Nhóm giải về pháp gia tăng quy mô dự trữ

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý và kinh doanh ngoại hối của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (Trang 39 - 48)

2. Cơ chế quản lý

1.2.2. Nhóm giải về pháp gia tăng quy mô dự trữ

Tự do hóa tài khoản vốn

Trong quá trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế trong nước, tự do tài khoản vốn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu.Đây là một trong những công tác cần được thực hiện sớm. Tự do hóa tài khoản vốn tạo điều kiện cho Việt Nam dễ dàng tiếp cận với các luồng vốn quốc tế, tăng cường nhận được đầu tư ngoại tệ từ đó tăng cường lượng ngoại hối dự trữ. Tuy nhiên, mặt trái của việc tự do hóa tài khoản vốn là kinh tế trong nước dễ bị ảnh hưởng bởi nững cú sốc từ bên ngoài và kém tự chủ hơn. Do đó, việc tự do hóa tài khoản vốn cần được tiến hành theo từng giai đoạn và theo từng khoản mục với mức độ ngày một gia tăng, kèm theo đó là các biện pháp làm gia tăng sức mạnh cho hệ thống tài chính trong nước .Do đó cần :

Nâng cao năng lực phân tích, dự báo và quản trị tài chính của các doanh nghiệp. Xây dựng khung pháp lý cụ thể phù hợp với hoan cảnh trong nước và quốc tế.Từng bước tự do hóa tài khoản vốn trong sự quản lý chặt chẽ của chính phủ và các doanh nghiệp.

Tự do hóa tài khoản vốn không đồng nghĩa với việc thả lỏng việc vay và sử dụng vốn của các NHTM. Nhà nước cần quản lý chặ chẻ các luồng tiền ra và vào các NHTM, bảo đảm tính hợp pháp và chắc chắn rằng lượng vốn đầu tư vào không quá tải gây mất cân đối giữa ngoại tệ và nhu cầu sử dụng, bóp méo cấu trúc kinh tế trong nước. Đối với doanh nghiệp cần quản lý chặt chẻ các hoạt động vay và trả nợ nước ngoài tránh xa những thất thoát làm giảm thang tín nhiệm tín dụng của nước ta.

Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài cảu các doanh nghiệp trong nước bằng các chính sách ưu đãi, chế độ hổ trợ đi kèm, giao cho doanh nghiệp quyền chủ động trong việc chọn nước đầu tư và ngành đầu tư. Đây là công tác mang tầm chiến lược lâu dài. Đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn nhàn rổi, đầu tư kém hiệu quả trong nước. Lợi nhuận kinh doanh từ đầu tư ra nước ngoài sẽ làm gia tăng quy mô và đa dạng hóa lượng ngoại hối dự trữ.

Phát triển thị trường vốn trong nước theo hướng đẩy mạnh cổ phần hóa và mở rộng phạm vi tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Song cũng phải có sự giám sát các hoạt động đầu tư nhằm đảm bảo các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh đúng ngành đăng ký mang lợi ích cho nền kinh tế cũng như cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp trong nước.

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chính xác về các giao dịch vốn, có giải pháp cần thiết để tập hợp số liệu và đánh giá, phân tích hoạt động giao dịch vốn. Thường xuyên công bố các dữ liệu về các giao dịch vốn đảm bảo tính công khai.

Chính Phủ cần phải ổn định lạm phát trong thời gian dài để xây dựng lại lòng tin của người dân với đồng nội tệ. Cụ thể là Chính Phủ cần kìm hãm tỉ lệ lạm phát trong nước, ổn định tỉ giá giữa Việt Nam Đồng và các ngoại tệ mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức tín dụng, mở rộng thêm các tiện ích gắn với việc giao dịch bằng tiền VNĐ như dịch vụ thẻ, điểm thanh toán, cho vay tiêu dùng.

Chính Phủ cần có giải pháp thu hút triệt để ngoại tệ từ các doanh nghiệp, cá nhân, người Việt Nam ở nước ngoài khi mang ngoại tệ vào Việt Nam; khuyến khích tăng tỉ lệ quy đổi sang VNĐ với số lượng USD lớn. Một trong những biện pháp có thể thực hiện là mua Đôla có khuyến mãi.

