CÔNG TÁC LẮP RÁP VÁN KHUÔN TRƯỢT

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THI CÔNG VÁN KHUÔN TRƯỢT (Trang 25 - 29)

Một trong các đạc điểm của thi công ván khuôn trượt là lắp ghép ván khuôn chính xác một lần, giữ nguyên một mạch cho đến khi thi công xong. Nói chung không thay đổi giữa chừng. Vì thế công tác lắp cấu kiện cơ bản ván khuôn trượt phải rất cẩn thận, tỉ mỉ, chặt chẽ, tiến hành theo đúng yêu cầu thiết kế và các quy định kỹ thuật có liên quan. Nếu không sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong thi công, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

1. Công tác chuẩn bị

- Công tác lắp các cấu kiện cơ bản của ván khuôn trượt phải được tiến hành trên sàn (nền) nhà khi bêtông đã đạt được cường độ cho phép. Đất móng đã được đắp, san phẳng và đầm chặt;

- Trước lúc lắp ráp, phải dọn sạch hiện trường, bố trí đường đi lại vận chuyển và đường cung cấp điện, nước, nắn thẳng cốt thép, dọn vệ sinh sạch sẽ nhất là tại chân cốt thép. Sau đó bố trí ván khuôn, các thiết bị đi kèm theo bản vẽ, đồng thời bố trí các cọc trung tâm, cọc khống chế quan trắc sạ số đường trục và thẳng đứng cùng một số mốc nhất định để kiểm tra độ cao. Ngoài ra, để tiện cho các thao tác, đối với cốt thép đường kính lớn của cột cần được buộc chắc chắn từng đoạn trước lúc lắp ghép ván khuôn; đối với thép đường kính nhỏ của tường, có thể đợi đến lúc ghép xong ván khuôn một bên mới tiến hành buộc.

- Chuẩn bị sẵn máy kinh vĩ (hoặc máy kinh vĩ Lade), máy thủy bình, dây dọi, thước bọt, mia cao đạc, thước kiểm tra độ nghiêng ván khuôn, thiết bị hàn điện, hàn hơi, khoan tay điện, máy mài cầm tay, palăng xích và một số công cụ khác…

- Cấu kiện kim loại như: ván khuôn thép, ván khuôn vây, giá nâng, giàn mắt cáo, thanh chống, bulông liên kết v.v.. .cần phải cạo gỉ, bôi dầu trước lúc lắp ráp;

- Lắp ghép ván khuôn phải được tiến hành dưới sự chỉ huy thống nhất, mỗi đợt cần có người chuyên trách. Trước lúc lắp ghép cần tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng, quy cách một cách tỷ mỷ cẩn thận và ghi số theo thứ tự, sắp xếp đúng chỗ, chuẩn bị sử dụng. Khi cần thiết phải thí điểm lắp thử một số bộ phận.

2. Trình tự lắp ghép

Trình tự lắp ghép ván khuôn trượt như sau:

- Dựng sàn lắp ghép tạm thời, lắp ghép cẩu tháp, máy tời cùng các công cụ vận chuyển thẳng đứng khác. Nếu xác định lợi dụng sàn thao tác để lắp đặt thiết bị vận chuyển thẳng đứng, thì phải tiến hành sau khi đã lắp ghép xong sàn thao tác;

- Lắp ráp giá nâng;

- Lắp ráp khuôn vây (trước tiên lắp khuôn vây trong, sau đó lắp khuôn vây ngoài) cùng ván khuôn một bên phía trong;

- Buộc cốt thép một đoạn thân tường; lắp ghép phía còn lại của ván khuôn trong cùng với ván khuôn ngoài;

- Lắp ghép giàn mắt cáo (dầm), hệ thanh chống, tấm lát của sàn thao tác; - Lắp ghép giàn giáo tam giác đua ra ngoài, lan can và rải tấm lát;

- Lắp ráp kích và thiết bị thúy lực, tiến hành chạy thử máy không tải cùng việc gia áp đổi đường dầu để trục xuất không khí;

- Khi ván khuôn trượt đến một độ cao thích hợp (khoảng 3m) lắp ghép giàn giáo treo trong và treo ngoài (nếu là giàn giáo kiểu dây xích có thể lắp ráp trước lúc trượt).

Sau khi trượt hết chiều cao của công trình người ta cho hệ ván khuôn trượt cao hơn của công trình độ 0,5 – 0,6m; sau đó thì tháo dần các bộ phận ra nhờ một cần cẩu.

Dùng ván khuôn trượt bằng gỗ có thể luân chuyển được 10-12 lần cho các công trình cùng loại. Nếu cũng bộ ván khuôn này mà làm bằng kim loại có thể tăng độ luân chuyển lên đến 100 – 120 lần.

3. Yêu cầu lắp ghép

Lắp ghép ván khuôn cần phù hợp quy định sau:

- Ván khuôn được lắp ghép tốt cần có miệng trên nhỏ, miệng dưới to, độ nghiêng của một mặt nên bằng 0,2-0,5% chiều cao của ván khuôn;

- Khoảng cách thực tế ở vị trí chiều cao ván khuôn cần rộng bằng mặt cắt kết cấu. Chỉnh độ nghiêng của ván khuôn có thể dùng hai phương pháp sau:

+ Phương pháp thay đổi khoảng cách khuôn vây: Khi chế tạo và lắp ráp khuôn vây, làm cho cự ly giữa khuôn vây trong và ngoài của phía dưới lớn hơn cự ly giữa khuôn vây trong và ngoài của phía trên. Như vậy sau khi lắp ghép ván khuôn xong, độ nghiêng mong muốn sẽ hình thành;

+ Phương pháp thay đổi chiều dày ván khuôn: Khi chế tạo ván khuôn, cho cạnh đứng của thép góc nằm sau lưng ván khuôn quay xuống dưới làm cho ván khuôn vây phía trên chống hẳn lên cạnh đứng

của thép góc nằm ngang, còn khuôn vây phía dưới lại chống lên ván khuôn hình, lúc ấy ở vị trí khuôn vây trên dưới hình thành một độ nghiêng bằng bề dày cạnh đứng của thép góc nằm ngang sau lưng ván khuôn. Nếu không đủ độ dày có thể đệm thêm miếng đệm hoặc mẩu thép. Khi dùng

phương pháp này, khuôn vây trên và dưới mỗi bên vẫn đảm bảo thẳng đứng.

Sơ đồ độ nghiêng của ván khuôn

a) Phương pháp thay đổi khoảng cách khuôn vây b) Phương pháp thay đổi bề rộng ván khuôn

4. Tiêu chuẩn chất lượng lắp ghép ván khuôn trượt.

Sau khi hoàn tất việc lắp ghép ván khuôn trượt, sử dụng bảng dưới tiến hành kiểm tra cẩn thận tiêu chuẩn chất lượng , kịp thời sửa lại và ghi chép nhật ký công trình.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THI CÔNG VÁN KHUÔN TRƯỢT (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w