6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1.4. Biện pháp đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giảng
Hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy môn GDQP - AN là xác định đơn vị, tập thể để lên lớp nhằm giới thiệu cho học sinh học tập đạt kết quả cao nhất thông qua hình thức giảng dạy, truyền thụ, củng cố tri thức, vừa
25
rèn luyện cho học sinh các kĩ năng vận dụng vào thực tế, phát triển tư duy logic, khả năng chủ động độc lập, sáng tạo trong học tập.
Nghị định 116/2007/NĐ - CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ đã khẳng định yếu tố quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng GDQP - AN đó là: Phải có hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục, đào tạo phù hợp, đó chính là cầu nối, con đường dẫn dắt đến nhận thức, tiếp thu tri thức về GDQP - AN.
* Biện pháp đổi mới các hình thức tổ chức dạy học GDQP - AN
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học: Giáo viên kết hợp sử dụng nhiều hình thức khác nhau như bài giảng, tự học, thảo luận, xêmina, thực hành diễn tập, các hình tức bổ trợ.
Đổi mới bài giảng theo hướng hoạt động hóa người học:
Yêu cầu: Tổ chức chuẩn bị chu đáo, tổ chức chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình, phát huy dân chủ trong học tập.
Quy trình thực hiện bài giảng: Chuẩn bị:
Xác định vị trí, mục đích bài giảng
Nghiên cứu nắm vững nội dung lý luận - thực tiễn có liên quan đến bài giảng
Viết bài giảng (soạn giáo án), phân chia rõ hoạt động của giáo viên và học sinh
Thông qua bài giảng Thục luyện bài giảng Tiến hành:
Phần mở đầu: Kiểm tra, hệ thống bài cũ; giải thích mục đích, yêu cầu, đặt ra các vấn đề cần giải quyết của bài mới.
26
Phần cơ bản: Sử dụng các phương pháp dạy học kết hợp các phương tiện kĩ thuật dạy học, hướng dẫn người học giải quyết các vấn đề học tập cơ bản.
Phần kết thúc: Kết luận bài giảng; giải đáp các vấn đề đặt ra sau bài giảng (nếu có); hướng dẫn ôn tập, nghiên cứu.
* Biện pháp đổi mới và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
Xuất phát từ những thực trạng chất lượng học tập của các em chưa cao, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, thay thế phương pháp dạy học truyền thống bằng các phương pháp giảng dạy mới.
Việc vận dụng và lựa chọn các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực nhận thức trong dạy học môn GDQP - AN căn cứ:
Từ yêu cầu các nguyên tắc dạy học Mục tiêu, yêu cầu môn học GDQP - AN Nội dung học tập
Kỹ năng sư phạm của giáo viên, khả năng nhận thức của học sinh
Từ các điều kiện dạy học cụ thể.
Trong dạy học GDQP - AN ở trường THPT đưa ra các biện pháp đổi mới các phương pháp dạy học theo hướng tích cực vận dụng các phương pháp tiên tiến kết hợp sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại, đổi mới nội dung và các điều kiện dạy học khác.
Chúng tôi đề xuất một số biện pháp vận dụng phương pháp dạy học tích cực sau đây:
* Biện pháp vận dụng phương pháp trực quan trong GDQP - AN vào bài giảng
Trực quan là phương pháp giảng dạy trong đó giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập.
27
Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong môn học giáo dục quốc phòng - an ninh, nhưng tùy theo nội dung bài giảng, đặc điểm của môn học, tình hình cụ thể của đối tượng học tập và kinh nghiệm của giáo viên mà sử dụng các phương tiện dạy học cho phù hợp.
Truyền thụ và lĩnh hội tri thức bằng phương tiện trực quan của giáo viên và học sinh bắt nguồn từ lý luận nhận thức. Điểm xuất phát từ quá trình quá trình nhận thức thông thường và nhận thức khoa học đều là từ thực tiễn, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Nhờ có thực tiễn mà con người nhận thức được sự vật, hiện tượng một cách dễ dàng hơn. Đối với tri thức khoa học về giáo dục quốc phòng - an ninh thì việc sử dụng phương tiện dạy học trực quan càng cần thiết hơn bao giờ hết. Phương tiện dạy học trực quan càng gần, càng gắn bó với nội dung bài học bao nhiêu sẽ càng tăng thêm tác dụng tích cực của phương tiện đó, giúp tăng khả năng nhận thức của học sinh.
