp lý, vừa sức và

được nâng cao dần độ khó, khối lượng tập luyện đặc biệt là chú ý khâu an toàn tập luyện, tránh xảy ra chấn thương.

14/14 100

Như vậy 5 yêu cầu chúng tôi xác định để lựa chọn các bài tập để sử dụng cho đội tuyển điền kinh nam Trường THPT Tiên Du 1 – Bắc Ninh khi học giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa đã được sự tán đồng với tỷ lệ rất cao từ 78,57 – 100%. Vì vậy chúng tôi sử dụng 5 yêu cầu này để tham khảo ý kiến trong khi lựa chọn các bài tập cho học sinh Trường THPT.

3.2.2. Ứng dụng các bài tập vào thực tiễn

Qua tham khảo tài liệu chúng tôi bước đầu xác định được 15 bài tập cho đội tuyển điền kinh nam Trường THPT Tiên Du 1 – Bắc Ninh khi học kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân giai đoạn giậm nhảy như sau:

- Nhóm các bài tập kỹ thuật:

1. Tập trình tự động tác giậm nhảy (từ tư thế đặt bàn chân giậm và nâng chân lăng và động tác đánh tay). Học sinh từ thực hiện đặt bàn chân giậm sau đó nâng chân lăng phối hợp với tay.

Mục đích: Giúp cho học sinh hình thành khái niệm đúng về kĩ thuật bước bộ.

Yêu cầu: Đúng yếu lĩnh và tư thế thân người.

30

2. Chạy chậm thực hiện tăng dần từ 1-3-5 bước giậm nhảy kết hợp các động tác của tay, chân.

Mục đích: yêu cầu, khối lượng giống bài 1.

3. Chạy 3-5 bước giậm nhảy sao cho đầu chạm vật giới hạn trên cao.

Mục đích: Giúp cho học sinh có cảm giác về khả năng phối hợp động tác khi dùng sức.

Yêu cầu: Thực hiện đúng kĩ thuật động tác, chú ý nâng cao trọng tâm cơ thể.

Khối lượng: Mỗi học sinh thực hiện 5 phút. 4. Chạy 5-7 bước giậm nhảy đúng ván vào hố cát.

Mục đích: Giống bài 1.

Yêu cầu: Đặt chân giậm nhảy nhanh, dứt khoát, nâng cao trọng tâm cơ thể. Khối lượng: Mỗi học sinh thực hiện trong vòng 5 phút.

5. Chạy toàn đà thực hiện đặt chân giậm đúng ván.

Mục đích: Giúp cho người tập có cảm giác về bước chạy và điểm giậm nhảy tốt hơn.

Yêu cầu: Chỉ cần học sinh thực hiện trong vòng 3 phút. 6. Chạy toàn đà thực hiện kĩ thuật.

Mục đích, yêu cầu, khối lượng giống bài 4. - Nhóm các bài tập thể lực:

7. Chạy đà giậm nhảy có mang trọng lượng phụ: bao cát Mục đích: Giúp cho học sinh có cảm giác dùng lực.

Khối lượng: Mỗi học sinh thực hiện từ 4 - 6 lần/ tổng thời gian 5 phút. 8. Bài tập bật thu gối trên cát

Mục đích: Giúp cho học sinh phát triển sức mạnh, sức nhanh của cổ chân và cơ đùi.

31

9. Bài tập bật nhảy đổi chân lên bục cao 35 - 40cm Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ chân, đùi. Yêu cầu: Bật cao tới bục, đánh tay hiệu quả. Khối lượng: 10-151 × 3 tổ.

10. Bài tập gánh tạ 15 - 20kg bật nhảy đổi chân. Mục đích, khối lượng: Giống bài 9.

Yêu cầu: Khi bật nhảy lên cao duỗi thẳng cổ chân và đôi chân nhanh. 11. Chạy tốc độ cao 40 - 60m × 5 lần

Mục đích: Nhằm tăng dần tốc độ đến cực đại ở giai đoạn sau. 12. Chạy 30 - 50m xuất phát cao.

