Xác định được công tác xoá đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy trong những năm qua, Đảng uỷ, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp, nhiều chính sách, chương trình nhằm xoá đói, giảm nghèo phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các chủ trương, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và các cấp đã được triển khai kịp thời cơ chế, chính sách luôn được cụ thể hoá. Nhiều chính sách cho hộ nghèo, người nghèo như chính sách về giáo dục, y tế, nhà ở về dạy nghề, giải quyết việc làm, nguồn vốn, ưu đãi về thuế được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Hệ thống các văn bản hướng dẫn của các cấp về chính sách ưu đãi, khuyến khích được thực hiện.
Qua triển khai thực hiện đã tạo được sự chuyển biến sâu rộng trong nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các ban ngành, đoàn thể, các cơ sở xóm và nhân dân về chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ xoá đói, giảm nghèo và đã trở thành phong trào sâu rộng trong toàn thể nhân dân, một nét đẹp văn hoá và mang tính xã hội ngày càng cao.
ở một số cơ sở xóm và hộ gia đình như ở xóm 15; xóm 14.
Các tổ chức chính trị, xã hội và các đoàn thể nhân dân đã xây dựng được nhiều phong trào, nhiều mô hình xoá đói, giảm nghèo hiệu quả như phong trào “Hũ gạo xoá đói của Hội phụ nữ”; phong trào “Mỗi tập thể, mỗi cá nhân găn với một địa chỉ nhân đạo” phong trào “Xây dựng xoá nhà không an toàn cho các hộ nghèo”. Ngân hàng Chính sách xã hội đã cùng các đoàn thể trong xã thành lập các ‘Tổ tiết kiệm vay vốn’; ‘Tổ tương hỗ’ đã giúp cho nhiều hộ nghèo được vay vốn sản xuất và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả.
Vai trò của cấp uỷ, chính quyền ngày càng tăng, đời sống của nhân dân trong xã nói chung, các hộ nghèo nói riêng ngày càng được cải thiện rõ rệt. Xã không còn hộ đói, nhân dân trong xã yên tâm phấn khởi, luôn tin tưởng tuyệt đối vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Bản thân hầu hết các hộ nghèo đã có ý thức tự vươn lên, biết tận dụng các cơ hội cũng như các chính sách ưu đãi của Nhà nước và địa phương để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo.
* Tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp xoá đói, giảm nghèo còn bộc lộ một số hạn chế đó là:
- Nhận thức của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể của xã về chương trình quốc gia xoá đói, giảm nghèo chưa sâu và chưa toàn diện, thiếu chủ động, còn trông chờ vào cấp trên. Công tác chỉ đạo có lúc còn chưa kịp thời, một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác xoá đói, giảm nghèo, tính bền vững trong xoá đói, giảm nghèo chưa cao.
- Cán bộ làm công tác xoá đói, giảm nghèo chủ yếu là kiêm nghiệm không có cán bộ chuyên trách, năng lực, trình độ xây dựng các chương trình, kế hoạch còn hạn chế. Bên cạnh đó còn phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
chính của mình do đó trong chỉ đạo thực hiện còn thiếu tập trung.
- Việc tổ chức thực hiện các chính sách, dự án xoá đói, giảm nghèo còn một số tồn tại hạn chế như chính sách về giáo dục tuy miễn được học phí nhưng các khoản đóng góp khác thì còn nhiều, chính sách vay vốn ưu đãi còn chưa đến được tất cả các hộ nghèo. Bên cạnh đó số lượng vốn cho vay còn ít (bình quân từ 8-15 triệu đồng) chưa giúp hộ nghèo đầu tư sản xuất được.
- Chính sách về y tế đồi với người nghèo, mặc dù đã được cấp thẻ Bảo hiểm y tế nhưng chỉ bảo đảm thuận lợi cho người nghèo được khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở còn lên các tuyến trên thì thủ tục còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
- Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, tuy hàng năm vẫn được triển khai thực hiện nhưng việc huy động từ mọi tầng lớp nhân dân cũng còn hạn chế. Ngân sách địa phương còn gặp nhiều khó khăn do vậy việc triển khai xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo còn chậm chỉ được 1-2 nhà/năm.
- Về khuyến nông, khuyến ngư, dạy nghề giải quyết việc làm tuy đã được Đảng uỷ - chính quyền, các ban ngành đoàn thể vào cuộc song chất lượng, hiệu quả còn thấp, việc hỗ trợ hộ nghèo về giống, vốn tuy có nhưng không được nhiều do nguồn còn hạn chế. Công tác dạy nghề tuy đã mở nhiều lớp nhưng chủ yếu chỉ là các lớp ngắn hạn trình độ tay nghề còn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi thực tế, chưa tìm được đầu ra ổn định cho các lớp dạy nghề.
- Chính sách an sinh xã hội mặc dù cấp uỷ, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng nhưng chưa giúp đỡ được nhiều hộ, các hộ được trợ cấp chưa đảm bảo được mức sinh hoạt tối thiểu, chưa huy động được sự chung tay, chung sức của mọi tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế.
* Nguyên nhân của những kết quả đạt được
nhân tố tiền đề tạo nên những thành tựu về công tác xoá đói, giảm nghèo của xã Nhật Tân trong thời gian qua.
- Có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, sự giám sát chặt chẽ của HĐND, sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, đoàn thể, các cơ sở xóm về thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo.
- Phát huy nội lực địa phương là chính đồng thời luôn tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các tổ chức, các thành phần kinh tế tại trợ và ủng hộ đầu tư cho giáo dục, cơ sở hạ tầng.
- Các hộ nghèo đã nhận thức sâu sắc về hậu quả của đói nghèo vì vậy mà bản thân mỗi người nghèo, hộ nghèo luôn nỗ lực tìm cách vươn lên thoát nghèo.
* Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém:
- Vai trò, năng lực quản lý của các cấp uỷ Đảng, chính quyền còn bộc lộ nhiều yếu kém, các nhà quản lý còn thiếu tầm nhìn chiến lược, không mạnh dạn trong việc tạo ra, tìm ra những cơ hội, nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội xoá đói, giảm nghèo của địa phương.
Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách xoá đói, giảm nghèo, các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo còn nhiều lúng túng, chậm và thiếu sót.
- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, các chương trình, dự án của nhà nước tới người dân không thật sự mang lại hiệu quả cao, một bộ phận không nhỏ người dân không hiểu biết chính sách, pháp luật của Nhà nước và các thông tin về mọi mặt lại chủ yếu là những người nghèo.
- Việc huy động nguồn lực của các tầng lớp nhân dân cho công tác xoá đói, giảm nghèo đạt còn thấp. Cấp ủy Đảng, chính quyền còn chưa thật sự quan tâm đúng mức, còn có biểu hiện trông trờ, ỉ lại.
nhưng lại rất ít so với dân số. Bên cạnh đó thì những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp của xã càng bị thu hẹp dần lại cho gia tăng dân số và do yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp (làm khu công nghiệp) quy hoạch mở rộng các khu dân cư,xây dựng cơ sở hạ tầng,làm đường giao thông. Do đó tình trạng người dân thiếu đất canh tác ngày càng phổ biến.
- Quy mô, số lượng, năng lực sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn không ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cũng như thực sự đảm bảo ổn định được cuộc sống của người lao động và công nhân.
- Phần lớn tâm lý người nghèo còn ngại vận động, chưa mạnh dạn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế do thiếu vốn, sợ rủi ro, kinh nghiệm ít.