Thu hẹp tiến tới dần xóa sổ thị trường chợ đen và các hoạt động thanh toán bằng Đôla mỹ trong nước. Chính Phủ có thể xây dựng và công bố một pháp lệnh nhằm quản lý chặt chẻ hoen hoạt động sử dụng Đôla trong dân. Theo đó, nghiêm cấm các hình thức niêm yết giá và thanh toán bằng ngoại tệ, có hình thức xử phạt xác đáng với những trường hợp vi phạm. Nhà nước nên có sự chỉ đạo kịp thời đối với các tổ chức tín dụng để khắc phục tình trạng găm giữ ngoại tệ. Mặt khác, thời điểm này cần rà soát lượng ngoại tệ trong các tổ chức tín dụng để phòng ngừa trường hợp ngoại tệ chạy ra nước ngoài, nhất là hoạt động đánh bạc ở nước ngoài.

Nhà nước nên khẩn trương tác động, thực hiện kiên quyết việc các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước còn giử USD trên tài khoản bán lại số USD này cho Ngân hàng để góp phần ổn định tỉ giá hiện nay là vấn đề cấp bách nhất, nếu có 50% số USD mà tập đoàn và tổng công ty Nhà nước có nguồn thu ngoại tệ chịu bán lại cho Ngân hàng, theo ước tính, tổng lượng ngoại tệ mà các doanh nghiệp còn giữ trên tài khoản vào khoảng 10,3 tỷ USD, thì cũng sẽ có khoảng 5 tỷ USD để giúp các doanh nghiệp nhập khẩu giảm được nổi khổ vì khát USD trong thanh toán đồng thời cũng ổn định được vật giá đang leo thang theo tỷ giá.

Cải thiện cán cân xuất nhập khẩu

Giảm thiểu nhập siêu, giảm nhập hàng tiêu dùng xa xỉ, những mặt hàng trong danh mục không khuyến khích.

Bộ Tài Chính nên làm công tác rà soát toàn diện và tăng tối đa các loại thuế đối với các mặt hàng trên. Ngoài thuế, cần bổ sung thêm các loại phí cao để ngăn chặn theo thông lệ Quốc tế, chẳng hạn nghiên cứu ban ngành loại phí mua xe mới( theo giá trị của xe ôtô). Dùng công cụ phí với mức (100% - 300%) giá trị xe có thể giảm được 50% – 60% kim ngạch nhập khẩu xe ôtô.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét việc ban hành giấy phép mua ngoại tệ hoặc hình thức tương tự (Căn cứ theo Luật Ngân hàng), xem xét xem có thể vận dụng được không trong giai đoạn ngắn: Doanh nghiệp nhập khẩu muốn nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ, hàng không thuộc danh mục khuyến khích nhập khẩu cần phải xin giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước; Hoặc hàng tháng Ngân hàng Nhà nước xét duyệt kế hoạch bán ngoại tệ cho việc nhập khẩu những mặt hàng nhạy cảm từ hệ thống các NHTM.

Nếu tích cực vận dụng các biện pháp hành chính, hoặc các rào cản hợp pháp thì hàng năm có thể giảm nhập siêu với những nhóm hàng trên ở mức từ 3 tỷ - 5 tỷ USD.

Thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh

Như chúng ta đã biết phần lớn ngoại hối trong quỷ dự trữ ngoại hối Quốc gia thu được là nhờ ngoại hối thu được từ việc xuất khẩu dầu mỏ, than đá và các mặt hàng thế mạnh khác. Thúc đẩy xuất khẩu đồng nghĩa với lượng ngoại hối chảy vào nước ta sẽ nhiều hơn.

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Chính Phủ thi hành những chính sách thuận lợi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu, cụ thể là:

Tiếp tục tạo các thủ tục thuận lợi cho doanh nghiệp được vay vốn từ chính sách hổ trợ lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, xuất khẩu đặc biệt đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực gồm thủy sản, gạo, cà phê, dệt may, da giày.

Tiếp tục điều chỉnh lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường. Đây là phương pháp hữu thiện để kích cầu và thúc đẩy sản xuất.

Xem xét dãn thời gian nộp thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu, đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa.

