5 Diện tích kho tính toán e a/b/c/d m2 1430
2.4.5.Phân tích lùa chọn phương án công nghệ bốc xếp :
Trước tiên ta xem xét các ưu nhược điểm của từng phương án:
Phương án 1:
Cẩu trục giàn - romoc - cẩu trục giàn bánh ray.
Sử dụng cần trục giàn để vận chuyển và bốc xếp container trong phạm vi bãi chứa container. Loại cần trục này chạy trên bánh lốp hoặc bánh ray, có thể thao tác với nhiều hàng container và xếp cao đến 5 tầng. Vận chuyển container giữa cầu tàu và bãi được thực hiện bằng đầu kéo rơ mooc.
Các dãy container trong bãi chứa được bố trí song song với cầu tàu. Đường đi của cẩu giàn và đường đi của xe chở container ra vào bãi là riêng biệt và chạy song song với các dãy container.
Ưu điểm của phương án này là tiết kiệm diện tích làm bãi do khả năng chất xếp cao và yêu cầu diện tích cho đi lại là tối thiểu (Hiệu suất chất xếp hàng của bãi đạt tới 750 TEU/ha). Mặt khác do mức độ yêu cầu về gia cường nền bãi và kết cấu bãi trên từng vùng bãi rất khác nhau nên sẽ tạo điều kiện tốt cho việc giảm thiểu kinh phí đầu tư xây dựng bãi so với các phương án khác. Thiết bị sử dụng có độ tin cậy và cho phép tự động hóa cao. Phương án này cũng cho phép sử dụng phối hợp vừa công nhân có trình độ tay nghề cao như điều khiển cần trục và nhân công trình độ không cao như lái đầu kéo. Đây cũng là phương án giảm thiểu được chi phí duy trì hoạt động của các thiết bị và hạn chế được các tai nạn trong công tác khai thác tại bãi.
Nhược điểm của phương án này là tính linh hoạt của cẩu giàn không cao khi phải tham gia hoạt động ngoài phạm vi bãi chứa. Một vấn đề không thể không nói đến là giá thành đầu tư cho các trang thiết bị khá cao. Tổng chi phí Ýt nhất cũng khoảng 6.106 USD cho một bến.
Phương án 2:
Cẩu trục pooc tích - romooc - xe nâng chụp
Phương án này container được vận chuyển giữa bến và bãi bằng mooc kéo. Xe ôm sẽ chỉ thực hiện chức năng xếp dỡ tại bãi chứa. Mét đặc điểm nổi bật là chỗ chỉ định làm công việc giao nhận là nơi xe ôm xếp chồng hoặc dỡ container từ các mooc. Độ cao chất xếp trong bãi tùy thuộc trạng thái của container và tình trạng bãi. Độ cao chất xếp bình quân của container xuất là khoảng 2,5 còn đối với container nhập là 1,5. Bãi container xuất thường được xếp ở tuyến ngoài dọc cầu tàu, còn container nhập được xếp ở tuyến trong. Vỏ rỗng có thể xếp ở một khu vực độc lập và giành một khu riêng cho container lạnh. Ngoài ra còn cần một khu vực chung dành cho công tác dồn dịch, nhận và giao container đối với phương tiện vận tải nội địa.
Ưu điểm của qui trình này là tính linh hoạt trong khai thác do xe vận chuyển là loại xe tự hành hoàn toàn, dễ sử dụng vào các hoạt động và các yêu cầu khác nhau. Khả năng tận dụng diện tích quỹ đất cũng khá tốt với hiệu suất sử dụng bãi trung bình đạt 385 TEU/ha (lớn hơn so với phương án dùng mooc). Năng suất khai thác của phương án này cũng khá cao.
Nhược điểm chính của loại xe này là nguy cơ gây hư hại cho các container và thiết bị cao. Trạng thái hoạt động của xe chỉ đạt từ 60% ~ 80%. Và đặc biệt là tổng đầu tư cho thiết bị là khá lớn.
Nh vậy,để phù hợp với quy mô lớn của cảng đình vũ cũng như về diện tích mặt bằng hạn chế, chọn phương án 1 để thiết kế.
