GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH.

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh an giang giai đoạn 2001 – 2010 và năm 2011, năm 2012 (Trang 30 - 32)

1. Trách nhiệm của ngành Y tế An Giang:

- Chủ trì, tham mưu các cơ chế, chính sách nhằm xã hội hoá công tác phát triển dược liệu, kêu gọi sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế, gây trồng và chế biến dược liệu.

- Chỉ đạo các bệnh viện phối hợp chặt chẽ với Chi cục Kiểm lâm để đặt hàng các tổ Hợp tác bảo vệ rừng gây trồng và bao tiêu sản phẩm. Chỉ sử dụng sản phẩm các loài cây dược liệu không gây trồng tại tỉnh.

- Chủ trì xây dựng các giải pháp kiểm tra, quản lý kinh doanh cây dược liệu tại các chợ trên địa bàn tỉnh.

2. Trách nhiệm của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang:

- Chủ động phối hợp với Sở Y tế xây dựng xây dựng quy trình trồng cây dược liệu đạt chuẩn. Xây dựng danh mục gây trồng cây dược liệu theo yêu cầu số lượng và chất lượng của các Bệnh viện đa khoa trong và ngoài tỉnh.

máy chế biến cây dược liệu thành thuốc, thực phẩm chức năng, chiết xuất tinh dầu, chất thơm . . .

- Chỉ đạo triển khai thực hiện các bước công việc quy hoạch vùng nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao trồng và bảo tồn cây dược liệu.

- Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm thực hiện:

+ Tiếp tực duy trì hoạt động 41 Tổ Bảo vệ rừng, sẵn sàng liên kết, hợp tác thực hiện trồng và thu gom, cung ứng cây dược liệu dưới tán rừng nhưng không gây hại đến rừng phòng hộ, để tạo nguồn thu cho các chủ rừng thực hiện bảo vệ rừng bền vững.

+ Hợp tác với các cơ quan tiến hành điều tra lâp danh mục cây dược liệu. + Chủ động tìm liên kết với các đối tác có bao tiêu sản phẩm để triển khai cho các chủ rừng trồng dược liệu dưới tán rừng và khu vùng đệm của những khu rừng đặc dụng.

3. Trách nhiệm của ngành Tài nguyên và Môi trƣờng An Giang:

Xem xét việc, thẩm định và kiểm tra đánh giá tác động môi trường đối với đất, nước tại những vùng trồng cây dược liệu.

4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện:

- Ủy ban nhân dân các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn và Thành Phố Châu Đốc chủ động tìm đối tác trong và ngoài tỉnh gây trồng cây dược liệu trên diện tích quy hoạch Ứng dụng công nghệ cao và bao tiêu sản phẩm.

- Tạo điều kiện thuận lợi với các đối tác trong việc gây trồng, chế biến trên địa bàn quản lý.

- Phối hợp chặt chẻ với các ngành khi triển khai các dự án trên diện tích quy hoạch Ứng dụng công nghệ cao trồng cây dược liệu.

5. Tổ chức thực hiện. Giai đoạn đến 2015 Giai đoạn đến 2015

- Huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình hợp tác với Công ty để gây trồng một số cây dược liệu như: Gừng, Đinh Lăng và Nghệ, Sa Nhân. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đơn vị triển khai thực hiện các bước công việc trên vùng quy hoạch vùng nguyên liệu Ứng dụng công nghệ cao trồng và bảo tồn cây dược liệu.

- Giao Chi cục Kiểm lâm triển khai xây dựng vườn ươm công nghệ cao, gieo và tạo 22.000 cây giống sa nhân tím để cấp cho chủ rừng trên núi gây trồng. Đồng thời, xây dựng các dự án điều tra hiện trạng, quy hoạch khoanh vùng bảo vệ, bảo tồn cây dược liệu tự nhiên.

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động phối hợp với huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và các ngành triển khai các dự án trong giai đoạn 2015.

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động phối hợp với huyện Tri Tôn và Tịnh biên và các ngành triển khai các dự án trong giai đoạn đến năm 2020. Đề xuất chính sách hỗ trợ cho chủ rừng vay vốn.

Giai đoạn đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và PTNT kết hợp Sở Công thương xây dựng, quảng bá thương hiệu cây dược liệu An Giang và kêu gọi đầu tư xây dụng nhà máy sơ chế cây dược liệu, chế biến cây dược liệu thành thuốc dùng trong chữa trị bệnh.

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh an giang giai đoạn 2001 – 2010 và năm 2011, năm 2012 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)