Annten onboard có trở kháng 50Ω trong khi trở kháng nguồn được nhà sản xuất cung cấp là 15 + j88. Như vậy không thể gắn trực tiếp antenna vào chip mà phải phối hợp trở kháng.
Hình phối hợp trở kháng antenna cho module.
Phương pháp phối hợp trở kháng ở hình trên là phương pháp dùng mạch điện tập trung gồm các linh kiện L ( cuộn cảm ) và C ( tụ điện ).
Hình trên ta thấy trên chip có hai ngõ vào antenna tuy nhiên đây không phải là ngõ vào cho hai antenna riêng biệt mà là ngõ vào chung cho một antenna tuy nhiên tiến hiệu trên hai chân này là ngược pha nhau. Như vậy biên độ tín hiệu sẽ tăng gấp đôi. Điều này lý giải tại sao trên board chỉ có duy nhất một antenna.
2.4 Phương pháp điều chế tín hiệu trong chip nRF24L01.
Tín hiệu truyền đi trong chip được điều chế theo phương pháp GFSK (Gaussian frequency shift keying) là loại điều chế số theo tần số tín hiệu sử dụng bộ lọc Gauss. Thực chất đây là loại điều chế FSK nhưng có điểm khác nhau là GFSK sử dụng một bộ lọc Gauss cho tín hiệu trước khi qua bộ điều chế FSK. Như vậy tín hiệu sẽ được lọc trở nên mượt mà hơn và giảm độ rông phổ trước khi vào bộ FSK. Phương pháp này được sử phổ biến trong các thiết bị Bluetooth, DECT và Wavenis.
Hình sự khác nhau giữa FSK và GFSK.
Hình sau mô tả quá trình điều chế FSK.
Hình điều chế FSK.
2.5 Giải quyết xung đột trong truyền dẫn.
Chip nRF24L01 hỗ trợ chức năng chống xung đột trong quá trình truyền nhận. Quá trình xung đột sảy ra khi có hai module đồng thời phát. Để tránh hiện tương này chip RF đa hỗ trợ chức năng ACK (Auto Acknowledgement) đây là chức năng tự động báo nhận dữ liệu thành công. Như vậy sau mỗi lần truyền dữ liệu chip kiểm tra tín hiệu ACK nếu không có tín hiệu trả lời ACK thì chip biết quá trình truyền bị lỗi và thực hiện truyền lại gói tin đó.