Phòng chống rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng VPBank chi nhánh Nghệ An (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2.3. Phòng chống rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng có rủi ro, và vấn đề rủi ro là khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh thẻ. Ngân hàng phải làm gì để phòng chống rủi ro là một câu hỏi lớn đặt ra. ngân hàng VPBank nói riêng và các ngân hàng kinh doanh thẻ nói chung phải không ngừng nghiên cứu, phân tích, học hỏi

và phối hợp với nhau để tìm ra cách phòng chống rủi ro hiệu quả nhất. Rủi ro

không loại trừ bất cứ một khâu nào trong hoạt động kinh doanh thẻ. Các rủi ro thường gặp đó là:

- Loại rủi ro thứ nhất: Đơn phát hành với các thông tin giả mạo: Ngân hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng có đơn xinh phát hành với các thông tin giả

mạo do không thẩm định kỹ các thông tin mà khách hàng đưa đến. Trường hợp

này có thể dẫn đến những rủi ro về tín dụng cho ngân hàng phát hành khi chủ thẻ

sử dụng thẻ hoặc không có khả năng thanh toán.

- Loại rủi ro thứ hai: Thẻ giả: Thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc các cá nhân

làm giả với các thông tin có được từ các chứng từ giao dịch hoặc thẻ bị mất cắp,

thất lạc. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo gây tổn thất cho ngân

hàng phát hành bởi theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch sử dụng thẻ giả có mã số

(PIN) của ngân hàng phát hành. Đây là rủi ro đặc biệt nguy hiểm khó quản lý vì nằm ngoài sự tiên liệu của ngân hàng phát hành.

- Loại rủi ro thứ ba: Thẻ bị mất cắp, thất lạc: Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ

và bị người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho ngân hàng phát

hành để có biện pháp hạn sử dụng thẻ hoặc thu hồi thẻ. Các tổ chức tội phạm có

thể in nổi và mã hoá lại các thẻ để thực hiện các giao dịch giả. Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho chủ thẻ hoặc ngân hàng phát hành. Loại rủi ro này chiếm tỷ

lệ lớn trong các loại, xấp xỉ 49%.

- Loại rủi ro thứ tư: Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành gửi đến: Ngân hàng phát hành gửi thẻ cho chủ thẻ bàng đường bưu điện nhưng

thẻ bị đánh cắp trên đường gửi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chính thức

lý đảm bảo, ngân hàng phát hành chịu mọi rủi ro đối với các giao dịch trong trường hợp này.

- Loại rủi ro thứ năm: Thanh toán hàng hoá, dịch vụ qua thư, điện thoại: Cơ

sở chấp nhận thẻ cung cấp hàng hoá, dịch vụ qua thư, điện thoại trên sơ sở thông

tin về thẻ như: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ. Trong trường hợp chủ

thẻ chính thức không phải là người đặt mua hàng thì giao dịch đó cơ sở chấp

nhận thẻ bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán. Trường hợp này dễ dẫn đến

rủi ro cho cơ sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng thanh toán.

- Loại rủi ro thứ sáu: Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Đến kì phát hành lại thẻ, ngân hàng phát hành nhận được thông báo thay đối địa chỉ của chủ thẻ và

được yêu cầu gửi về địa chỉ mới. Do không kiểm tra tính xác thực của thông báo đó nên ngân hàng phát hành đã gửi thẻ về địa chỉ theo yêu cầu nhưng thực ra đây

không phải là yêu cầu của chủ thẻ đích thực. Tài khoản của chủ thẻ đã bị người

khác sử dụng và chỉ được phát hiện khi chủ thẻ không nhận được thẻ nên liên lạc

với ngân hàng phát hành hoặc khi ngân hàng yêu cầu chủ thẻ thanh toán sao kê.

Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho chủ thẻ hoặc ngân hàng phát hành.

- Loại rủi ro thứ bảy: Nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ in nhiều hoá đơn thanh

toán của chủ thẻ. Khi thực hiện giao dịch, nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ đã cố

tình in nhiều bộ hoá đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ hoá đơn cho chủ

thẻ ký để hoàn thành giao dịch. Sau đó nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ mạo chữ

ký thật của chủ thẻ để nộp hoá đơn thanh toán cho ngân hàng thanh toán. Trường

hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng phát hành hoặc cơ sở chấp nhận thẻ.

- Loại rủi ro thứ tám: Tạo băng từ giả: Là loại giao dịch thẻ sử dụng kỹ

thuật công nghệ cao, trên cơ sở thu thập các thông tin trên băng từ của thẻ thật

thanh toán tại cơ sở chấp nhạn thẻ, các tổ chức tội phạm làm thẻ giả đã sử dụng

phần mềm riêng để mã hoá và in tạo ra các băng từ trên thẻ giả. Sau đó chúng

thực hiện giao dịch giả mạo thẻ. Loại giả mạo này đang tăng nhanh ở các nước

tiên tiến.

