Một số giải pháp vĩ mô.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 32 - 35)

Bên cạnh các giải pháp của chính ngân hàng thương mại được áp dụng để nâng cao chất lượng tín dụng cũng cần phải có những biện pháp vĩ mô của nhà nước cũng như của ngân hàng trung ương để tạo một môi trường thực sự thuận lợi cho các ngân hàng thương mại hoạt động một cách hiệu quả.

Một giải pháp cụ thể mà các ngân hàng thương mại mong muốn là việc hoàn thiện và tạo lập môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Một trong những nguyên nhân chính của những tồn tại hiện nay về chất lượng tín dụng là chưa có một môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng. Ví dụ trong vấn đề thế chấp và cầm cố tài sản chưa có quy định rõ những vấn đề về giấy chứng nhận về quyền sở hữu, thủ tục chuyển giao quyền sở hữu khi giải quyết tài sản thế chấp , các vấn đề về sở hữu khi tranh chấp ,thể chế trong quá trình kiện tụng và xét xử tịch thu tài sản thế chấp, những điều chỉnh cơ bản về chính sách tài chính ,tiền tệ ...

Từng bước hoàn thiện chính sách tín dụng của nhà nước cho phù hợp với yêu cầu trình độ phát triển của nền kinh tế để chỉ đạo hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Trong phạm vi nghành ngân hàng nhà nước cần có các quy định cụ thể hơn hướng dẫn thực hiện các quy định đã ban hành ,đồng thời có những quy chế kịp thời cho những vấn đề phát sinh tránh ‘trống đánh xuôi kèn thổi ngược ‘. Việc sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý tiền tệ tạo hướng và là căn cứ của nhiều hoạt động của ngân hàng thương mại, do đó sự điều chỉnh kịp thời mang tính chất quan trọng. Những công cụ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng cần điều chỉnh thường xuyên tuỳ vào điều kiện thực tế là : chính sách dự trữ bắt buộc, lãi suất , hạn mức tín dụng ,chính sách tỷ giá... Nó ảnh hưởng tới những phản ứng của ngân hàng và của chính khách hàng. Yêu cầu này cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng và là quá trình lâu dài theo mục tiêu trước mắt và lâu dài.

V. Kết luận

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động , ngành ngân hàng nước ta đã từng bước lớn lên cùng đất nước qua các giai đoạn giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước , xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước và đặc biệt là giai đoạn triển khai công cuộc đổi mới dưói ánh sáng đường lối đại hội VI, đại hội VII và đại hội VIII .

Chất lượng tín dụng luôn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của hoạt động ngân hàng. Hiện nay chất lượng tín dụng chưa cao , tỷ lệ nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng. ở một số nơi nợ quá hạn đang là vấn đề nổi cộm và nóng bỏng trong hoạt động tín dụng. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn có nhiều: do thiên tai lũ lụt , do thay đổi cơ chế chính sách, do rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn. Nhưng có điều đáng quan tâm là không ít ngân hàng còn theo đuổi lợi nhuận phiến diện , cho phép cấp dưới cho vay đảo nợ. Cơ chế khoán của một số ngân hàng còn nhiều sơ hở lại thiếu kiểm tra an toàn vốn. Một số cán bộ vi phạm nghiêm trọng chế độ tín dụng , thậm chí cố ý làm sai , lợi dụng các sơ hở của cơ chế chính sách. Yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng đã và đang là mối quan tâm lớn trong hoạt động của ngân hàng trong lịch sử ,hiện tại và tương lai. Đó là trách nhiệm của chính đội ngũ cán bộ của ngành ngân hàng và của toàn xã hội do tầm quan trọng của hoạt động ngân hàng đố với sự phát triển của mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Bằng sự nỗ lực của mình và sự hỗ trợ của các ngành có liên quan , ngân hàng thương mại đang dần nâng cao chất lượng tín dụng và hướng đổi mới để hoàn thiện góp phjần quan trọng vào công cuộc đổi mới của đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Tài liệu tham khảo

Ngân hàng việt nam quá trình xây dựng và phát triển

NHNN-1996 Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước

Năm 1999,2000

Tiền và hoạt động ngân hàng

Tác giả - Lê Vinh Danh Ngân hàng thương mại

Tác giả - Lê Văn Tư Tiền , hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)