Đặc điểm của phương pháp này là áp dụng với nhữngsản phẩm có quy trình công nghệphức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ theo đơnđặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế của khách hàng. Phương pháp này có chu kỳ sản xuất dài và riêng rẻnênđối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn vị phân xưởng và từng đơn đạt hàng được sản xuất ở phân xưởng đó. Còn đối tượng tính giá thành là thành phẩm của từng đơnđặt hàng, kỳ tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này phù hợp với chu kỳ sản xuất.
Khi mỗi đơnđặt hàng được đưa vào sản xuất thì kế toán phải mở ngay bảng tính giá thành theo đơn đó, cuối tháng căn cứ vào chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp trong sổ kế toán để ghi sang bảng tíng giá thành có liên quan. Đến khi nhận được chứng từ xác nhận đơnđặt hàng đã hoàn thành thì kế toán giá thành sẽ cộng số liệu ở bảng tính giá thành liên quanđể tính tổng giá thành và giáthànhđơn vị cho đơnđặt hàng đó.
Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp
Chi phí chế biến giai đoạn 2
Giá thành bán thành phẩm 1
Giá thành bán thành phẩm GĐ1
Chi phí chế biến giai đoạn 2
Giá thành bán thành phẩm 1
Giá thành bán thành phẩm GĐn
Chi phí chế biến giai đoạn n
Giá thành thành phẩm GĐn
+ + +
Giaiđoạn 1 Giaiđoạn 2 Giaiđoạn n
Chi phí sản xuất phát sinhở giai đoạn 1 Chi phí sản xuất phát sinhở giai đoạn 2 Chi phí sản xuất phát sinhở giai đoạn n CPSX của giai đoạn 1 trong thành phẩm CPSX của giai đoạn 2 trong thành phẩm CPSX của giai đoạn n trong thành phẩm Giá thành thực tế thành phẩm
2.7.7.Phương phápđịnh mức :
Phương pháp nàyđược áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định và đã xây dựng được hệ thống các định mức kinh tế - kỹ thuật tiên tiến và hợp lý.
Trên cơsở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tưhiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại: theo định mức, chênh lệch thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Giá thành định mức Giá thành thực tế ± Chênh lệch do thayđổi định mức = Chênh lệch do thoát ly định mức ±
Chương 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ANGIMEX
3.1.Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngày 23 tháng 7 năm 1976, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 73/QĐ-76, do Chủ tịch tỉnh Trần Tấn Thời ký, thành lập Công ty Ngoại thương An Giang. Tháng 9/1976, Công ty chính thức đi vào hoạt động, trụ sở đặt tại Châu Đốc.
- Năm 1979: Đổi tên thành Công ty Liên hợp xuất khẩu tỉnh An Giang, trụ sở tại thị xã Long Xuyên.
- Năm 1988: Công ty tiếp tục đổi tên thành Liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang.
- Năm 1991: Thành lập Công ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU. - Năm 1992:Đổi tên thành Công ty XuấtNhập Khẩu An Giang.
- Năm 1998: Được Bộ Thương Mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Thành lập đại lý ủy nhiệm đầu tiên của hãng Honda.
- Năm 2004: Thành lập Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin NIIT – ANGIMEX.
- Năm 2005:Đón nhận chứng chỉ ISO 9001 – 2000. Khai trươngđại lý điện thoại S-Fone – ANGIMEX.
- Năm 2007:Được bình chọn 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. - Năm 2008: Chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Tên doanh nghiệp chính thức hiện nay là: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG.
- Tên giao dịch quốc tế: AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANY. - Tên viết tắt: ANGIMEX.
- Biểu tượng (logo) của công ty:
Trụ sở chính: Số 1, đường Ngô Gia Tự, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- Điện thoại: 84.76.841548 – 841048 – 841286 Fax: 84.76.843239. - E-mail: rice@angimex.com.vn
- Website: www.angimex.com.vn - Mã số thuế: 1600230737-1.
