3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4.1. Phương pháp tỉ số mol
Tôi chuẩn bị 2 dãy thí nghiệm.
Dãy 1: Tôi cố định nồng độ Co(II) là 2.10-5 M và thay đổi nồng độ PAR (Các giá trị mật độ quang được đo ở các điều kiện tối ưu), kết quả được trình bày ở bảng 3.3a hình 3.4a.
K31C-Hóa Học Trường ĐHSP Hà Nội 2 41
Bảng 3.3a. Kết quả xác định tỉ lệ Co(II): PAR trong phức bằng phương pháp tỉ số mol với nồng độ Co2+ cố định CPAR.10- 5 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35 0,4 0,45 0,5 ÄAi 0,208 0,32 0,411 0,522 0,63 0,732 0,755 0,764 0,767
Hình 3.4a. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang vào nồng độ thuốc thử (PAR)
Từ kết quả trên ta thấy: Khi tăng nồng độ PAR thì mật độ quang tăng và đến nồng độ 4.10-5
M thì mật độ quang của phức tăng lên nhưng không đáng kể chứng tỏ tại đó có sự tạo phức hoàn toàn của Co(II) với PAR. Vậy Co(II):PAR trong phức là 1:2
Dãy 2: Tôi cố định nồng độ PAR là 4.10-5 M và thay đổi nồng độ Co(II) (Các giá trị mật độ quang được đo ở các điều kiện tối ưu), kết quả được trình bày ở bảng 3.3b và hình 3.4b.
K31C-Hóa Học Trường ĐHSP Hà Nội 2 42
Bảng 3.3b. Kết quả xác định tỉ lệ Co(II):PAR trong phức bằng phương pháp tỉ số mol với nồng độ PAR cố định
CPAR.10- 5 0,5 0,8 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 ÄAi 0,2 0,31 0,385 0,559 0,675 0,719 0,723 0,73 0,74
Hình 3.4b. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang vào nồng độ Co(II) Từ kết quả trên tôi nhận thấy: Nồng độ Co(II) tăng thì mật độ quang của phức tăng, đến nồng độ 2.10-5M thì mật độ quang của phức tăng không đáng kể. Chứng tỏ có sự tạo phức hoàn toàn của Co(II) với PAR, vậy tỉ lệ Co(II):PAR trong phức là 1:2
Như vậy kết quả thu được của hai dãy hoàn toàn phù hợp nhau
Để có kết luận chính xác hơn, chúng tôi áp dụng thêm phương pháp hệ đồng phân tử.