Điều hành linh hoạt hoạt động buôn bán biên mậu theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, cân đối nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Tăng cường hút vốn FDI

“Độ mở” của thị trường chứng khoán Việt Nam so với các nước trên thế giới thì của Việt Nam rất hẹp. Do đó ta cần nghiên cứu mở rộng cho nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp niêm yết và trong ngành Ngân hàng. Cho phép các công ty quản lý quỷ nước ngoài thành lập các quỷ đầu tư theo Pháp Luật trong nước nhưng huy động vốn trên thị trường quốc tế và coi các quỷ này là các nhà đầu tư trong nước. Các quỷ đầu tư về bản chất chỉ là nhà đầu tư thụ động, chỉ đầu tư để hưởng lợi nhuận mà không có khả năng quản lý trực tiếp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Bộ Tài Chính, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cũng cần nghiên cứu một công cụ huy động vốn mà nhiều nước áp dụng rất hiệu quả để tăng cường thu hút dòng vốn FDI đó là: Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phiếu phổ thông không có quyền biểu quyết. Thông lệ thế giới đã

chỉ ra rằng có nhiều loại hình quỷ đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư nước ngoài không cần sở hữu cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết, họ cũng không có nhu cầu đi dự đại hội cổ đông. Thái Lan từng áp dụng quy định này một cách rộng rãi và nhiều doanh nghiệp Thái Lan đã có nhiều cơ hội dễ dàng hơn trong việc huy động vốn. Nếu nhà nước thực hiện nhanh giải pháp thứ hai và một phần giải pháp thứ ba thì chỉ trong vòng 7 năm nữa, Việt Nam có thể dể dàng thu hút được khoảng 15 tỷ USD.

Nghiệp Thái Lan đã có nhiều cơ hội dễ dàng hơn trong việc huy động vốn. Nếu nhà nước thực hiện nhanh biện pháp thứ hai và một phần biện pháp thứ ba thì trong vòng 7 năm nữa Việt Nam dễ dàng thu hút được 15 tỷ USD.

Trên lĩnh vực sản xuất, nhà nước cần tạo ra một thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư đàu tư nước ngoài, cụ thể có những chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI hiệu quả hơn.

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp nhanh chóng, đặc biệt là các cảng biển và nhà máy điện. Mạnh dạng hơn trong việc khuyến khích và cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, nhất là những công trình hạ tầng đang xây dựng.

Thứ hai , rất nhiều ý kiến từ phía các doanh nghiệp và các đối tác nước ngoài có liên quan đều lo ngại về những luật lệ và những quy định mới, do đó cần xóa bỏ những giấy phép không càn thiết.

Thứ ba, cần công khai minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lí. Trong đó cần rà soát lại các văn bản phát quy liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, sửa đổi cho phù hợp với quy định của WTO.

1.2.3. Nhóm giải pháp tăng hiệu quả sử dụng và an toàn ngoại hối dự trữ:

Theo ngân hàng dự trự châu Á, dự trữ ngoại hối Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua. Tính đến cuối năm 2011 dự trữ ngoại tệ Việt Nam

tương đương mức khủng hoảng kinh tế năm 2008, trong quý 1 năm 2012 con số này đạt khoảng 17 tỷ USD, tăng 3,5 tỷ USD so với con số được quỹ tiền tệ quốc tế công bố vào giữa năm 2011. Mặc dù vậy con số mới chỉ được đáp ứng được 7.5 tuần nhập khẩu, cho thấy con dự trữ ngoại hối Việt Nam còn rất mong manh, do vậy việc đưa ra các giải pháp nhằm dảm bảo an toàn cho dự trữ ngoại hối là diều vô cùng cần thiết.Đều 5 nghị định 86/1999 NĐ-CP, Quy định dự trữ ngoại hối được thành lập 02 quỹ:

- Quý dự trữ ngoại hối

- Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng

Theo đó Quỹ dự trữ ngoại hối để tạm ứng cho Ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất; Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng là nguồn quan trọng đẻ thực hiện chính sách vĩ mô, can thiệp ngoại tệ và thị trường vàng trong nước.

