Một số tác động xã hội khác do thiếu việc làm, có tiền từ việc bồi thường đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc thu hồi đất ảnh hưởng đến đời sống người dân tại Thành phố Thái Bình (Trang 59 - 64)

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Trên địa bàn thành phố hiện có 284,99 ha,

b. Biến động đất phi nông nghiệp

2.6.5. Một số tác động xã hội khác do thiếu việc làm, có tiền từ việc bồi thường đất.

* Sử dụng tiền bồi thường

Thực tế ở địa phương cho thấy: Sau khi nhận được tiền bồi thường, các hộ dân sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau.

Bảng 18: Sử dụng tiền bồi thường

ĐVT: %

Chỉ tiêu Cơ cấu

Xây sửa nhà 38,4

Học nghề và học văn hóa 2,3

Đầu tư sản xuất 4

Tiêu xài khác 1,7

Gửi tiết kiệm 40,9

Tổng số tiền 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Nhiều hộ dân sử dụng tiền bồi thường vào việc xây sửa nhà cửa (38,4%), đây cũng đúng với tâm lý của dân ta, luôn có suy nghĩ “an cư lạc nghiệp” vì vậy mà hầu hết các hộ gia đình được bồi thường khi thu hồi đất đã sửa chữa nhà ở để có cuộc sống thoái mái, ổn định. Đầu tư mua sắm đồ dùng, vật dụng cũng chiếm tỉ lệ tương đối lớn (12,7%). Đặc biệt phải nói tới việc sử dụng nguồn tiền bồi thường để gửi tiết kiệm là chiểm tỉ lệ lớn nhất (40,9%). Đây là khoản tiền đầu tư ít mang lại hiệu quả kinh tế trong tương lai, chủ yếu chỉ là các khoản đầu tư phục vụ nhu cầu hiện tại, trước mắt chứ chưa có định hướng phát triển trong tương lai. Các hoạt động đầu tư phát triển cho tương lai, nhắm đến phát triển lâu dài, bền vững như: học nghề và học văn hóa, đầu tư sản xuất chiếm tỉ lệ nhỏ( 2,3% – 4 %). Qua đây,có thể thấy rằng vẫn còn một số các hộ trước mắt chưa nhận thức đúng đắn được hậu quả từ việc thu hồi đất tác động đến tương lai của chính gia đình mình.Hơn nữa, chính sách đào tạo nghề hiện nay chưa thực sự gắn với nhu cầu thực tiễn Trong số những người được đào tạo nghề không phải tất cả đều có việc làm ổn định một số người vẫn không có việc làm. Thu hồi đất đã đem lại cho người nông dân một khoản tiền lớn. Người dân chưa kịp chuẩn bị để kiếm một nghề mới khi đột ngột mất đất, mất việc làm. Bản thân họ ít có khả năng tìm ngay việc làm mới để bảo đảm thu nhập. Tình trạng thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp một phần rất gay gắt. Đa số thanh niên các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có trình độ văn hóa thấp, trong khi để có một nghề chắc chắn đáp ứng chỗ làm việc trong các doanh nghiệp, phần lớn yêu cầu phải có trình độ từ phổ thông trung học.

Chính phủ đã có những quy định cụ thể hỗ trợ cho những người mất đất được đào tạo nghề mới hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, số tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề chỉ có thể tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn với các nghề đơn giản. Đa số các cơ sở dạy nghề tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp không đủ năng lực tiếp nhận số lượng nhiều và đào tạo nghề có chất lượng, nên đối tượng này khó cạnh tranh khi đi tìm việc làm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất...

Các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động trẻ, khỏe. Những lao động lớn tuổi (trên 35 thậm chí từ 26 - 35 tuổi) chưa qua đào tạo rất khó tìm việc làm trong khi, đa số họ là người phải gánh chịu trách nhiệm chính nuôi sống gia đình; bộ phận này đứng trước nguy cơ thất nghiệp kéo dài lớn nhất.

Tình trạng người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù; tâm lý chờ nhận sự ưu đãi của Nhà nước đang tồn tại khá phổ biến ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

- Cơ cấu nguồn thu của các hộ dân bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp giảm, thu từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từ tiền lương tiền công và từ thương mại dịch vụ tăng hơn. Tuy vậy, số hộ bị giảm thu nhập còn rất lớn.Trên phương diện này, có thể đánh giá tính kém hiệu quả của các phương thức bồi thường mà các địa phương đã triển khai. Việc một bộ phận hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp tăng tài sản do có tiền đền bù, nhưng là sự biến động tăng không bền vững. Sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích đang ẩn chứa những yếu tố bất ổn trong thu nhập của họ.

Rõ ràng là, việc thu hồi đất nông nghiệp chưa có sự gắn kết với quy hoạch, kế hoạch, chính sách và biện pháp chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động. Hơn thế, việc tổ chức triển khai còn thiếu công khai, dân chủ, minh bạch, thiếu thông tin, tuyên truyền để người lao động chủ động học nghề, chuyển nghề và tự tạo việc làm. Tồn tại này là căn nguyên xảy ra những phức tạp trong đời sống, gây hậu quả nặng nề và mất lòng tin của một bộ phận nhân dân vào chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, dẫn đến những khiếu kiện, có nguy cơ mất ổn định xã hội. Phương châm địa phương có công trình, có dự án, dân có việc làm đang là vấn đề khó khăn.

Trong một bối cảnh gia tăng áp lực của nền kinh tế thị trường và những tác động còn hạn chế của chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm của nhà nước, nhiều người trong số họ cảm thấy cuộc sống của mình tiềm ẩn những rủi ro và thiếu ổn định khó đảm bảo sinh kế bền vững.

* Một số tác động xã hội khác do thiếu việc làm, có tiền từ việc bồi thường đất.

