THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG LAO DỘNG

Một phần của tài liệu VẤN đề THỰC HIỆN và CHẤM dứt hợp ĐỒNG LAO ĐỘNG (Trang 30 - 34)

DỤNG HỢP ĐỒNG LAO DỘNG

1. Đối với NSDLĐ:

Thực trạng hiện nay là quyền lợi hợp pháp của lao động hiện vẫn chưa được NSDLĐ thực hiện đầy đủ. Nguyên nhân dẫn đén tình trạng này là do một bộ phận NSDLĐ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của NLĐ và kẻ hở của pháp luật để lách luật nhằm thu lợi cho mình. Không ích công ty, xí nghiệp,…,để xây dựng những hợp đồng “ưu việt” nhằm bẫy khách hàng, ccas công ty thường thuê nhieuf luật sư giỏi về lách luật, về câu chữ để khi xảy ra những sự cố do khách quan hoặc chủ quan thì chủ đàu tư cũng có lợi trong tay trong khi đại bộ phận NLĐ lại bị thiệt thòi.

Hiện tượng NSDLĐ không đưa cho NLĐ một bản HĐ sau khi 2 bên đã ký và nhiều doanh nghiệp không cấp sổ lao động cho NLĐ theo quy định.

Theo quy định thời gian thử việc không dựa trên trình độ được đào tạo như trước đây mà lại dựa vào hợp đồng lao động lao động được ky kết; thế nhưng trên thực tế , thường thì qua thời gian thử việc, nếu đạt mới ký hợp đồng lao động, vì vậy doanh nghiệp có thể sử dụng lao động với mức lương thử việc trong một thời gian dài để thu lợi.

Một hình thức hết sức tinh vi mà NLĐ dễ bị lợi dụng là: hình thức cho thêu để trốn nghĩa vụ với NLĐ. Vd : nhiều D/N tại địa phương A đã cho thuê lao động sang làm việc tai các đơn vị khác tại địa phương B. Thế nhưng lại nảy sinh chuyện chủ D/N không vừa ý hay muốn đuổi việc lao động nào thì sẽ cho thuê, điều động đi thật xa để người đó gặp khó khăn như mỗi lần lãnh lương phải vượt quãng đường xa về công ty, tiền lương không được bao nhiêu nhưng lại tốn chi phí đi lại…Khi NLĐ không có điều kiện làm việc sẽ phải tự ý bỏ việc . Như vậy D/N không phải trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc. Cũng như có tình trạng D/N làm ăn thua lỗ, cho thuê lại LĐ ở địa bàn xa trụ sở chính, đến khi NLĐ trở về công ty cũ thì mới hay công ty đã giải

thể, ban giám đốc biến mất.Đến lúc đó, NLĐ muốn đòi trợ cấp mất việc cũng không biết đâu mà đòi.

Thêm vào đó tình trạng D/N không đóng bảo hiểm cho NLĐ, không đảm bảo các chế độ nghỉ phép, thai sản, tiền thưởng cho NLĐ, D/N hạn chế tuyển dụng nữ vì lo chế độ thai sản là khá phổ biến.

 Theo tôi, nguyên nhân chính là do NSDLĐ cố tình lợi dụng kẻ hở của pháp luật. Nắm được tâm lý của NLĐ là muốn có việc làm, nhiều D/N lờ đi việc ký HĐLĐ hoặc kéo dài thời gian thử việc. Trong trường hợp phải bắt buộc ký hợp đồng lao động , họ tìm cách ghi trong văn bản số lương tối thiểu. Hơn nữa lực lượng thanh tra, kiểm tra giám sát những vấn đề này còn rất mỏng, chế tài xử lý các hành vi VPPLLĐ còn thiếu về nội dung và nhẹ về trách nhiệm đối với người vi phạm nên dã tạo điều kiện cho nhiều D/N lợi dụng ke hở của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm trong thời gian dài, phổ biến và phức tạp. Công đoàn của một số đơn vị còn non yếu, hay là phớt lờ đi , nhiều khi là sợ bị “trù dập” của những ông chủ..chính những sơ hở này đã giúp cho một số đối tượng SDLĐ chuộc lợi một cách bất chính và làm thiệt hại không nhỏ lợi ích của NLĐ.

