Thực tế, mặc dù nông nghiệp Ấn Độ có sự phát triển khá đều đặn trong thời gian tiến hành cải cách nhưng đóng góp của nó trong nền kinh tế lại ngày càng ít đi. Điều này thể hiện qua các số liệu sau:
% trong tổng GDP 23.12 23 20.75 20.77 19.03 18.81 18.29 18.26 17.78 17.72 17.74 17.22
Tốc độ tăng trưởng
trong nông nghiệp -0.01 6.01 -6.6 9.05 0.18 5.14 4.16 5.8 0.09 1.04 7.03 2.76
Trong khi GDP những năm gần đây tăng trung bình trên 7 % thì tăng trưởng của ngành nông nghiệp lại có nhiều biến động , vì vậy năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp thấp, sức cạnh tranh yếu, ngoài ra có thể nói nền nông nghiệp Ấn độ rất dễ bị tổn thương … Điều đáng nói là canh tác nông nghiệp phần lớn trông chờ vào nguồn nước do mùa mưa đem lại. Mùa mưa, cũng là mùa gieo hạt và trồng cấy, thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào đầu tháng 9 hàng năm. Khi mùa mưa xê dịch, đến sớm hay muộn, luợng mưa ít thì sản xuất nông nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Mỗi khi mùa hè tới, nông dân Ấn Độ lại lo lắng thiếu mưa. Vài năm gần đây, lượng mưa cung cấp từ Ấn Độ Dương đã giảm 25% và gần một nửa số quận, huyện nông thôn công bố tình trạng hạn hán. Mùa màng thất bát, sản lượng giảm, đẩy giá cả nông sản như gạo tăng mạnh. Mất mùa dẫn tới đói kém và nợ nần được xem là một vấn đề nan giải hiện nay. Tại nhiều vùng nông thôn, đàn ông buộc phải bán cả vợ để trang trải nợ nần.
PHẦN 4 : KẾT LUẬN - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Có thể nói Việt Nam và Ấn Độ có khá nhiều điểm chung. Cả hai quốc gia đều là nước đang phát triển, có dân số đông. Đặc biệt, về nông nghiệp, cả hai quốc gia đều có những xuất phát điểm và đặc điểm về ngành gần như là giống nhau, như là: được ban tặng cho một nguồn tài nguyên đáng tự hào: đất sản xuất rộng lớn, màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp… đều có truyền thống văn hoá, lịch sử gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp - ngành chủ đạo trong nền kinh tế.
Tuy nhiên so với nông nghiệp Ấn Độ bây giờ thì nước ta lại có một khoảng cách khá xa, không thể so sánh với địa vị hiện giờ của Ấn Độ. Điều đó là không thể phủ nhận khi nhìn qua quá trình cải cách và những cuộc cách mạng mà Ấn Độ đã thực hiện đối với ngành nông nghiệp của nước mình.
Trước một đất nước thành công và đã trở thành một “hiện tượng của thế giới” về nông nghiệp như Ấn Độ thế này thì nước ta không thể không học hỏi để áp dụng vào sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp của ta. Trong giai đoạn hiện nay, với sự hội nhập rộng rãi và dễ dàng giữa các quốc gia trên thế giới thì việc học tập giữa các quốc gia không còn là vấn đề. Cụ thể, nước ta có thể học tập Ấn Độ thông qua sự hợp tác với nhau.
Trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Chế biến thực phẩm Ấn Độ, ông Sharad Pawar cho rằng, nông nghiệp là lĩnh vực chính trong nền kinh tế hai quốc gia Việt Nam và Ấn Độ. Cả hai quốc gia đều là những nền kinh tế đang phát triển rất năng động của châu Á và sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn thông qua hợp tác cùng với nhau. Hai nước cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi. Cả hai quốc gia đều mong muốn có thể đạt được giá trị và sản lượng thu hoạch cao như gạo, bắp ngô, đường, trà, cà phê, tiêu, điều và cao su. Những lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác cùng với nhau là: cây trồng công nghệ sinh học, kỹ thuật sau thu hoạch, cơ giới hóa nông thôn, và giới thiệu những loại giống mới cho sản lượng cao hơn có khả năng kháng cự lại với hạn hán và bệnh tật. Ngoài ra, nghề làm
vườn, sự cải tiến trong kỹ thuật sản xuất và trao đổi mầm nguyên sinh cũng có nhiều cơ hội hợp tác.(Theo báo Kinh tế Việt Nam VEN.vn)
Bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm và công nghệ sinh học… trong sản xuất lương thực thực phẩm, chúng ta cũng có thể học tập việc áp dụng các dịch vụ truyền thông, công nghệ thông tin để hỗ trợ, cung cấp tới người nông dân các thông tin cập nhật về hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại liên quan đến nông nghiệp như Ấn Độ đã thực hiện và cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nông nghiệp Ấn Độ: Thành tựu và bài học NGUYỄN LÊ BÁCH
Nông nghiệp Ấn Độ: Những thành tựu đáng ghi nhận Nguyễn Lê Bách
Nông dân nuôi bò sữa ở Ấn Độ hưởng lợi từ công nghệ máy tính THÙY MINH
Cách mạng Xanh là gì? Bộ Tài nguyên môi trường
Ấn Độ chủ trương tiến hành Cuộc Cách mạng Xanh lần thứ 2 Linh Chi
Ấn tượng Băng-ga-lo và cuộc “cách mạng chất xám" ở Ấn Độ ĐỖ PHÚ THỌ
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC + DANH SÁCH NHÓM
Tên MSSV Nhiệm vụ
1) Thiệu Thanh Danh 2) Hà Thị Lan 3) Vy Ngọc Hoàng Minh 4) Nguyễn Bích Ngọc 5) Nguyễn Văn Vũ K104010010 K104010041 K104010051 K104010056 K104010099
Khái quát - Sự phát triển kinh tế Ấn Độ Cải cách kinh tế Ấn Độ
Kết luận – Bài học kinh nghiệm Tổng hợp