Sử dụng tốt phương tiện trực quan cho giảng dạy GDQP - AN là hình thành, củng cố con đường nhận thức cho học sinh, giúp học sinh phát triển tư duy lôgic, tư duy khoa học. Bài giảng“Thường thức phòng tránh một số loại
bom, đạn và thiên tai” có trực quan bằng tranh ảnh, bảng biểu, mô
hình…càng nâng cao nhận thức của học sinh.
Một số biện pháp đưa các hình thức trực quan vào giảng dạy nội dung
bài“Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai”:
Trực quan bằng tranh ảnh, bảng tóm tắt, số liệu thống kê:
Tranh ảnh là hình thức trực quan gây ấn tượng sâu sắc và tạo ra sự tiếp thu tri thức nhẹ nhàng, xây dựng được tình cảm tốt đẹp cho người học. Tranh ảnh rất đa dạng, có nhiều loại tranh ảnh phục vụ cho giảng dạy, học tập giáo dục quốc phòng - an ninh. Khi sử dụng tranh ảnh phục vụ bài giảng, giáo viên phải lựa chọn sao cho phù hợp với từng nội dung và ý đồ giảng dạy. Kỹ năng sử dụng tranh ảnh phải thành thạo, đưa ra đúng lúc, đúng chỗ của bài giảng.
Đối với nội dung bài này, giáo viên có thể chuẩn bị các loại tranh ảnh một số loại tên lửa hành trình, bom GBU, BLU, máy bay F22, đạn pháo, nạn
28
nhân nhiễm chất độc hại hoặc di chứng bởi chất độc màu da cam, tranh vẽ các loại khí tài chế sẵn, tranh về rừng phòng hộ bị khai thác bừa bãi…
Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng bảng tóm tắt về đặc điểm gây hại của bom, đạn. Giáo viên lập bảng tóm tắt sẽ giúp học sinh dễ nhớ và nhớ kiến thức lâu hơn.
Sử dụng màn ảnh:
Vô tuyến truyền hình, phim, đèn chiếu, máy chiếu là những phương tiện phục vụcho giảng dạy GDQP - AN là rất phù hợp. Những phương tiện này sẽ giúp cho học sinh nắm được kiến thức nhanh chóng, khi xem xong các đoạn phim các em sẽ tự tư duy, phân tích, đánh giá, nhận xét và tiếp thu.
Sử dụng máy tính trong giảng dạy GDQP – AN:
Ngày nay, khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, những thành tựu được đưa vào ứng dụng trong mọi lĩnh vực, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn GDQP - AN có ý nghĩa quan trọng. Sử dụng máy tính vào giảng dạy sẽ giúp học sinh tiếp cận với các thành tựu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực quân sự, an ninh, đặc biệt là thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự. Khi sử dụng máy vi tính trong giảng dạy có thể thay thế các phương tiện và dụng cụ dạy học khác. Máy tính có đặc điểm là ghi nhớ và lưu trữ hàng loạt chương trình khác nhau, giúp cho giáo viên chuẩn bị trước các hình thức trực quan cần sử dụng bài giảng, từ những tư liệu đơn giản đến phức tạp. Sử dụng máy vi tính giáo viên có thể tận dụng tối đa thời gian để giảng bài. Máy vi tính còn sử dụng làm công việc thống kê, lập các biểu bảng, lưu trữ quản lý danh sách, điểm của học sinh, sinh viên…
Sử dụng máy vi tính trong giảng dạy GDQP - AN là một phương pháp giáo dục hiện đại và tiên tiến, tích cực góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.
Trong nội dung bài này, giáo viên có thể sử dụng máy vi tính để giảng bài trên Powerpoint, trình chiếu hình ảnh, video có liên quan đến nội dung bài học.
29
Sử dụng mô hình dụng cụ học tập:
Phương pháp trực quan có sử dụng mô hình dụng cụ trong giảng dạy giáo dục quốc phòng - an ninh đang được ứng dụng phổ biến. Qua việc quan sát vào các mô hình dụng cụ học tập, học sinh có thể nhanh chóng tiếp thu và nhận biết được tri thức bài giảng. Mô hình dụng cụ học tập sẽ giúp cho người học nhận biết được hình dáng, cấu trúc, chuyển động của các loại binh khí kỹ thuật.
