Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại Công ty cung ứng và dịch vụ hàng không Việt Nam (Trang 33 - 35)

II. một số giải pháp góp phần tăng lợi nhuận của công ty 1 Hạ giá thành sản phẩm

5.Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp.

Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Xây dựng được phương án kinh doanh đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh và thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sẽ dẫn đến thua lỗ thậm chí phá sản. Do vậy phải xây dựng phương án kinh doanh một cách thận trọng, chính xác. Vấn đề đặt ra trong việc xây dựng phương án kinh doanh phù hợp là phương án phải khả thi, phải phù hợp với tính hình thị trường, khai thách được mọi tiềm năng, thế mạnh của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thu về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Để đạt được các yêu cầu trên khi xây dựng phương án kinh doanh ta phải suất phát từ chiến lược của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. Xuất phát từ tiềm năng của doanh nghiệp chưa được khai thác từ tiềm năng của doanh nghiệp để. Doanh nghiệp phải khắc phục những khó khăn và những trở ngại trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như trên bước đường phát triển của doanh nghiệp để thực hiện ý đồ đầu tư.

Doanh nghiệp phải nghiên cứu một cách toàn diện, chi tiết ý đồ đầu tư đã được lựa chọn trên tất cả các phương diện liên quan đến vấn đề kinh doanh, tài chính, thương mại, tổ chức quản lý và thể chế của xã hội từ đó lập phương án kinh doanh phù hợp điều kiện thị trường và của doanh nghiệp.

Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận là yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, hoàn thành các trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo lợi ích kinh tế cho cán bộ công nhân viên.

Trước đây trong cơ chế bao cấp, Nhà nước can thiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, trả lời thay họ tất cả các vấn đề kinh tế: sản xuất cái gì và bao nhiêu? Bán ở đâu và giá cả như thế nào? Ngoài ra, Nhà nước toàn quyền quyết định số lãi và việc thu nhập của doanh nghiệp hoặc cấp bù khi lỗ…Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kể cả khâu tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh được thực hiện theo kế hoạch, theo tính pháp lệnh và quan hệ ràng buộc giữa doanh nghiệp với kết quả chỉ mang tình hình thức.

Nhưng do cơ chế hạch toán kinh doanh tự chủ hiện nay buộc các nhà doanh nghiệp tự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lấy thu bù chi và có lợi nhuận, thu nhập của các đơn vị phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh còn mang ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường hoạt động dưới sự điều khiển của "Bàn tay vô hình"…cùng với sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc trưng như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu…thị trường vừa là cơ hội, vừa là thử thách đối với các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ hàng hoá.

Trước tính cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, việc chú trọng tới vấn đề chi phí là một trong những phương pháp mang lại thành công cho doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có giá thành hạ, chất lượng tốt thì sẽ là điều kiện quan trọng giúp cho sản phẩm được thị trường chấp nhận và cũng có nghĩa là sẽ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, để đạt được lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải tổ chức và quản lý được những chi phí hình thành lên lợi nhuận.

nhằm đạt được lợi nhuận. Công ty đã bỏ ra khá nhạy bén trong việc đổi mới chế độ kế toán, vận dụng tương đối phù hợp với quy định chung của Nhà nước, góp phần thúc đẩy cho Công ty ngày càng một phát triển.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại Công ty cung ứng và dịch vụ hàng không Việt Nam (Trang 33 - 35)