Mục đích: Phát triển sức nhanh. Khối lượng: 5 lần.

13. Bật nhảy thẳng chân: 20 lần × 3 tổ. Mục đích: Phát triển sức mạnh cổ chân. 14. Bật nhảy bằng một chân trên bục lò xo.

Mục đích: Cảm giác được thời gian giậm nhảy và khả năng phối hợp cơ bắp. 15. Yêu cầu: Khi thực hiện chân lăng và tay giức nguyên ở tư thế trong giai

đoạn giậm nhảy. Bật nhảy 3-5 bước vào hố cát. Khối lượng: Mỗi học sinh thực hiện 8-10 lần × 3 tổ.

Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ chân, đùi. Khối lượng: 10-151 × 3 tổ.

Sau khi lựa chọn bước đầu được 15 bài tập, đề tài tiến hành phỏng vấn 14 chuyên gia, nhà khoa học, các giáo viên trong bộ môn, trong và ngoài Trường THPT Tiên Du 1- Bắc Ninh theo phương pháp dùng phiếu hỏi để xác định mức độ ưu tiên bằng điểm đối với các bài tập (ưu tiên 1:5 điểm, ưu tiên 2:3 điểm, ưu tiên 3:1 điểm).

32

Bảng 3.5: Kết quả phỏng vấn mức độ ƣu tiên các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong giảng dạy môn nhảy xa Bài tập phỏng

vấn

Số ngƣời lƣa chọn

Tổng điểm Ƣu tiên I Ƣu tiên II Ƣu tiên III

Bài tập 1 12 2 66 Bài tập 2 11 3 64 Bài tập 3 11 2 1 62 Bài tập 4 10 2 2 58 Bài tập 5 9 4 1 58 Bài tập 6 10 2 2 58 Bài tập 7 5 4 5 42 Bài tập 8 10 2 2 58 Bài tập 9 12 2 66 Bài tập 10 11 3 64 Bài tập 11 11 2 1 62 Bài tập 12 11 2 1 62 Bài tập 13 3 4 7 34 Bài tập 14 12 2 66 Bài tập 15 9 4 1 58

Như vậy trong 15 bài tập chúng tôi đưa ra lựa chọn chỉ có bài tập 7 và 13 là có số phiếu tán thành thấp hơn cả, còn những bài tập còn lại đều được sự tán thành với số phiếu và điểm ưu tiên cao. Vì vậy chúng tôi đưa ra 13 bài tập có mức độ ưu tiên cao để đưa vào thực nghiệm.

33

3.2.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập trong giai đoạn giậm nhảy của nhảy xa kiểu ưỡn thân cho đội tuyển điền kinh nam Trường THPT Tiên Du 1 – Bắc Ninh

3.2.3.1. Tổ chức thực nghiệm

Để có thể đánh giá được hiệu quả các bài tập đã lựa chọn, chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm.

Đối tượng gồm có 16 VĐV Trường THPT Tiên Du 1- Bắc Ninh

Bước vào thực nghiệm chúng tôi chia thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm có 8 người (n=8) và nhóm đối chứng có 8 người (n=8) có trình độ thể lực, kĩ thuật, số buổi tập, thời gian tập, là như nhau nhưng chỉ khác nhóm đối chứng thực hiện theo giáo án bình thường, còn nhóm thực nghiệm thực hiện theo giáo án của tôi, mỗi tuần tập luyện trong 2 buổi, mỗi buổi 120 phút và được thực hiện trong 8 tuần dựa vào lịch trình giảng dạy của nhà trường và quỹ thời gian cho mỗi buổi học cũng như trình độ của VĐV lứa tuổi này. Nội dung của một số bài tập được áp dụng vào thực nghiệm cho mỗi giáo án, thời gian thực nghiệm phần cơ bản từ 70-90 phút, số thời gian còn lại thực hiện phần khác, thời gian này phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ giảng dạy của mỗi giáo án.