Nhóm nghiên cứu đề xuất chia dự trữ ngoại hối thành các quỹ với chức năng cụ thể hơn dựa trên ý kiến của ông Trần Thanh Hải:

- Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng: Quỹ này có vai trò quan trọng, phải duy trì được nhiệm vụ đảm bảo tình thanh khoản cao cho mục đích sử dụng thường xuyên sẵn sang can thiệp vào thị trường nội địa với chức năng bình ổn nền kinh tế khi có biến động của tỷ giá và giá vàng; muỵc tiếu lợi

nhuận ở mức thấp, hạn chế tham gia vào việc đầu tư sinh lời gay rủi ro. Cơ cấu ngoại tệ dự trữ của Quỹ phù hợp với cơ cấu thanh toán các giao dịch thương mại hàng hóa và dịch vụ trong từng thời kỳ.

- Quỹ trả nợ nước ngoài: Theo đó các cơ quan chức năng sẽ hoạch định nợ ngắn hạn nước ngoài đến hạn phải trả theo từng năm tài chính nhằm bổ sung vào quỹ trả nợ nước ngoài đầy đủ kịp thời. Quỹ này đàu tư vào những công cụ với cơ cấu đồng tiền và kỳ hạn phù hợp với ngĩa vụ nợ công. Cơ cấu ngoại tệ dự trữ phù hợp với cơ cấu tài sản nợ nước ngoài của Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương.

- Quỹ đàu tư dài hạn thực hiện đàu tư vào những công cụ sinh lời cao, góp phân làm gia tăng dự trữ ngoại hối trong tương lai. Đối với khả năng dự trữ của Việt Nam hiện nay, không nên đàu tư mạnh vào Quỹ này, cần đảm bảo được các nguyên tắc bảo toàn dự trữ trước mắt. - Quỹ đầu tư ủy thác cho Nhà Nước đầu tư Nước ngoài: Nhằm mục

đích sinh lời và chuyển giao kinh nghiệm quản lý. Đối với Quỹ đầu tư dài hạn và Ủy thác, cơ cấu dự trữ ngoại hối là các ngoại tệ mạnh khác trên cơ sơ phân tích, đánh giá diễn biến trên thị trường.

Việc chia dự trữ ngoại hối thành các Quỹ với mục đích hoạt đông riêng sẽ đảm bảo được Quản lý dự trữ đạt hiệu quản cao, phân tán rủi ro. Mỗi Quỹ sẽ được hình thành các công cụ đàu tư khác nhau, đồng thời sẽ được điều hòa nguồn ngoại hối với nhau khi cần thiết, hỗ trợ tốt cho công tác quản lý dự trữ ngoại hối.

Tăng cường sử dụng dự trữ ngoại hối

Hầu hết các Quốc gia duy trì và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm phục vụ các mục tiêu cơ bản sau: Thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá; Duy trì tính thanh khoản của thi trường ngoại hối đẻ hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính; Đảm bào khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài, khả năng hỗ trợ đồng nội tệ khả năng đâm bảo tài chính của Quốc gia. Do đó, bên cạnh nâng cao công tác quản lý dự trữ và tăng cường dự trữ ngoại hối, việc sử dụng dự trữ ngoại hối Quốc gia như thế nào cũng là một vấn đề quan trọng cần được xem xét. Ở đây nhóm nghiên cứu xin đè ra phương hướng điều chỉnh các loại tiền tệ dự trữ ngoại tệ, điều chỉnh lượng vàng trong dự trữ ngoại hối.

Dự trữ ngọai hối của Việt Năm cuối năm 2011 còn rất thấp, chỉ tương đương 06 tuần nhập khẩu, do vậy cần phải kết hợp việc điều chỉnh cơ cấu tiền tệ với yêu cầu tăng dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại tệ Quốc gia chủ yếu là đồng Đola Mỹ, sau đó là đồng Yên và đồng Euro. Trong tương lai nguồn dự trữ dự kiến tăng do các nền kinh tế như Mỹ, Nhật…

đang dần phục hồi sau khủng hoảng và suy thoái và các nền kinh tế mới nổi như: Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là những nước có vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp lớn vào Việt Nam trong thời gian qua. Với dự trư ngoại hối khổng lồ là Dola Mỹ, Trung Quốc đang khẳng định vị thế của mình và tìm cách làm yếu đi đồng DDola nâng cao giá trị đồng Nhân dân tệ. Theo đánh giá của các Chuyên gia, Trung Quốc đang có ý định đưa đồng Nhân dân tệ thành đồng tiền của thế giới. Đặc trong phương hướng hoạt động mới, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF chủ trương kêu gọi đưa đồng

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý và kinh doanh ngoại hối của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w