2. Đối với NSDLĐ:

Bên cạnh đó khi xem xét một vấn đề chúng ta phải xét với nhiều góc độ. Tuy người thiệt thòi đa số là NLĐ, nhưng cũng có rất nhiều NSDLĐ bị thiệt thòi. Trong thời kinh tế khó khăn, DN đang phải chống đỡ nhiều áp lực: thị trường hành hóa, thị trường tài chính..Chi phí tốn kém hơn, dn buộc phải thu hẹp kinh doanh. Hóc búa ở chỗ, tuy giảm quy mô kinh doanh nhưng không dễ gì giảm được LĐ. DN vẫn phải trả đủ lương để nuôi quân, nhất là lao động được trả lương theo thời gian. Một khó khăn nữa là: mặc dù pháp luật lao đọng hiện nay có quy định NSDLĐ có quyền đơn phương chám dứt hợp đồng lao động với người lao động theo điều 38 điểm 1 khoản c ,nhưng phải là lý do bất khả kháng mới có thể giảm chỗ làm việc,chứ chưa cho phép sa thải NLĐ khi khong có nhu cầu sử dụng, mà chỉ có hình thức “sa thải” do bị kỉ luật. Vì thế mới dẫn đến trường hợp nhiều DN rất sợ việc sa thải lao động, vì

mặc dù đã thích đáng về nội dung nhưng chỉ cần sơ sảy về thủ tục thì cũng trở thành sa thải bất hợp pháp.

Ngày 30/9/2014 tại Hội trường Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Công đoàn Công thương Việt Nam đã tổ chức tọa đàm về “Bộ luật Lao động, Luật công đoàn năm 2012 sau 1 năm thực hiện – Vấn đề lao động và vai trò công đoàn trong Hiệp định Thương mại tự do” khu vực phía bắc nhằm tổng kết đánh giá công tác thực hiện luật Lao động và luật Công đoàn, thu thập ý kiến vướng mắc của các đơn vị cơ sở sau 1 năm Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành, đồng thời phổ biến, nâng cao nhận thực của các đơn vị cơ sở về vai trò của Công đoàn trong tiến trình Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế.

Đến dự và chỉ đạo Tọa đàm có đồng chí Lý Quốc Hùng, Chủ tịch CĐCT Việt Nam; đồng chí Nguyễn Xuân Thái, Phó Chủ tịch CĐCTVN. Tham gia tọa đàm có đại diện Ban quan Hệ Lao động Tổng liên đoàn và Đại diện Vụ chính sách Đa biên Bộ Công thương và hơn 70 đại biểu đến từ các đơn vị trong ngành Công thương Việt Nam.

Qua một năm thực hiện Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn:

Về sử dụng lao động toàn ngành hiện có 3.408 lao động không có việc làm, theo đó nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế khó khăn tác động trực tiếp đến người lao động, đặc biệt là công nhân sản xuất theo các mặt hàng theo nhu cầu thị trường tạo nên tình trạng thiếu việc làm.

Về thực hiện ký hợp đồng lao động năm 2013 đã có 173.684 người ký hợp đồng lao động chiếm 98,3%, trong đó: hợp đồng không xác định thời hạn là 68.322 người, chiếm 38,6%; hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng đến 36 tháng là 72.390 người, chiếm 40,7%; hợp đồng lao động dưới 12 tháng 32.037 người, chiếm 18,1%; số lao động chưa ký hợp đồng lao động là 4.062 người, chiếm 0,9%. Còn lại là đối tượng ký hợp đồng dưới dạng thời vụ hiện đang thiếu việc làm và các đối tượng không phải ký hợp đồng lao động 1.271 người chiếm 1,7%. Hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và

người sử dụng lao động đều đảm bảo theo quy định của Bộ Luật lao động về đối tượng, hình thức, nội dung của hợp đồng lao động theo mẫu hướng dẫn của Bộ Lao động- TB&XH.