34

Bảng 3.6: Tiến trình giảng dạy môn nhảy xa cho đội tuyển điền kinh nam Trƣờng THPT Tiên Du 1- Bắc Ninh

Tuần KI Ể M T RA B A N Đ Ầ U 1 2 3 4 5 6 7 8 KI Ể M T RA K Ế T T H Ú C Số buổi 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 Giáo án Tên bài tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Nhóm bài tập kỹ thuật

Bài tập 1: tập trình tự động tác giậm nhảy + + +

Bài tập 2: chạy tăng dần 1-3-5 bước giậm nhảy + + + + + + + Bài tập 3: chạy 3-5 bước giậm nhảy đầu chạm vật chuẩn

trên cao

+ + +

Bài tập 4: chạy 3-5 bước giậm nhảy đúng ván nhảy vào hố

+ + + +

Bài tập 5: Chạy toàn đà thực hiện đặt chân giậm đúng ván

+ + + +

Bài tập 6: Chạy toàn đà hoàn thiện kỹ thuật + + + + + +

Nhóm các bài tập thể lực

Bài tập 1: Bài tập bật thu gối trên cát + +

Bài tập 2: Bật nhảy đổi chân trên bục cao 30-40cm + + +

Bài tập 3: Gánh tạ từ 15-20kg bật nhảy đổi chân + + +

Bài tập 4: Chạy tốc độ cao 40-60m + + + +

Bài tập 5: Chạy 30-50m xuất phát cao + + + +

Bài tập 6: Bật nhảy bằng một chân trên bục lò xo + +

35

3.2.3.2. Lựa chọn test đánh giá

Trước khi thực nghiệm bắt đầu, chúng tôi đã tiến hành xác định các chỉ số phân nhóm. Qua tham khảo tài liệu chúng tôi đã xác định các test đánh giá như sau:

- Test 1: chạy 30m xuất phát cao (s). - Test 2: chạy 60m xuất phát cao (s). - Test 3: bật xa tại chỗ (m).

- Test 4: nhảy xa có đà (m). - Test 5: nhảy xa 3 bước (m).

Để có thể xác định được các test đánh giá hiệu quả giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa cho đội tuyển điền kinh nam Trường THPT Tiên Du 1 – Bắc Ninh. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 14 giáo viên, huấn luận viên đang trực tiếp giảng dạy và huấn luyện trong trường về các test chúng tôi lựa chọn trên. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7: Kết quả phỏng vấn lựa chọn test (n=14)

STT Test Kết quả phỏng vấn

Số ngƣời Tỷ lệ % 1 Test 1: chạy 30m xuất phát cao (s) 14/14 100 2 Test 2: chạy 60m xuất phát cao (s). 7/14 50

3 Test 3: bật xa tại chỗ (m). 13/14 92,86

4 Test 4: nhảy xa có đà (m). 14/14 100

5 Test 5: nhảy xa 3 bước (m) 10/14 71,43

Dựa trên kết quả phỏng vấn (bảng 3.7) chúng tôi đã xác định được 3 test. Các test này có tỷ lệ lựa chọn từ 90% trở lên đã được chúng tôi sử dụng trong quá trình thực nghiệm, đó là các test:

36

Test 1: chạy 30m xuất phát cao (s). Test 2: bật xa tại chỗ (m).

Test 3: nhảy xa có đà (m).

3.2.3.3. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.

Sau khi tiến hành lựa chọn đã xác định được 3 test đưa vào đánh giá hiệu quả các bài tập. Chúng tôi đã phân nhóm theo cách chia ngẫu nhiên. Dùng 3 test đã lựa chọn để kiểm tra. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra các test trƣớc thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm (nA = nB =8) Test nhóm Chỉ số Bật xa tại chỗ (m) Chạy 30m xuất phát cao (s) Nhảy xa có đà (m) TN ĐC TN ĐC TN ĐC x 2,18 2,2 4,31 4,325 4,65 4,67  0,052 0,081 0,046 ttÝnh 0,769 0,37 0,87 tb¶ng 2,145 P > 0,05

Qua bảng 3.8 cho thấy:

- Thành tích trung bình bật xa tại chỗ (m) của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau. Sự khác biệt không có ý nghĩa, ttÝnh = 0,769 < tb¶ng = 2,145 ở ngưỡng xác suất P > 0,05.

