Giải pháp cho vấn đề phát hành tráiphiếu quốc tế trong giai đoạn hiện nay:

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận trái phiếu quốc tế của chính phủ việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)

đoạn hiện nay:

Từ những phân tích trên chúng ta thấy rằng hình thức huy động vốn lên thị trường quốc tế là một kênh huy động tiềm năng nhưng chúng ta phải biết tận dụng hình thức huy động này một cách hủy quả. Vậy khi nào là Việt nam nên phát hành và phát hành ra sao là vấn đề cần phải xác định rõ ràng và đúng đắn. Sau đây là một số kiến nghị cho những vấn đề trên:

4.2.1. Xây dựng hệ thống tín nhiệm riêng cảu Việt Nam theo chuẩn quốc tế:

Thị trường trái phiếu quốc tế không chỉ dành riêng cho Chính phủ các quốc gia mà đối với các doanh nghiệp đủ tiềm lực thì đây cũng là một nguồn huy động vốn rất tốt,giúp các doanh nghiệp tự mình phát hành tráiphiếu ra thị trường vốn quốc tế. Tuy nhiên, cái khó mà các doanh nghiệp gặp phải là quốc tế biết quá ít về các doanh nghiệp Việt Nam và công tác thống kê của Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế dẫn đến những thông tin sai lệch như đã đề cập ở trên. Khi các nhà đầu tư cânnhắc có nên đầu tư vào một công ty nào đó thì họ thường tham khảo thêm các thông tin của các công ty xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới. Nhiệm vụ của các công ty này là thu thập, phân tích và làm rõ các chỉ số cũng như tình hình kinh doanh của các công ty để từ đó làm căn cứ xếp hạng tín nhiệm công ty theo các tiêu chí của mình.

Nếu một công ty có được một mức xếp hạng tín nhiệm cao thì họ sẽ gặp rất nhiều thuận lợi khi phát hành trái phiếu như: nhận được sự quan tâm tin tưởng của các nhà đầu tư cho nên mức lãi suất mà họ phải trả cho việc huy động vốn cũng sẽ thấp hơn.

Ngược lại, với một mức xếp hạng thấp hoặc bị các tổ chức xếp hạng đánh giá là “ không có khả năng trả nợ” thì con đường phát hành trái phiếu đã trở nên chông gai hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, chi phí cho việc mời một công ty về đánh giá xếp hạng tín nhiệm không hề rẻ chút nào và việc các công ty xếp hạng đều là công ty nước ngoài sẽ khiến họ mất nhiều thời gian để tìm hiểu và nắm rõ các quy luật trong nền kinh tế Việt Nam. Theo tình hình hiện tại do hệ thống pháp lý của Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện, các công bố thông báo chưa

được công khai hoàn toàn, số liệu chưa đồng bộ nên việc xếp hạng sẽ gặp khó khăn có thể dẫn đến mức xếp hạng tín nhiệm thấp gây bất lợi cho trái phiếu quốc tế về giá và lãi suất khi phát hành. Nên chăng tự thân các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cùng nhau thành lập một Trung tâm xếp hạng tín nhiệm riêng dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trung tâm này sẽ là một đơn vị ngoài quốc doanh, chuyên thu thập các dữ liệu, thông tin về thị trường cũng như các doanh nghiệp. Ưu điểm của trung tâm này là đây là một đơn vị độc lập, không chịu sự chi phối của Nhà nước hay tư nhân và hoạt động dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch và nắm rõ thị trường Việt Nam. Họ là nơi thống kê, phân tích và tổng hợp các số liệu đó và sẽ bán lại cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, dựa vào các tiêu chí mà các công ty xếp hạng tín nhiệm trên thế giới thường áp dụng, các công ty này cũng sẽ xây dựng một danh mục xếp hạng tín nhiệm các công ty. Danh mục này sẽ rất cần thiết cho bản thân các công ty để họ có thể điều chỉnh, khắc phục những khó khăn, sai sót để được nâng mức xếp hạng. Đối với các nhà đầu tư, danh mục này sẽ là một nguồn thông tin hữu ích cho họ trước khi bỏ tiền đầu tư.

Bên cạnh đó, phương pháp này còn hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt nam để phát triển kênh huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận trái phiếu quốc tế của chính phủ việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)