Trong nhiều trường hợp, bản thân người lao động không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, thụ động, ỷ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù mà không cố gắng vượt qua khó khăn tìm kiếm việc làm. Khả năng có được việc làm mới của nông dân là rất thấp, do trình độ chuyên môn và khả năng thích ứng với điều kiện

mới của họ không cao. Bên cạnh đó, việc thay đổi tư duy và phong cách làm việc cho phù hợp với tác phong công nghiệp của họ còn chậm. Đây chính là những lực cản lớn đối với người nông dân mất đất trong việc kiến tạo việc làm mới cho bản thân.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc nông dân lâm vào cảnh thất nghiệp nhiều hơn khi bị thu hồi đất là do họ không biết sử dụng có hiệu quả nguồn tiền đền bù của Nhà nước. Nhìn chung, ở một mức độ nhất định, Nhà nước đã có chính sách đền bù tương đối thoả đáng theo giá đất thị trường. Do vậy, sau khi nhận tiền đền bù giải toả, nhiều hộ nông dân có một khoản tiền khá lớn. Một số hộ có kinh nghiệm kinh doanh, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp đã sử dụng nguồn vốn đó cho mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ nên thu nhập và đời sống tăng cao so với trước khi thu hồi đất. Song, đại bộ phận các hộ còn lại không biết cách sử dụng nguồn vốn đó để phát triển sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp. Nhiều hộ nông dân chưa định hướng được ngành nghề hợp lý, phù hợp với bản thân và gia đình để ổn định cuộc sống. Chỉ có một số ít hộ dân dùng tiền đền bù để đi học nghề với hy vọng sẽ tìm được việc làm trong khu công nghiệp hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương. Thực tế ở khắp các tỉnh cho thấy, không ít hộ đầu tư vào mua sắm đồ dùng đắt tiền, xây dựng, sửa sang nhà cửa, ăn tiêu hoang phí không có kế hoạch; nhiều nông dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ở các vùng đó thì sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút. Nhìn bề ngoài, có vẻ như đời sống của các hộ dân được đền bù đất được cải thiện rõ rệt; tuy nhiên, đằng sau sự thay đổi đó tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn; đó là không nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định.

Quá trình thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện dự án: Xây dựng khu dịch vụ, dân cư, tái định cư khu cánh cửa đình phường Tiền Phong, Thành phố Thái Bình chưa thực sự gắn với công tác đào tạo nghề, chưa chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho người có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp. Điều này làm cho một bộ phận dân cư thuộc diện này rơi vào tình trạng không có khả năng tìm kiếm cho mình một công việc mới ổn định. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp gia tăng mặc dù cuộc sống tại thời điểm thu hồi của các hộ gia đình vẫn đảm bảo do có tiền đền bù từ thu hồi đất và thu nhập từ việc tham gia vòa thị trường lao động không chính thức( việc mở cửa hàng tạp hóa, cắt tóc gội đầu, xe ôm, đạp xích lô,…). Chính điều này là nguyên nhân gây ra không ít vấn đề xã hội và tiềm ẩn những nguy cơ phát triển không bền vững. Điều đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ những người trẻ tuổi trong độ tuổi lao động lại trở thành những người thất nghiệp, họ trước kia là hầu hết sản xuất trong nông nghiệp nên hầu hết nhận thức và trình độ học vấn có nhiều hạn chế nên sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới có thu nhập ổn định,

đáp ứng được nhu cấu cuộc sống. Chúng ta không thể bỏ qua một trở ngại khi thu hồi đất đó là những hộ gia đình khi được bồi thường một khoản tiền tương đối lớn, họ thường sử dụng cho việc mua sắm những vật dụng mà trước đó chưa có khả năng mua như xe ga, điện thoại xịn,… những vất dụng có thể là không hẳn đã thiết thực nhất, cần thiết nhất với cuộc sống của họ lúc này. Thực trạng không việc làm lại có sẵn tiền mặt trong tay dẫn tới con em của các hộ gia đình này dễ sa vào các tệ nạn xã hội như chơi bời, đua đòi, nghiện ma túy, cờ bạc, rượu chè, lô đề, đua xe,……kéo theo đó sẽ là những hậu quả nghiêm trọng, làm xáo trộn đến cuộc sống gia đình, trật tự an ninh xã hội, môi trường sống xã hội.

Ngoài ra, điều kiện sống thay đổi sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển không nhỏ của lớp trẻ. Nếu trước kia sản xuất nông nghiệp thì chũng cũng phải phụ giúp bố mẹ tham gia sản xuất như đi cấy, chăn nuôi,…Trẻ em có tiền tiêu vặt sẽ không chuyên tâm học hành, khi có tiền tiêu có thể sẽ đi chơi điện tử, tụ tập bạn bè, học những thói hư tật xấu, phụ huynh khó quản lý được. Cha mẹ ở nông thôn theo thói quen chỉ cần lo đủ ăn đủ mặc, đáp ứng nhu cầu vật chất của trẻ mà phó mặc việc học tập của con cái cho nhà trường. Kết quả là nhiều cháu đã nghỉ học khi chưa hết phổ thông cơ sở. Bởi khi cái đói, cái nghèo không còn đeo đẳng và khi gia đình có điều kiện thì chí tiến thủ của những đứa trẻ bị giảm sút đi rất nhiều. Như vậy, trong tương lai sẽ có thể hình thành một lớp người có trình độ văn hóa hạn chế, sớm nhiễm tư tưởng thích hưởng thụ, không thích lao động. Tất cả những điều trên cho thấy tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo của các hộ gia đình và ảnh hưởng của nó tới lực lượng lao động kế cận.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc thu hồi đất ảnh hưởng đến đời sống người dân tại Thành phố Thái Bình (Trang 59 - 64)