Tính dẫn nhiệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết nhiệt dung về các chất (Trang 47 - 50)

Tính dẫn nhiệt là hiện tượng nhiệt được truyền từ vùng nhiệt độ cao tới vùng nhiệt độ thấp của vật liệu. Tính chất đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của vật liệu là độ dẫn nhiệt, được định nghĩa theo biểu thức của định luật Furie:

  dT

q k

dx (3.32)

trong đó: q – mật độ nhiệt thông(số lượng dòng năng lượng nhiệt đi qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian).

dT/dx – gradien nhiệt độ qua môi trường dẫn nhiệt. k là hệ số dẫn nhiệt.

Đơn vị: q [W/m2], k [W/(m.K)].

Phương trình (3.32) chỉ có giá trị đối với dòng nhiệt ở trạng thái ổn định, nghĩa là trong điều kiện mà mất độ dòng nhiệt không thay đổi theo thời gian.

Cơ chế dẫn nhiệt.

Trong các vật rắn, nhiệt được truyền bởi các phonon (sóng dao động mạng) và điện tử. Tính dẫn nhiệt toàn phần là tổng của hai thành phần theo hai cơ chế đó:

.

le

k k k

trong đó klke là độ dẫn nhiệt bởi dao động mạng và bởi điện tử, thông thường thì một trong hai thành phần đó chiếm ưu thế.

Độ dẫn nhiệt bởi dao động mạng chính là sự dịch chuyển của năng lượng nhiệt phonon. Độ dẫn nhiệt bởi điện tử là do điện tử tự do (các điện tử dẫn) cân bằng với dao động mạng tinh thể ở vùng nóng, di chuyển đến những vùng lạnh hơn và chuyển một phần năng lượng nhiệt trở lại mạng tinh thể bằng cách phân tán trên các phonon.

Sự đóng góp điện tử chiếm ưu thế trong các kim loại và mất đi trong các chất cách điện.

Khi các điện tử tự do có nhiệm vụ dẫn điện và nhiệt trong các kim loại, bằng tính toán lí thuyết cho thấy hai tính dẫn đó có mối liên hệ phù hợp với định luật Wiedemann Franz:

.  k L T  trong đó:  – độ dẫn điện, T – nhiệt độ tuyệt đối,

KẾT LUẬN

Khóa luận tốt nghiệp đã giúp chúng ta hiểu được tổng quan về nhiệt dung của các chất. Cùng với việc nghiên cứu, khóa luận đã áp dụng các thống kê cổ điển và thống kê lượng tử để làm rõ các vấn đề về nhiệt dụng. Cụ thể là:

- Nghiên cứu nhiệt dung bằng thống kê cổ điển. - Nghiên cứu nhiệt dung bằng thống kê lượng tử.

Khóa luận này đã tập hợp những kiến thức đầy đủ, hệ thống về lý thuyết nhiệt dung. Đồng thời nâng cao một số kiến thức, bổ sung cho việc nghiên cứu khoa học sau này.

Ngoài các vấn đề đã nêu ở trong khóa luận này, để bổ sung cho những kiến thức này chúng ta có thể mở rộng nghiên cứu nhiệt dung đối với một số chất rắn và khí cụ thể.

Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên trong đề tài tôi mới chỉ trình bày một cách sơ lược về các vấn đề này, ngoài ra còn nhiều những vấn đề khác chưa được đề cập đến.

Mặt khác do kinh nghiệm nghiên cứu còn ít, điều kiện làm việc còn hạn chế nên chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Mong các thầy cô giáo và các bạn góp ý để đề tài này được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Quang Báu (1999), Vật lý thống kê, NXB Đại học quốc gia Hà

Nội.

[2] Vũ Thanh Khiết, Giáo trình Nhiệt động lực học và vật lý thống kê, NXB

Đại học quốc gia Hà Nội.

[3] Vũ Thanh Khiết (1997), Vật lý thống kê, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. [4] Phạm Quý Tư (1996), Giáo trình Nhiệt động lực học và vật lý thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết nhiệt dung về các chất (Trang 47 - 50)