Với những rủi ro thường gặp trong phát hành và thanh toán thẻ tín dụng

nêu trên, để ngăn ngừa, phòng chống, ngân hàng VPBank nên:

Kiểm tra xác minh các thông tin trong hồ sơ khi phát hành thẻ trước khi xét

duyệt phát hành cho khách hàng. Và để thuận lợi cho khách hàng ở xa, ngân

hàng có thể giao thẻ cho khách hàng qua đường bưu điện, để phòng chống rủi ro

trong khâu này, chi nhánh phải theo rõi sát việc nhận thẻ của khách hàng và thông báo kịp thời lên Trung tâm thẻ mở khoá cho phép khách hàng sử dụng thẻ.

Thẻ phải được gửi bằng thư bảo đảm. Để xác định thẻ được gửi đến đúng địa chỉ, trước khi gửi thẻ cho chủ thẻ, ngân hàng nên gọi điện thông báo cho chủ thẻ và giao cho chủ thẻ một mật mã nhận thẻ, đề nghị chủ thẻ thông báo ngay cho ngân

mật mã. Nếu khớp đúng, ngân hàng mới mở khoá cho phép khách hàng sử dụng

thẻ.

Mặt khác, để ngăn chặn việc sử dụng thẻ của nguời khác, ngân hàng nên áp dụng cho các loại thẻ đều có ảnh của chủ thẻ trên bề mặt thẻ.

Điều này sẽ giúp cho các ĐVCNT an tâm hơn trong việc kiểm tra thẻ. Nếu

ngân hàng nhậ được những thông báo thay đổi của chủ thẻ, ngân hàng chỉ chấp

nhận những thông báo được xác minh là xác thực.

Ngân hàng VPBank phải thường xuyên liên hệ với tổ chức thẻ quốc tế và các thành viên khác để có điều kiện cập nhật kịp thời và liên tục các thông tin về

quản lý rủi ro, thẻ cấm lưu hành trên các chương trình quản lý rủi ro của các tổ

chức thẻ quốc tế như MATCH, SAFE của Master Card và thông báo kịp thời cho các chi nhánh, ĐVCNT.

Ngân hàng VPBank trước khi ký kết hợp đồng thanh toán thẻ với ĐVCNT

phải tìm hiểu kỹ, đặc biệt là về tư cách, hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính của ĐVCNT. Thường xuyên tổ chức tập huấn và cung cấp tài liệu về chấp nhận

thanh toán thẻ cho các ĐVCNT, hướng dẫn họ sử dụng và bảo quản thiết bị

thanh toán thẻ. Mọi hỏng hóc phải thông báo kịp thời cho ngân hàng và chỉ có

ngân hàng VPBank hoặc đại lý (được chỉ định) mới được sử chữa các hỏng hóc đó. Ngân hàng phải thường xuyên đến và kiểm tra hoạt động kinh doanh thẻ của ĐVCNT để tránh tình trạng nhân viên các ĐVCNT làm sai quy trình thanh toán thẻ.

Thêm vào đó, trong kinh doanh thẻ để hạn chế được rủi ro và giảm chi phí trong quản lý rủi ro, ngân hàng VPBank nên kết hợp với các ngân hàng kinh doanh thẻ tại Việt Nam để cùng nhau tìm ra các biện pháp phòng chống hữu hiệu

nhất. Ví dụ như chỉ cần một ngân hàng lập danh sách các loại thẻ cấm lưu hành, sau đó in ấn gửi cho các ĐVCNT của ngân hàng, chi phí sẽ do các ngân hàng

đống góp theo tỷ lệ số lượng các ĐVCNT của ngân hàng mình. Trên thực tế biện

pháp liên kết luôn tỏ ra hữu hiệu trong mọi hoạt động.

Ngoài ra, ngân hàng VPBank cũng cần phải trích lập một quỹ dự phòng

riêng để bù đắp cho các rủi ro phát sinh từ nghiệp vụ thẻ.

Để thúc đẩy quá trình giao dịch, giảm chi phí cũng như rủi ro trong việc tra

soát, khiếu nại bồi hoàn, các ngân hàng kinh doanh thẻ cần có những biện pháp

hữu hiệu để có thể liên lạc và giải quyết với nhau trước khi thực hiện theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế. Làm như vậy vừa có thể tạo hoà khí giữa các bên tham gia lại không tốn một khoản chi phí không cần thiết.

Như vậy, trước mắt để hạn chế và phòng chống rủi ro, ngân hàng VPBank cần phải thực hiện tốt nhất các quy định của tổ chức thẻ quốc tế cũng như các quy định của NHNN về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đồng thời cũng

Một phần của tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng VPBank chi nhánh Nghệ An (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)