5.Lý thuyết và thực tiễn về nhận định 2.2:

Một phần của tài liệu Vấn đề phúc lợi và trợ cấp xã hội ở Việt Nam và thế giới. Thực tiễn, bài học và giải pháp cho nước ta. (Trang 27 - 32)

Để gia tăng phúc lợi xã hội,Việt Nam nên dành cho những người lao động không có việc làm (do thất nghiệp,tai nạn lao động,mất sức lao động…)những khoản trợ cấp hay tiền bồi thường ngày càng lớn.

Nhận định trên là đúng bởi:

Phúc lợi xã hội có nghĩa là mang lại lợi ích cho xã hội.Những chương trình phúc lợi xã hội là những chương trình của Chính phủ được thực hiện để trợ giúp những người cần giúp đỡ.Chúng gồm trợ cấp hưu trí,trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp

cho những người không có khả năng lao động,phụ cấp gia đình,trợ cấp tử tuất cho thân nhân của quân nhân đã chết và bảo hiểm y tế quốc gia.

PLXH,chung nhất được hiểu là một hệ thống các chính sách,các chương trình và các dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của xã hội hoặc các nhóm xã hội khác nhau về đời sống,kinh tế,văn hóa,tinh thần,giáo dục và chăm sóc sức khỏe…Các chính sách và giải pháp PLXH tập trung vào nhóm người yếu thế,nhóm người thiệt thòi trong xã hội nhiều hơn nhằm hướng tới sự công bằng xã hội.Theo từ điển bách khoa Việt Nam,PLXH là một bộ phận thu nhập quốc dân được sử dụng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội,chủ yếu được phân phối ngoài thu nhập theo lao động,phân phối lại.

Dưới giác độ kinh tế học phúc lợi,PLXH là những biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm khắc phục những “thất bại”,khiếm khuyết của thị trường.Bản chất của PLXH là làm giảm thiểu sự bất công bằng trong xã hội,đảm bảo cho các thành viên trong xã hội đều có thể thụ hưởng những cái “chung” của xã hội.Một mặt phải làm cho cái bánh của xã hội to ra;mặt khác phải “chia” cái bánh đó “hợp lý”,mục tiêu cuarPLXH là giảm bớt sự bất công bằng xã hội,mục tiêu hướng đến là một xã hội hưng thịnh và hạnh phúc cho mọi người.(A.Smith).

Trong kinh tế học phúc lợi,một vấn đề thường được đưa ra bàn luận trong PLXH là mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng.Liệu có thể đánh đổi,”hy sinh” hiệu quả (kinh tế,xã hội…) để có được công bằng xã hội hay không?Hoặc đánh đổi thì ở giới hạn nào có lợi nhất,vừa đạt được hiệu quả,vừa đảm bảo được công bằng.Trong nền kinh tế thị trường,với việc tối đa hóa lợi nhuận,các doanh nghiệp phải tính đến hiệu quả kinh tế với việc giảm thiểu các chi phí cho PLXH.Ngược lại,Chính phủ muốn xã hội ổn định,phải có các giải pháp ,chính sách để giảm bớt sự bất công trong xã hội.Hai muc tiêu này dường như là mâu thuẫn khó dung hòa.Tuy nhiên trên thực tế,kinh tế học phúc lợi đã chỉ ra rằng xã hội sẽ phát triển bền vững nếu như dung hòa được hiệu quả và công bằng.

Kinh tế học phúc lợi chỉ ra rằng,trong PLXH vai trò của Chính phủ là rất lớn và chie có Chính phủ mới điều chỉnh được những khiếm khuyết,thất bại của thị trường.Ví dụ,để phát triển kinh tế-xã hội giữa hai bờ sông Hồng cần phải xây dựng một số cầu.Nhưng vì lợi ích chung nên Chính phủ phải tổ chức xây dựng cầu (bằng nguồn vốn nhà nước).

Đối với các nhà hoạch định chính sách PLXH là làm sao tiếp cận đến sự cân bằng hai yếu tố hiệu quả và công bằng ,cái gì có thể đánh đổi được và cái gì không thể đạt được cả hai yếu tố này.Như vậy,về bản chất,PLXH không phải là sự cho không mà đó là chính sách và các giải pháp của Chính phủ,với nguồn lực còn hạn chế,phải đảm bảo đem lại lợi ích cho số đông,nhưng không vì thế mà làm tổn hại đến lợi ích của số ít;đồng thời phải tiệm cận được hai yếu tố hiệu quả và công bằng.

