Các giải pháp chủ yếu đã phát triển công nghiệp trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Công nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa pdf (Trang 40 - 44)

III/ Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò công nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

2. Các giải pháp chủ yếu đã phát triển công nghiệp trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

 Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng: nước ta sẵn tài nguyên, thị

trường trong và ngoài nước đang có nhu cầu lớn.

Những ngành công nghiệp khác là những ngành có vị trí khác nhau trong cơ cấu nông nghiệp. Đối với nước ta trong giai đoạn đầu quá trình CNH-HĐH việc phát triển các ngành này phải nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân, bao gồm cả hàng thay thế nhập khẩu, thỏa mãn nhu cầu tư liệu sản xuất cho nông, lâm, ngư nghiẹp và công nghiệp hàng tiêu dùng, sản xuất hàng sản xuất, thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người lao động và nhu cầu khác.

Với cơ cấu công nghiệp như trên, chúng ta không lựa chọn một kiểu chiến lược đơn thuần hướng ra xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu mà là sự kết hợp một cách tối ưu hai hướng đó trong một nền kinh tế mở, giao lưu thông suốt trong nước và liên kết hợp tác hòa nhập với bên ngoài.

Tùy những điều kiện cụ thể chúng ta áp dụng những công nghệ và quy mô thích hợp nhằm thu hút nhiều lao động tạo ra những sản phẩm và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Thời gian trước mắt chúng ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn thử thách gay go và những tác động của diễn `biến quốc tế phức tạp. Do song quá trình phát triển, chúng ta cần tính toán đến tất cả các yếu tố nói trên để tìm ra hướng đi cũng như các giải pháp hữu hiệu trong thế chủ động bằng nguồn lực và các yếu tố mà mình có thể làm ra và tự chủ được để không ngừng phát triển kinh tế đất nước, thực hiện tốt các mục tiêu của chiến lược ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và Đảng đã đề ra.

2. Các giải pháp chủ yếu đã phát triển công nghiệp trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. nước.

 Dự báo xu thế phát triển của thị trường và nhu cầu cuối thị trường: Đây là giải

pháp có vị trí quan trọng đối việc chuyển dịch cơ cấu, bởi vì thị trường là nhân tố khách quan, tác động nhiều mặt đến cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp. Cần sử dụng tổng hợp các

phương pháp dự báo, các phương pháp Marketing, các phương pháp toán kinh tế để dự báo đúng xu thế phát triển.

Cần chú ý đầy đủ tới các loại thị trường, trong đó đặc biệt dự báo xu thế vận động của nhu cầu thị trường về sản phẩm công nghiệp như: sức chứa của thị trường, khách hàng, sự biến động của giá cả và lượng hàng theo thời gian, tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong nước và quốc tế.

 Tạo nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả: sử dụng tổng hợp tất cả các biện pháp để huy động vốn và chú ý khả năng thu hồi vốn và khả năng sinh lời của một đồng vốn. Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, do khả năng tích lũy vốn trong nước còn hạn chế, thì việc tạo vốn phải hướng trọng tâm vào các hình thức thu hút vốn nước ngoài với công nghệ hiện đại phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi ngành.

Trong các giai đoạn tiếp theo khi mà nguồn vốn tích lũy bên trong đã đủ lớn thì cần có chính sách tài chính đúng đắn nhằm tập trung vốn để mở rộng sản xuất trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng một cách hợp lý.

 Lựa chọn công nghệ và các yếu tố đầu vào. Việc lựa chọn công nghệ mới và quá

trình chuyển giao công nghệ cần theo hướng ưu tiên, có lựa chọn, có trọng điểm. Hiện đại hóa công nghiệp có kết hợp với khai thác công nghệ truyền thống nhằm đạt tốc độ nhanh và có hiệu quả, vừa bảo đảm tính hiện đại, vừa tạo nhiều việc làm, vừa khai thác và sử dụng tốt các tiềm năng về nguyên nhiên vật liệu của đất nước và năng lực sản xuất của ngành.

Xây dựng kết cấu hạ tầng: Ngày nay việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cần đi trước và mở đường cho đầu tư phát triển sản xuất. Kết cấu hạ tầng phải thích ứng với yêu cầu phát triển sản xuất, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để đảm bảo hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh sau này. Cần đặc biệt chú ý đến hệ thống cung ứng điện năng, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, khả năng phát triển nhanh.

 Một số vấn đề về tăng cường quản lý vĩ mô công nghiệp: Đây là một giải pháp

có tác dụng chi phối mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, công tác này được tiến hành trên nhiều mặt.