- Thành tích trung bình chạy 30m xuất phát cao (s) của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau. Sự khác biệt không có ý nghĩa, ttÝnh = 0,37 < tb¶ng = 2,145 ở ngưỡng xác suất P > 0,05.

37

- Thành tích trung bình nhảy xa có đà (m) của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau. Sự khác biệt không có ý nghĩa, ttÝnh = 0,87 < tb¶ng = 2,145 ở ngưỡng xác suất P > 0,05.

Tóm lại, qua kiểm tra thành tích ban đầu của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cho thấy ttÝnh = 0,769; ttÝnh = 0,37 và ttÝnh = 0,87 < tb¶ng = 2,145, điều đó chứng tỏ sự khác biệt về thành tích bật xa tại chỗ (m), chạy 30m xuất phát cao (s), thành tích nhảy xa có đà (m) của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05 hay nói cách khác thành tích ban đầu của hai nhóm là tương đương nhau.

3.2.3.4. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.

Sau thời gian 8 tuần thực nghiệm, để làm rõ sự khác biệt về thành tích của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Chúng tôi tiến hành kiểm tra sau thực nghiệm 3 test đã được lựa chọn để đánh giá sự phát triển thành tích của hai nhóm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9:

38

Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra các test sau thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (nA = nB = 8) Test Nhóm Chỉ số Bật xa tại chỗ (m) Chạy 30m xuất phát cao (s) Nhảy xa có đà (m) TN ĐC TN ĐC TN ĐC x 2,5 2,45 3,9 4,0 5,75 5,65  0,033 0,069 0,049 ttÝnh 3,03 2,89 4,08 tb¶ng 2,145 P < 0,05

Qua bảng 3.9 cho thấy:

- Thành tích trung bình bật xa tại chỗ (m) của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa, ttÝnh = 3,03 > tb¶ng = 2,145 ở ngưỡng xác suất P < 0,05.

- Thành tích trung bình chạy 30m xuất phát cao (s) của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa, ttÝnh

=2,89 > tb¶ng = 2,145 ở ngưỡng xác suất P < 0,05.

- Thành tích trung bình nhảy xa có đà (m) của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa, ttÝnh = 4,08 > tb¶ng = 2,145 ở ngưỡng xác suất P < 0,05.

Như vậy, ta thấy ttÝnh > tb¶ng , sự khác biệt giữa 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P < 0,05. Nói cách khác sau khi tập luyện theo bài tập mà chúng tôi lựa chọn thành tích nhóm thực nghiệm đã hơn hẳn nhóm đối chứng.

39

Kết quả trên là hoàn toàn khách quan vì hai nhóm đều chịu sự tác động của khoảng thời gian như nhau với phương pháp khác nhau. Chứng tỏ những bài tập của chúng tôi đưa ra đã có hiệu quả đối với giảng dạy giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa kiểu ưỡn thân. Vì vậy những bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn và ứng dụng cho học sinh Trường THPT Tiên Du 1 – Bắc Ninh là rất phù hợp và có khả năng thực thi.

Để nhận thấy rõ sự khác biệt đó chúng tôi đã biểu diễn kết quả kiểm tra thành tích trước và sau thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm ở các biểu đồ hình cột sau:

Biểu đồ 3.1: Biểu diễn kết quả test bật xa tại chỗ (m) của hai nhóm trƣớc và sau thực nghiệm

2 2.05 2.1 2.15 2.2 2.25 2.3 2.35 2.4 2.45 2.5 TTN STN Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

40

Biểu đồ 3.2: Biểu diễn kết quả test chạy 30 m xuất phát cao (s) của hai nhóm trƣớc và sau thực nghiệm

3.6 3.7 3.8 3.9 4 4.1 4.2 4.3 4.4 TTN STN Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Biểu đồ 3.3: Biểu diễn kết quả test nhảy xa có đà (m)

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong nhảy xa kiểu ưỡn thân cho đội tuyển điền kinh nam trường THPT tiên du 1 bắc ninh (Trang 28 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)