PLXH là một trong những “đối trọng” của tăng trưởng,là một trong những thành tố của sự phát triển.Chính sách phúc lợi xã hội hướng tới đảm bảo sự cân bằng được giữa hiệu quả và công bằng.Chính sách phúc lợi xã hội phải là động lực để tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Ở Việt Nam,trong thời gian gần đây hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng thể hiện vai trò to lớn của nó với sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội.

Thứ nhất,PLXH góp phần ổn định đời sống của người lao động.PLXH giúp khắc phục nhanh chóng được tổn thất về vật chất,nhanh chóng phục hồi sức khỏe,ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bình thường.

Thứ hai,PLXH góp phần đảm bảo an toàn,ổn định cho toàn bộ nền kinh tế,xã hội,kịp thời hỗ trợ,tạo điều kiện cho người lao động nhanh ổn định cuộc sống và sản xuất.

Thứ ba,hệ thống PLXH trong đó có bảo hiểm xã hội làm tăng mối quan hệ gắn bó giữa người lao động,người sử dụng lao động và Nhà nước.Điều đó làm cho người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc.Nhà nước vừa tham gia đóng góp,vừa điều hành hoạt động của quỹ BHXH,đảm bảo sự công bằng,bình đẳng.Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước –người sử dụng lao động-người lao động góp phần ổn định nền kinh tế-xã hội.

Thứ tư,hệ thống PLXH góp phàn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.Quỹ an sinh xã hội,trong đó có quỹ bảo hiểm xã hội là nguồn tài chính tập trung khá lớn đươc sử dụng để chi trả các chế độ cho người lao động và gia đình họ,phần “nhàn rỗi” đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ.Như vậy xét trên cả phương diện chi trả các chế độ,cũng như đầu tư tăng trưởng quỹ,hoạt động của quỹ an sinh xã hội đều góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó,PLXH góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo,góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội.

Nguồn:theo Tổng cục thống kê.

Biểu đồ sản xuất công nghiệp giai đoạn 2000-2010.

Mặc dù trong giai đoạn khủng hoảng nhưng nhờ có những chính sách phúc lợi xã hội mà sản xuất công nghiệp ở Việt nam vẫn có giá trị tăng đều qua các năm.Trong vòng 10 năm từ 2000-2010 tăng gần 600 tỷ đồng.Trong đó tăng mạnh nhất là giai đoạn 2005-2006 và 2009-2010.Sự tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Việt Nam giữ được sự ổn định trong giai đoạn từ 2003-2006.Do nền kinh tế khủng hoảng,sản xuất công nghiệp ở Việt Nam giảm mạnh từ 2007-2009.Từ 2009- 2010 sản xuất công nghiệp phục hồi và tăng mạnh.

Nguồn:theo Tổng cục Thống kê.

Biểu đồ GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000-2010.

Mặc dù trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhưng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam vẫn tăng đều qua các năm.GDP trong giai đoạn này được đánh giá là tăng trưởng khá cao so với khu vực.

Đối với nước ta,dảm bảo ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một chủ trương nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước,thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị-xã hội và phát triển bền vững của đất nước.Trong nhiều thập kỉ qua,trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội,cùng với việc không ngừng cải thiện chế độ tiền lương,tiền công và nâng cao thu nhập cho người lao động ,Đảng và Nhà nước rất quan tâm chăm lo đến an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho nhân dân.

Mười năm qua,thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 công tác đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.Hệ thống các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn thiện trên các lĩnh vực:xóa đói giảm nghèo,giải quyết việc làm,phát triển hệ thống bảo hiểm,ưu đãi người có công với đất nước,trợ giúp xã hội,mở rộng các dịch vụ xã hội công cộng,tạo điều kiện để người dân được hưởng nhiều hơn về văn hóa,y tế và giáo dục.

Đặt trọng tâm vào công tác xóa đói giảm nghèo,cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế,xã hội để nâng cao mức sống chung của nhân dân,Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách,chương trình,dự án và huy động nguồn lực để trợ giúp người nghèo,vùng nghèo vượt qua khó khăn,vươn lên thoát nghèo.Hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được quan tâm phát triển với nội dung và hình thức ngày càng phong phú.Thông qua các chính sách,chương trình phúc lợi xã hội Việt Nam đã đạt được kết quả đáng kể trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Vấn đề phúc lợi và trợ cấp xã hội ở Việt Nam và thế giới. Thực tiễn, bài học và giải pháp cho nước ta. (Trang 27 - 32)