 Hoàn thiện phương pháp phân bố công nghiệp theo lãnh thổ theo hướng kết hợp

chuyên môn hóa với phát triển tổng hợp công nghiệp trong từng vùng. Tổ chức mối quan hệ sản xuất giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau trên cơ sở hình thành những khi công nghiệp, những cụm công nghiệp một cách động bồ, trên cơ sở liên kết công nghệ giữa các chuyên ngành mà giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

 Xây dựng phương án phân bố sức lao động theo lãnh thổ và theo ngành công nghiệp, chuyên môn hóa phù hợp với phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa.

 Tăng cường và hoàn thiện hệ thống quản lý công nghiệp theo hướng kinh tế kỹ

thuật, theo hướng quản lý tập trung, thống nhất mặt kỹ thuật của sản xuất, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, quy hoạch phát triển ngành, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tiếp tục xác định rõ chức nwang quản lý Nhà nước của cơ quan quản lý ngành với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do vậy việc xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý là một tất yếu khách quan do vai trò chủ đạo của nó. Đồng thời nó là xu thế tất yếu của một cơ cấu công nghiệp hiện đại. Vì vậy mọi ngành mọi cấp cần thực hiện nhiệm vụ quan trọng này của công nghiệp, coi đó là nhiệm vụ mang tính chất chiến lược và sách lược trong giai đoạn CNH-HĐH hiện nay.

Để phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền KTQD bản thân ngành công nghiệp cần bố trí xây dựng và hoàn thiện cơ cấu của mình.

Có hoàn thiện cơ cấu của mình mới làm cho năng lực sản xuất được tận dụng, năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho thu nhập quốc dân tăng lên một cách tương ứng. Có như vậy mới đảm bảo cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ ở nước ta.

K

Kếếtt lluuậậnn

Quá trình hình thành và hoàn thiện cơ cấu công nghiệp là quá trình cụ thể hóa những quan điểm cơ bản, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc vận dụng các quy luật khách quan vào điều kiện cụ thể của đất nước. Trong quá trình CNH-HĐH đất nước như nước ta hiện nay, việc phát triển công nghiệp là một yếu tố hàng đầu, quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng như quá trình CNH-HĐH. Công nghiệp ngày nay - đối với nước ta - đang giữ một vai trò quan trọng, là ngành kinh tế chủ đaiọ trong nền KTQD do vậy nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành khác. Trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu ngành công nghiệp đã có sự thay đổi và sự thay đổi đó ngày càng hợp lý hơn, phù hợp hơn và ngày càng có nhiều đóng góp cho nền KTQD, giá trị sản lượng ngành công nghiệp ngày càng gia tăng.

Từ nhận thức được vai trò to lớn của công nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chú trọng đến phát triển công nghiệp. Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích thúc đẩy công nghiệp phát triển không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm công nghiệp.

Quá trình nghiên cứu vai trò của công nghiệp và thực trạng hiện nay ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng phát triển công nghiệp trong quá trình CNH-HĐH đất nước là tất yếu khách quan. Có phát triển công nghiệp mới đẩy mạnh được quá trình CNH và quá trình CNH-HĐH chỉ thực hiện được khi có sự phát triển công nghiệp.

Trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang chú trọng vào việc phát triển công nghiệp mà mục tiêu là chuyển dịch cơ cấu công nghiệp hợp lý. Đảng và Nhà nước ta đưa ra nhiều định hướng và biện pháp để công nghiệp hóa đất nước theo hướng chuyển dịch đó. Đây cũng chính là quan điểm chiến lược trong đường lối phát triển nền kinh tế xã hội, là nhân tố quan trọng tác động quyết định hiệu quả của nền sản xuất xã hội nhằm phát triển công nghiệp Việt Nam theo hướng CNH-HĐH đất nước. Chúng ta tin tưởng và hy vọng trong chặng đường tiếp theo công nghiệp sẽ ngày càng phát triển đưa nước ta tiến kịp với các nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới.

Tài liệu tham khảo 1. Văn kiện Đại hội Đảng: VI, VIII

2. Đảng Lao động Việt Nam - Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, 1960.

3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ: V, VII

4. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 5. Kinh tế chính trị - tập II, NXB giáo dục 1996

6. Kinh tế công nghiệp, ĐH TCKT Hà Nội 1997

7. Chiến lược CNH-HĐH đất nước và cách mạng công nghệ

8. Việt Nam báo cáo kinh tế về CNH và chính sách CNH theo báo cáo số 14645 (ngày 17/10/1995). NXB Thế giới (theo tài liệu Ngân hàng thế giới).

9. CNH - Một số vấn đề về lý luận và kinh nghiệm các nước. 10. CNH hướng ngoại "Sự thần kỳ" của các NIES châu á Trích dẫn:

[16]: Nguyễn Kế Tuấn: "Bản chất và các mô hình chiến lược công nghiệp hóa" trong: "công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực".

Chủ biên: Phạm Khiêm ích và Nguyễn Đình Phan. NXB Thống Kê Hà Nội, 1994, tr 48-71.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Công nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa pdf (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)