- Lĩnh vực hoạt động: tổ chức thu mua, chế biến lúa gạo tiêu thụ nội địa, cung ứng, xuất khẩu trực tiếp. Ngoài ra, ANGIMEX còn kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, điện máy, thực phẩm công nghệ, …
- Là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín các năm: 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009. Tổng số vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập là 58,285,000,000 VNĐ (năm mươi tám tỉ hai trăm tám mươi lăm triệu đồng), được chia thành 5,828,500 cổ phần bằng nhau. Mệnh giá mỗi cổ phần là 10,000 VNĐ(mười ngàn đồng).
Cơcấu vốn của côngty phân theo sở hữu tại thời điểm thành lập nhưsau:
Bảng3.1: Cơcấu vốn của công ty Angimex phân theo sở hữu
(Nguồn: báo cáo thường niên 2010)
3.2.Cơcấu tổ chức
(Nguồn: báo cáo thường niên 2010) Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơcấu tổ chức của công ty Angimex
Cổ đông Giá trị cổ phần
(theo mệnh giá) Tỉ lệ/vốn điều lệ Số lượng cổ phần
Nhà nước 17,088,500,000 29,32% 1,708,850 Người lao động trong Công ty
mua theo giáưuđãi 4,991,000,000 8,56% 499,100 Nhàđầu tưchiến lược 8,120,000,000 13,93% 812,000 Cổ đông khác 28,085,500,000 48,19% 2,808,550 Tổng cộng 58,285,000,000 100% 5,828,500 Phòng nhân sự Phòng tài chính kế toán Ban quảnlý dự án Bộ phận quan hệ cộng đồng Phòng phát triển chiến lược
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giámđốc Chi nhánh tp HCM Trung tâm kinh doanh tổng hợp Phòng hành chính pháp lý Bộ phận công nghệ thông tin Ngành lương thực Phòng bán hàng Phòngđiều hành kế hoạch chiến lược Chi nhánh lương thực Long Xuyên Chi nhánh lương thực Thoại Sơn
Xí nghiệp sản xuất kinh
doanh gạo an toàn
Trung tâm kinh doanh Honda Cửa hàng honda Angimex 1 Cửa hàng honda Angimex 2 Trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban, chi nhánh và trung tâm
- Hội đồng quản trịlà cơquan cóđầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty. Bên cạnh đó, hội đồng quản trị phải báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông thường niên về hoạt động của mình. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản và tổ chức thực hiện.
- Ban kiểm soát là những người thay mặt cổ đông thực hiện việc giám sát hội đồng quản trị, tổng giám đốc trong việc điều hành và quản lý công ty. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định các báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo đánh giá công tác quản lý của hội đồng quản trị; trình báo cáo thẩm định, báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên hay khi có yêu cầu.
- Tổng giám đốclà người được hội đồng quản trị bầu ra, trực tiếp quản lý, điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Tổng giám đốc có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các chức danh quản lý khác của công ty trừ các chức danh do hội đồng quản trị phê chuẩn.
- Phó Tổng giám đốc cũng là người được hội đồng quản trị bổ nhiệm, trực thuộc
dưới quyền và là người cộng tác, hỗ trợ với tổng giám đốc phụ trách từng bộ phận, phòng banđể hoàn thành những kế hoạch, nhiệm vụ đề ra.
- Ngoài các bộ phận trên thì Angimex còn có các giám đốc chi nhánh cho từng ngành hàng kinh doanh, chịu trách nhiệm quản lý bộ phận, ngành hàng của mình và báo cáo về trụ sở chính.
