KẾT LUẬN.
Từ những kết quả nghiên cứu điều tra côn trùng gây hại và côn trùng có
ích trên sinh quần đậu tương trong vụ xuân hè 2012 ở Hà Nội và các vùng phụ cận, chúng tối có thể rút ra một số kết luận sau;
1. Thành phần côn trùng gây hại trên đậu tương chúng tôi thu được có 30 loài thuộc 6 bộ
2. Thành phần thiên địch của côn trùng gây hại trên đậu tương có 16 loài thuộc 4 bộ
3. Trưởng thành của sâu róm 4 gù có kích thước khá lớn, chúng ít hoạt động, trưởng thành đực thì nhạt màu và nhỏ hơn trưởng thành cái. Mỗi cặp trưởng thành có thể đẻ trung bình từ 300 – 400 trứng. Sau khi đẻ xong từ 1 đến 2 ngày là trưởng thành sẽ chết.
4. Trứng mới đẻ có màu xanh nhạt , thời gian phát dục trung bình của trứng là
5. Ấu trùng của sâu róm 4 gù có 6 tuổi , kích thước cơ thể lớn nhất vào tuổi 6 đạt. Ấu trùng có thời gian phát dục trung bình qua mỗi tuổi là 3 -4 ngày
6. Nhộng của sâu róm 4 gù là loại nhộng màng, nhộng có thời gian phát dục trung bình là 12 ngày ở điều kiện 24 độ c độ ẩm 80%. Tỷ lệ vũ hóa và thời gian phát dục phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện ngoại cảnh.
KHUYẾN NGHỊ.
- Cần nghiên cứu một cách có hệ thống về thành phần loài côn trùng gây hại cũng như thiên địch của chúng và đi sâu vào các đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh học của các loài côn trùng gây hại để phục vụ cho công tác bảo vệ nông nghiệp, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường một cách có hiệu quả nhất.
- Tuyên truyền, vận động khuyến khích người dân hạn chế sử dụng thuôc trừ sâu hóa học có độc tính cao gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
- Nhà nước cần có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển các sản phẩm thân thiện như thuốc trừ sâu vi sinh, phân bón vi sinh. Song hành với đó là phổ biến các phương pháp phòng trừ sâu hại thận thiện như: bẫy đèn… và đồng thời cấm triệt để các loại thuốc hóa học có tính tận diệt.