PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ, CHẤT DINH DƯỠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA HỒ BÀU TRÀM – TP ĐÀ NẴNG (Trang 38 - 41)

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu qua tài liệu

Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu tham khảo có sẵn (sách, luận văn, internet…) để xây dựng cơ sở nội dung.

2.3.1.2. Thu thập số liệu qua thực nghiệm

Trong phương pháp này, số liệu được thực hiện bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc qua các thí nghiệm. Các thí nghiệm trong lĩnh hóa học được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Để thu thập số liệu, chúng tôi đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu). Các nghiệm thức trong thí nghiệm (có những mức độ khác nhau) thường được lặp lại để làm giảm sai số trong thu thập số liệu.

2.3.2. Phương pháp xây dựng mô hình

Trong phương pháp này, chúng tôi tiến hành xây dựng 02 mô hình: Mô hình đất ngập nước tại phòng thí nghiệm trường Đại học Bách Khoa và mô hình lọc nổi tại trường Đại học Sư Phạm.

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa

Phương pháp này là phương pháp truyền thống của địa lý học. Nó được áp dụng để tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành và đặc điểm hồ Bàu Tràm và khu vực xung quanh nó.

2.3.4. Phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu

Sử dụng phương pháp thủ công trong quá trình lấy mẫu, đối với bùn thì lấy bùn bằng dụng cụ hút bùn. Tiến hành đánh giá nhanh chất lượng nước tại nơi lấy mẫu bằng các thiết bị đo như pH, nhiệt độ, DO.

Chọn địa điểm lấy mẫu và bảo quản mẫu, mẫu lấy tại nơi lấy mẫu phải đảm bảo tính chất mang tính đại diện cho toàn bộ chất lượng nước ở hồ. Thể tích mẫu cần phải đủ để phân tích các thành phần cần thiết bằng các phương pháp đã chọn. Tiêu chuẩn áp dụng

- TCVN 6663-1 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.

- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.

Các phương pháp phân tích xác định số liệu thực nghiệm.

- TCVN 6492-2011 (ISO 10523-2008) - Chất lượng nước - Xác định pH. - TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) - Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh.

- TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) - Chất lượng nước- Xác định nitrat - Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic.

- TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) - Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.

-được xác định theo phương pháp trắc quang với thuốc thử SunfoMolydat.

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả

Xử lý số liệu, các số liệu thực nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê và phần mềm Microsoft Excel.

Xác định hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm dựa trên định luật bảo toàn vật chất và khối lượng.

Các công thức tính toán được sử dụng bao gồm: - Thời gian nước lưu (HRT , ngày):

- Tải trọng thủy lực (HLR, ):

- Tải trọng chất ô nhiễm (ALR, :

- Hiệu suất (E, %):

Trong đó: HRT: Thời gian nước lưu, ngày.

ALR: Tải trọng chất ô nhiễm, . A: Diện tích bề mặt, . E: Hiệu suất, %.

V: Thể tích hiệu dụng của mô hình, . Q: Lưu lượng, .

C: Nồng độ chất ô nhiễm, mg/l.

: Nồng độ chất ô nhiễm đầu vào mô hình, mg/l. : Nồng độ chất ô nhiễm đầu ra mô hình, mg/l.

Đánh giá chất lượng nước, cơ sở của việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ, chất lượng nước sau khi vận hành mô hình là so sánh với các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng. QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ, CHẤT DINH DƯỠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA HỒ BÀU TRÀM – TP ĐÀ NẴNG (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w