Xuất một số giải pháp cải thiện CLN cấp cho sinh hoạt

Một phần của tài liệu Chất lượng nước xã Sơn Trạch Quảng Bình theo WQI (Trang 48 - 50)

Các số liệu và thông tin thu được từ việc phân tích và đánh giá CLN giếng và nước sông Son nêu trên là căn cứ cho những đầu tư để cải thiện CLN cấp cho sinh hoạt. Đối với hầu hết các thôn trong xã Sơn Trạch, cần xây dựng các hệ thống xử lý

nước giếng quy mô hộ gia đình sao cho giảm được độ cứng của nước. Riêng đối với thôn Cù Lạc 2, cần xây dựng hệ thống xử lý nước giếng để giảm độ axit (hay tăng pH nước) và loại sắt tan trong nước. Các hệ xử lý nước giếng quy mô gia đình phải đảm bảo đơn giản, bền lâu, dễ vận hành, tái sinh và bảo dưỡng để người dân có thể tự thực hiện. Mặt khác, cần nghiên cứu xây dựng các hệ xử lý nước giếng đó sao cho giá cả hợp lý, các vật liệu và thiết bị có thể mua dễ dàng trên thị trường ở Việt Nam, kỹ thuật chế tạo không phức tạp... để có thể nhân rộng sau này cho cộng đồng địa phương, không chỉ trong xã Sơn Trạch, mà có thể cho các vùng khác của tỉnh Quảng Bình.

Với các định hướng trên, có thể đề xuất giải pháp kỷ thuật xử lý nước giếng quy mô gia đình để cải thiện CLN cấp cho sinh hoạt ở xã Sơn Trạch như sau [7]:

- Đối với các giếng có độ cứng cao (trên 150 mg/L) tiến hành lắp đặt hệ thống xử lý như sau: Mỗi hệ thống xử lý nước (giá khoảng 5 ÷ 6 triệu đồng theo giá hiện tại) gồm một bể lọc cát để loại chất rắn lơ lửng (hay độ đục) và một cột trao đổi ion để loại độ cứng. Khi nước giếng có độ cứng cao đi qua cột chứa nhựa trao đổi ion (dạng Na+), các ion kim loại (chủ yếu là CaII và MgII) sẽ bị giữ trên cột do quá trình trao đổi ion với Na+. Khi sự hấp thụ các ion kim loại của cột đã bão hoà (khoảng 15 ÷ 20 ngày), dễ dàng tái sinh (hay phục hồi) cột bằng cách cho dung dịch muối ăn

(NaCl) đi qua cột (thời gian tái sinh cột khoảng 2 – 3 giờ). Bằng cách đó, dạng Na+

của nhựa trao đổi ion sẽ được tái tạo lại và cột sẽ làm việc trở lại như ban đầu. Thời gian sử dụng của cột nhựa trao đổi ion như vậy khoảng trên 10 năm và chi phí vận hành tái sinh rẻ.

- Đối với các giếng ở thôn Cù Lạc 2 có hàm lượng sắt tan cao, tiến hành lắp hệ thống xử lý nước (giá khoảng 3 - 4 triệu đồng) gồm một giàn mưa thoáng

khí để tạo điều kiện kết tủa FeIII, và một bể lọc cát để loại chất rắn lơ lửng (hay

độ đục) và kết tủa sắt (III).

- Đối với giếng ở thôn Cù Lạc 2 có pH thấp, lắp đặt một cột chứa các hạt rắn chắc canxi cacbonat (hay vật liệu canxi cacbonat) để nâng pH nước. Sau khi đi qua cột, pH nước sẽ tăng lên đến 7,5 – 8,0 (do phản ứng trung hoà giữa canxi

cacbonat trong cột và axit trong nước) và do vậy, pH nước đạt yêu cầu cho cấp nước sinh hoạt (QCVN 02 : 2009/BYT quy định pH từ 6,0 đến 8,5), trong khi đó độ cứng của nước tăng không đáng kể. Sau 2 - 3 năm, cần bổ sung vào cột

khoảng 1 kg vật liệu. Thời gian sử dụng cột như vậy khoảng trên 10 năm.

Để người dân có thể tự kiểm tra CLN (kiểm tra độ cứng, tổng sắt tan và pH) có thể cung cấp cho người dân các bộ kiểm tra nhanh (test kit) độ cứng, tổng sắt tan và giấy chỉ thị pH. Kỹ thuật sử dụng các bộ kiểm tra nhanh này để kiểm tra độ cứng, tổng sắt tan rất đơn giản và do vậy, người dân có thể tự thực hiện được.

Về mặt quản lý, nên tiến hành xây dựng mô hình quản lý CLN dựa vào cộng đồng với tổ chức, chức năng nhiệm vụ như hình 3.18. Ở đây, tổ chức quản lý nguồn nước (QLNN) được cơ cấu thành 2 bộ phận gồm: Chính quyền địa phương và nhóm tư vấn. Ngoài ra, địa phương cần thiết lập một kế hoạch tổng thể về QLNN và các văn bản quy định thưởng, phạt và thu phí QLNN (như kiểu hương ước địa phương).

Một phần của tài liệu Chất lượng nước xã Sơn Trạch Quảng Bình theo WQI (Trang 48 - 50)