- Tại trụ sở chính, công ty có các phòng ban:
+ Phòng nhân sự: trực thuộc tổng giám đốc, dựa trên chiến lược sản xuất kinh doanh chung của công ty, hoạch định và tìm kiếm, tuyển dụng nguồn nhân lực đápứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Xây dựng hệ thống lương, chính sách phúc lợi cho nhân viên. Quản lý hoạt động đào tạo và đề xuất các chính sách phát triển nhân viên về trình độ lẫn thể chất. Bên cạnh đó, phòng nhân sự còn đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên và quản lý hệ thống ISO.
+ Phòng hành chánh: trực thuộc phó tổng giám đốc, có chức năng quản lý văn phòng công ty, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp, phục vụ hậu cần cho toàn công ty, quản lý công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, các hợp đồng bảo hiểm toàn công ty, quản lý công tác vận chuyển, đội xe, các vấn đề pháp lý, văn thư, chuẩn bị các thủ tục phục vụ các cuộc họp của công ty.
+Phòng tài chính kế toán: trực thuộc tổng giám đốc, tổ chức công tác hạch toán kế toán và đóng thuế theo quy định của pháp luật và chính sách nhà nước. Bên cạnh đó, phòng còn thực hiện tham mưu,đề xuất và quản lý việcsử dụng vốn hiệu quả, xây dựng và đề xuất các quy định về quản lý tài chính, lập các báo cáo tài chính theo quy định, quản lý sổ cổ đông.
+Phòng phát triển chiến lược: trực thuộc tổng giám đốc. Phòng phát triển chiến lược có chức năng tham mưu vàđề xuấtchiến lược kinh doanh, ý tưởng kinh doanh, dự báo các rủi ro có liên quan đến hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, phòng còn xây
dựng, tổng hợp kế hoạch kinh doanh, thực hiện các dự án chiến lược của công ty. Tham gia xây dựng các quy trình, quy chế sản xuất kinh doanh nhằm cải tiến hệ thống quản trị công ty. Ngoài ra, phòng có nhiệm vụ quản trị thương hiệu Angimex, hệ thống thông tin, trang web, máy tính toàn công ty.
+ Phòng bán hàng: trực thuộc giám đốc ngành lương thực, có chức năng xuất khẩu, và kinh doanh các mặt hàng lương thực nội địa, quản lý, chăm sóc khách hàng. Lập bộ chứng từ hàng xuất và theo dõi thanh toán, thuê tàu vận chuyển hàng đến cảng theo hợp đồng.
+Ban quản lý dự án: bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích và đưa các dự án vàothực tế. Đánh giá tiến độ, kết quả thực tiễn của dự án.
+Bộ phận công nghệ thông tin: có nhiệm vụ quản lý các thiết bị công nghệ thông tin của công ty, bảo trì và sửa chữa hệ thống mạng, máy tính khi có sự cố bất thường.
+Bộ phận quan hệ cộng đồng:chủ yếu là đảm nhận các hoạt động PR cho công ty, nâng cao vị thế của công ty trên thương trường.
- Công ty còn có các chi nhánh như:
+Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh:có nhiệm vụ tìm kiếm bạn hàng nước ngoài, phát triển thị trường quốc tế.
+Chi nhánh vùng nguyên liệu:có nhiệm vụ tìm kiếm, mở rộng vùng nguyên liệu cho công ty,đảm bảo ổn định lâu dài cho đầu vào của công ty.
+ Chi nhánh kinh doanh gạo an toàn: chủ yếu tập trung vào người tiêu dùng nội địa, kinh doanh các mặt hàng chất lượng, an toàn đối với người tiêu dùng Việt Nam.
+Chi nhánh lương thựcLong Xuyên, chi nhánh lương thực Thoại Sơn: Nhiệm vụ của chi nhánh là lập kế hoạch thu mua, chế biến đúng theo quy định của công ty. Bên cạnh đó, chi nhánh sẽ cung cấp nhanh các thông tin về diễn biến của gạo và phụ phẩm hàng ngày theo quy định của công ty. Thực hiện cải tiến thiết bị, quản trị chi phí sản xuất để có giá thành hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty.
