Hàn Quốc là một trường hợp điển hình trong việc tái cơ cấu kinh tế và xử lý nợ xấu theo hướng này và vực dậy khu vực doanh nghiệp một cách nhanh chóng sau khủng hoảng 1997-98

Một phần của tài liệu Khơi thông những nút thắt thể chế để phục hồi tăng trưởng (Trang 35 - 36)

phủ điều tiết kinh tế vĩ mô, bình ổn kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, từ góc độ lý thuyết cũng như thực tiễn, những lập luận này là không có cơ sở. Về mặt lý thuyết, công cụ điều tiết vĩ mô và bình ổn kinh tế trong nền kinh tế thị trường là chính sách tiền tệ, tài khóa và cơ cấu. DNNN là một tác nhân thị trường như muôn vàn các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, chịu tác động chứ không phải là một bộ phận của các chính sách điều tiết vĩ mô. Tất nhiên sẽ có người lập luận rằng với tư cách là một bộ phận, không những thế là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, các DNNN có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, số liệu thực tế lại không chứng minh cho điều này.51 Không những thế, cái giá phải trả cho việc sử dụng DNNN làm công cụ bình ổn giá là rất lớn. Thứ nhất, DNNN chiếm vị trí độc quyền hoặc gần như độc quyền, không chịu áp lực cạnh tranh và do vậy kém hiệu quả. Thứ hai, giá cả bị bóp méo, khiến việc phân bổ nguồn lực trở nên kém hiệu quả. Không những thế, trong nhiều trường hợp, giá cả sau một thời gian bị “dồn nén” buộc phải bung ra, từ đó tạo ra nhiều cú sốc lớn trong nền kinh tế. Thứ ba, để neo giá nhằm kiềm chế lạm phát, DNNN hoặc yêu cầu Chính phủ phải trợ cấp và gánh những khoản bù lỗ khổng lồ hoặc chuyển gánh nặng sang vai doanh nghiệp khác và người tiêu dùng bằng những đợt tăng giá liên tiếp, như được minh chứng trong ngành điện lực và xăng dầu.52

Tương tự như vậy, DNNN cũng không giúp bảo đảm an sinh xã hội như kỳ vọng của Chính phủ. Một mặt, với việc mở rộng đầu tư quá gấp gáp nhưng lại kém hiệu quả, DNNN là một nguyên nhân quan trọng của việc CPI tăng tới 72% trong giai đoạn 2008-2011, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của đại bộ phận người dân, đặc biệt là dân nghèo. Mặt khác, lao động trong khu vực DNNN không những không tăng mà còn giảm, trong khi việc làm mới là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo an sinh xã hội.

Không chỉ không đáp ứng được kỳ vọng của Chính phủ, các DNNN còn gây ra sự chèn lấn đối với các công ty hoạt động hiệu quả và năng động hơn. Tuy nhiên, khi các DNNN tăng quy mô và phạm vi hoạt động thì họ đã thất bại trong việc tạo ra công ăn việc làm, xuất khẩu ròng, nguồn thu thuế hoặc GDP tương xứng với quy mô trợ cấp và đầu tư của chính phủ. Không những thế, trong một số trường hợp – chẳng hạn như sự sụp đổ của Vinashin – kết quả kém cỏi đã buộc ngân sách quốc gia phải chịu một gánh nặng rất lớn.

Buộc các DNNN phải cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Kinh nghiệm

thế giới (ví dụ như ở Hàn Quốc và Trung Quốc) và Việt Nam (ví dụ trường hợp của Viettel và VNPT) cho thấy rằng khi phải đối diện với cạnh tranh (từ bên trong cũng như bên ngoài) và khi không thể dựa dẫm một cách vô điều kiện vào nhà nước thì DNNN buộc phải cải thiện hiệu quả để tồn tại.

Vì vậy, cần loại bỏ và giảm thiểu độc quyền, trừ một số trường hợp đặc biệt trong các lĩnh vực tồn tại độc quyền tự nhiên (như cấp thoát nước, truyền tải điện, hay đường sắt quốc gia).53 Độc quyền, khi được phép tồn tại, tự nó đã triệt tiêu cơ chế thị trường, vì vậy các kỷ

Một phần của tài liệu Khơi thông những nút thắt thể chế để phục hồi tăng trưởng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)