b. Trường hợp quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ
2.2.1 Giải quyết tranh chấp, bất đồng thông qua các tòa án quốc gia
Các tòa án quốc gia chủ yếu thực hiện việc tố tụng – tòa án quốc gia được yêu cầu xét xử vụ kiện và đưa ra phán quyết trên cơ sở nội dung vụ kiện. Bên cạnh đó tòa án còn cung cấp những dịch vụ hữu ích, như: ra lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp và tạm thời, chỉ định chuyên gia kỹ thuật trong phạm vi quyền hạn nhất định, tiến hành quy trình hòa giải- được coi như là bước khởi đầu trước lúc tố tụng thực chất.
Tố tụng tòa án:
Tố tụng là phương pháp chủ yếu được sử dụng tại các tòa án. Thông thường, các bên sẽ chọn tòa án tại quốc gia của bên nguyên đơn hoặc bị đơn. Tuy nhiên điều khoản này không phổ biến trong các hợp đồng ngoại thương vì lý do không bên nào muốn đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án quốc gia của bên kia. Do đó, trong nhiều trường hợp, các bên không quy định bất kỳ điều khoản nào về giải quyết tranh chấp. Khi tranh chấp phát sinh sẽ phải quyết định tòa án nào có thẩm quyền bằng cách hoặc áp dụng các quy tắc xung đột pháp luật về thẩm quyền pháp lý hoặc xem xét các hiệp định song phương và đa phương có thể áp dụng. Khi đó, một tòa án quốc gia có thể
khước từ thẩm quyền xét xử và trên cơ sở các quy tắc xung đột pháp luật của quốc gia đó chuyển vụ việc cho tòa án của một quốc gia khác, sau khi bên bị đơn kiện về việc tòa án đó không có thẩm quyền gây ra tốn kém.
Trong thực tế, các bên không muốn giải quyết tranh chấp tại tòa án của nước thứ ba vì những lý do:
- Sẽ không phù hợp khi đưa tranh chấp được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật này cho các thẩm phán quốc gia khác giải quyết khi mà trình độ chuyên môn và kiến thức của họ có nguyền gốc từ một hệ thống pháp luật khác. - Nếu giải quyết tranh chấp bằng tòa án của bên thứ ba thì hợp đồng và các văn
bản có liên quan sẽ phải dịch sang ngôn ngữ làm việc của thẩm phán và cuộc thảo luận cũng phải tiến hành ngôn ngữ của nước thứ ba, điều đó gây bất tiện cho các bên và người tham gia tố tụng.
- Nếu chọn tòa án có thẩm quyền của một quốc gia chưa tham gia vào hiệp định song phương hoặc đa phương về công nhận hoặc thi hành các phán quyết của tòa án, các bên rất khó để thực hiện phán quyết đã ban hành.
- Các bên cần nhớ rằng tố tụng tòa án được tổ chức công khai.
Các giai đoạn tố tụng tại tòa án:
- Khởi kiện - Hòa giải
- Xét xử sơ thẩm - Xét xử phúc thẩm - Thi hành án
Các biện pháp khẩn cấp và tạm thời của tòa án quốc gia
Các bên liên quan trong tranh chấp có thể yêu cầu tòa án áp dụng một số biện pháp tạm thời hoặc khẩn cấp nhằm:
- Quy định cách hành xử các bên và quan hệ giữa họ trong quá trình tố tụng. - Lưu giữ và quản lý các sổ sách, chứng từ liên quan đến tranh chấp.
Giám định kỹ thuật theo lệnh của tòa án:
Giám định kỹ thuật là một trong những biện pháp khẩn cấp mà tòa án có thể áp dụng, được thực hiện bởi các chuyên gia, theo yêu cầu của tòa án họ sẽ tiến hành giám định và đưa ra ý kiến về tình trạng của đối tượng tranh chấp (hàng hóa, công trình,…)
Hòa giải bởi các tòa án:
Hòa giải là một trong những biện pháp tòa án áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trường hợp hòa giải thành công, thỏa thuận giải quyết được thành lập thành văn bản và có thể có tính chất như một phán quyết ràng buộc.