+Trung tâm kinh doanh Honda: Thực hiện lập kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động kinh doanh ngành hàng Honda theo quy chế, kế hoạch của công ty.
+ Trung tâm kinh doanh tổng hợp: lập kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động kinh doanh các ngành hàng. Đề xuất việc kinh doanh các loại hàng trên cơsở phân tích tình hình thị trường.
Tóm lại, về cơ cấu tổ chức của Angimex tuy có phức tạp, khó tập trung quản lý và truyền tải thông tin, nhưng vì Angimex hoạt động nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hàng nên việc quản lý theo từng bộ phận nhưvậy sẽ tạo được tính chuyên môn hóa, rèn luyện cho nhân viên nhiều kỹ năng chuyên môn.
Tổ chức bộ máy kế toán công ty:
Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, công ty sử dụng phần mềmkế toán online, các chi nhánh sẽ hạch toán chứng từ khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sau đó văn phòng công ty thực hiện việc ghi sổ tổng hợp, lập báo cáo, phân tích báo cáo tài chính. Phòng kế toán tài chính của công ty cũng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đônđốc công tác kế toán ở các phân xưởng, chi nhánh để công việc được tiến hành một cách hợp lý,đúng quyđịnh.
Sơ đồ tổ chức phòng tài chính kế toán theo mô hình sau:
(Nguồn: phòng tài chính kế toán) Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán
Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng: là người phụ trách, và chỉ đạo chung cho hoạt động của cả phòng, đồng thời đưa ra ý kiếnhoạt động kinh doanh, kiểm tra đôn đốc công tác hạch toán và chịu trách nhiệm chung về tình hình tài chính kế toán của công ty.
Phó phòng 1: chuyên quản đơn vị trực thuộc và kỹ thuật chương trình kế toán: chịu trách nhiệm về tình hình tài chính kế toán tại các đơn vị trực thuộc, đảm bảo chương trình kế toán chạy ổn định.
Phó phòng 2: phụ trách kế toán tài chính và chi tiêu nội bộ văn phòng công ty: chịu trách nhiệm tình hình hạch toán kế toán kế toán công ty, quản lý chi tiêu nội bộ văn phòng công ty và cácđơn vị trực thuộc.
Kế toán chuyên quản chi nhánh: kiểm tra tình hình kế toán tài chính tại chi nhánh Kế toán chuyên quản trung tâm: kiểm tra tình hình tài chính kế toán tại các trung tâm.
Kế toán tổng hợp: phụ trách lập báo cáo tài chính công ty
Kế toán ngân hàng: lập chứng từ, theo dõi hạch toán tài khoản tiền gửi ngân hàng, tiền vay.
Trưởng phòng tài chính
kế toán Thủ quỹ
Phó phòng 1: Chuyên quản đơn vị trực thuộc và quản lý
chương trình kế toán
Kế toán tổng hợp Kế toán chuyên quản
chi nhánh Kế toán chuyên quản
trung tâm Kế toán tiền mặt Kế toán ngân hàng Kế toán Tài sản cố định, công cụ dụng cụ Kế toán thuế, hàng hóa, văn phòng Cty Kế toán công nợ Phó phòng 2: Kế toán tài chính
Kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ: theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định, công cụ dụng cụ.
Kế toán thuế, hàng hóa, văn phòng công ty: theo dõi tình hình phải nộp ngân sách nhà nước, theo dõi kho hàng hóa công ty.
Kế toán công nợ: theo dõi tình hình phải thu, phải trả khách hàng.
Kế toán tiền mặt: theo dõi tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt văn phòng công ty.
Chế độ kế toán áp dụng
Công ty hiện đang áp dụng hình thức kế toán là Nhật ký chung.
Hệ thống tài khoản: công ty tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán, chế độ sổ sách kế chế độ chứng từ kế toán theo luật kế toán Việt Nam và theo quy định số