2.5.Khu bến xăng dầu : 2.5.1.Công nghệ hót rót:
Khu bến xăng dầu là khu bến đặc biệt và có những yêu cầu khắt khe về an toàn. công nghệ hót rót chọn nh sau :
Khu bến thực hiện cả hai quá trình xuất và nhập. Các mặt hàng gồm xăng dầu, nhựa đường, khí LPG. Quá trình hót rót với tàu dùng cần hót rót kết hợp máy bơm 300m3/h, mỗi bến dùng 6 máy bơm. Các kho xăng dầu, nhựa đường, LPG là riêng rẽ. Các đường ống dẫn các sản phẩm này cũng riêng biệt để tránh phảI xúc rửa gây ô nhiễm môI trường. Việc xuất đường bộ xử dụng trạm rót dành cho ôtô và xitéc. Việc xuất đường bộ dự tính chỉ chiếm 10% lượng hàng thông qua của bến. Để đảm bảo an toàn bao quanh khu kho xăng dầu cần có đê chống tràn dầu khi có sự cố.
2.5.2.Năng lực thông qua của bến và số lượng bến:
Công suất của cầu cảng Q tấn /năm được xác định:
Trong đó:
P (tấn) : năng suất xuất nhập trong ngày-đêm. k1 : hệ số bến bận (k1 = 0,45-0,5)
k2 : hệ sè ảnh hưởng thời tiết. (k2=0,7-0,9) k3 : hệ số xuất nhập không đồng đều (k3=1,3-1,8)
G (tấn) : trọng tải của tàu = 20000T T1 (giê) : thời gian bơm dầu
T2 (giê) : thời gian thao tác phụ khi nhập tàu (T2=3-6h) q (tấn/giờ) : công suất bơm khi nhập hoặc xuất.
Công suất bơm được xác định theo kinh nghiệm thực tế và tiêu chuẩn thiết kế cảng. Từ thực tế tại các cảng dầu ở nước ta, có thể chọn giá trị các hệ số để tính toán công suất cảng. Chúng tôi chọn k1= 0,5, k2=0,9, k3=1,4, T2=3h. Công suất bơm chọn là q=6*300m/h = 1800m/h = 1285T/h. Kết quả tính nh sau:
T1 = 20000/1285 = 15,6 (h)
P = 24x20000/(15,6 + 3) = 25807 (T/h))
Q = 30x25807x0,5x0,9x12/1,3 = 3,143409 trT/năm Năng lực yêu cầu của bến xăng dầu là 2trT/năm do vậy chỉ cần 1 bến xăng dầu cho khu bến xăng dầu.
2.5.3.Tính thiết bị xuất dầu đường bé :
Dự tính dầu xuất đường bộ chỉ 10% tổng lượng dầu xuất nhập. Tức là yêu cầu 200 ngT/năm = 145ngm3/năm. sử dụng trạm xuất xăng dầu có công xuất 40.000m3/năm thì số lượng trạm suất là:
N = 145/40 = 3,625 trạm Nh vậy chọn 4 trạm xuất xăng dầu.
a. Số lượng bể chứa :
Xác định sức chứa kho theo thời gian tồn kho: Ek=
Trong đó :
tk : thời gian tồn kho = 8 ngày Ek : Sức chứa kho, T
Qbn: Lượng hàng của bến trong năm kth: Hệ số không đồng đều tháng = 0,5 αk: Hệ số qua kho = 1
Tn- Thời gian khai thác trong năm của kho. Tn= 365 ngày-đêm Sức chứa kho và chon lùa bể chứa được tính toán ttrong bảng sau :
Hàng hóa Qbn Ek (1000m3) Loại bể Số lượng bể (1000T) (1000m3) V(m3) H()m D(m) Xăng dầu 1900 2470 37,9 10000 11,82 34,2 4 Nhựa đường 30 42 0,58 700 8,24 10,67 1 LPG 70 98 1,34 2000 11,74 15,25 1
b.Tính toán đê an toàn :
thể tích xăng dầu tràn ra khi gặp sự cố là : V = 37,9+0,58+1,34 = 39,92 (1000m3)
Chọn tường đất cao 5 m. chiều cao an toàn của dầu tràn là 4,8 m. khi Êy diện tích yêu cầu của kho là :
S = 39920/4,8 = 8317 m2