Về Tiền lương, thu nhập bình quân của các doanh nghiệp là 6.022.922 đồng/người/tháng, trong đó: các doanh nghiệp nhà nước có thu nhập 5.241.533 đồng/người/tháng; các doanh nghiệp dân doanh có thu nhập 6.870.602 đồng/người/tháng. Một số đơn vị luôn đảm bảo mức tiền lương và thu nhập cao hơn so với mặc bằng toàn ngành. Nhìn chung, các doanh nghiệp trong ngành đã thực hiện thanh toán tiền lương đầy đủ cho người lao động, không để nợ lương; đồng thời xây dựng kế hoạch tiền thưởng cuối năm mức thưởng là từ 50.000 đồng đối với người lao động làm đủ 1 tháng, bình quân 2.800.000 đồng đối với người lao động làm đủ 12 tháng trở lên. Việc nâng bậc lương hàng năm cho người lao động được các doanh nghiệp thực hiện theo Quy chế nâng bậc lương của doanh nghiệp, hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết.

Về bảo hiểm xã hội, nhìn chung các đơn vị trong toàn ngành đều chấp hành các quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Các chế độ bảo hiểm xã hội như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện thanh toán kịp thời, tình trạng nợ đọng bảo hiểm hàng năm không xảy ra.

Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tùy theo điều kiện sản xuất kinh doanh và tính chất nghề mà doanh nghiệp bố trí thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý.

Đối với việc xây dựng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, các đơn vị cơ sở đều đã triểu khai thực hiện xây dựng và đăng ký thỏa ước lao động tập thể. Việc ký kết thỏa ước lao động tập thể đảm bảo trình tự thủ tục, có biên bản lấy ý kiến tập thể người lao động. Nội dung thỏa ước lao động tập thể đã quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động về: việc làm, bảo đảm việc làm; hợp đồng lao động, thời giờ làm việc,

thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, BHXH…Tuy nhiên, cũng còn một số doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tác dụng của việc ký kết thỏa ước lao động tập thể nên đến nay chưa xây dựng được thỏa ước hoặc xây dưng thỏa ước nhưng chưa ký kết được.

Việc áp dụng chính sách đối với lao động nữ, nhiều doanh nghiệp có đông lao động nữ đặc biệt là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực da-giầy rong quá trình thực hiện Bộ luật Lao động nhìn chung các doanh nghiệp đã đảm bảo cho lao động nữ có đủ việc làm, đời sống ổn định, được bố trí làm việc ở những vị trí phù hợp với ngành nghề, sức khỏe của phụ nữ.

Tuy vậy vẫn còn một số những hạn chế, một số doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về Pháp luật lao động, chưa chấp hành đầy đủ những quy định của Pháp luật Lao động đối với người lao động, chưa quan tâm nâng cao tiền lương, đời sống và lợi ích khác của người lao động. Chưa quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, phổ biến Pháp luật lao động và các quy định của doanh nghiệp trong nội quy lao động, nội quy an toàn lao động, thỏa ước lao động tập thể, thang tương bảng lương đến người lao động. Cán bộ làm công tác về chính sách pháp luật còn nhiều hạn chế. Người lao động còn thiếu hiểu biết về Pháp luật lao động, nên ý thức chấp hành kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp còn chưa cao.

Tại tọa đàm các đại biểu đã đưa ra một số vướng mắc và kiến nghị sửa đổi chế độ chính sách như sự khác biệt giữa mức đóng bảo hiểm xã hội và mức áp dụng chi trả bảo hiểm xã hội trên thực tế hiện nay; vấn đề tổ chức hội nghị người lao động tại các doanh nghiệp, cũng như việc xây dựng và áp dụng thỏa ước lao động tập thể, quy chế dân chủ tại cơ sở; vai trò và sự ảnh hưởng của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động tại các doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp tư nhân.

Một phần của tài liệu VẤN đề THỰC HIỆN và CHẤM dứt hợp ĐỒNG LAO ĐỘNG (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w