Mô hình học cụ là phương tiện trực quan dễ làm, tiện sử dụng. Giáo viên trước khi lên lớp nội dung bài“Thường thức phòng tránh một số loại
bom, đạn và thiên tai” cần nghiên cứu kỹ nội dung bài, chuẩn bị đầy đủ mô
hình, học cụ cho quá trình truyền đạt tri thức. Với nội dung bài này, giáo viên có thể sử dụng mô hình khi giảng về một số biện pháp phòng tránh bom, đạn và thiên tai như mô hình làm hầm, hố phòng tránh; mô hình nhà an toàn trong thiên tai…
Vận dụng phương pháp trực quan vào giảng dạy nội dung bài học, kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Kết quả học tập theo phƣơng pháp trực quan
STT Học sinh lớp 10 Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu 1 THPT Xuân Hòa 50 7 (14%) 38 (76%) 4 (8%) 1 (2%) 2 THPT Bến Tre 45 5 (11,1%) 33 (73,3%) 6 (13,3%) 1 (2,2%) 3 THPT Khoái Châu 45 4 (8,9%) 31 (68,9%) 8 (17,8%) 2 (4,4%) Từ kết quả trên cho thấy, kết quả học tập vận dụng phương pháp trực quan của các em tăng lên: So với phương pháp dạy học truyền thống thì tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên; tỉ lệ học sinh trung bình, yếu đã giảm xuống.
30
* Biện pháp vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào bài giảng
Đặt ra và giải quyết vấn đề là những thành tố tất yếu của phương pháp giảng dạy nêu tình huống. Giảng dạy nêu vấn đề là sự giải thích một hiện tượng hay sự kiện nào đó thông qua việc đặt ra và giải quyết vấn đề do học sinh thực hiện cùng với giáo viên và dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên có thể dùng hệ thống câu hỏi phù hợp với tri thức và đối tượng học sinh, để các em vào tình huống có vấn đề, hoặc dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tự vào tình huống có vấn đề. Và quá trình giải thích chỉ đạt được thông qua việc giải quyết vấn đề đã đặt ra.
Biện pháp vận dụng dạy học nêu vấn đề cụ thể như sau:
Các mức độ vận dụng
Hình thức tổ chức dạy học
Hoạt động dạy học
Giáo viên Học sinh
Trình bày nêu vấn đề Bài giảng - Nêu vấn đề, dẫn dắt vấn đề, giải quyết vấn đề - Lĩnh hội cách thức hình thành, phát
triển và giải quyết vấn đề của giáo viên
Tìm tòi một phần
- Trao đổi
- Thảo luận, xemina
- Nêu vấn đề
- Giúp học sinh giải quyết vấn đề
- Kết luận vấn đề
- Tham gia tìm tòi, giải quyết các vấn đề học tập
Nghiên cứu vấn đề
- Tự học
- Bài tập nghiên cứu,
viết thu hoạch,
chuyên đề khoa học - Định hướng cho học sinh tìm tòi các vấn đề khoa học - Tự tìm tòi, hình thành các vấn đề - Tự giải quyết các vấn đề
Để xây dựng vấn đề học tập, tạo ra tình huống có vấn đề, giáo viên có thể xây dựng bằng cách:
31
Giáo viên khi nêu ra vấn đề nhất thiết phải chú ý tới nguyên lý về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Đưa ra bất kì luận điểm nào cũng cần phải làm rõ mối liên hệ của nó với hoạt động thực tiễn của con người.
Trong nội dung bài “Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và
thiên tai”, giáo viên cũng chỉ ra đặc điểm, tác hại của bom, đạn và thiên tai,có
cách phòng tránh để từ đó để học sinh có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Để học sinh nhận thức rõ tác hại của chúng và có thể vận dụng vào bảo vệ đời sống bình yên, đó cũng là mục tiêu của bài học này.
Nêu lên những mâu thuẫn giữa quan niệm thông thường và quan niệm khoa học (tình huống không phù hợp).
Nêu lên các ý kiến, quan niệm khác nhau (tình huống xung đột).
Đưa ra các quan điểm phản động, phản khoa học đòi hỏi phản bác (tình huống phản bác).
Sau khi nêu ra vấn đề, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích sai lầm về lý luận và thực tiễn của những luận điểm, nhận định đó. Điều này giúp cho học sinh hình thành phương pháp phân tích, đánh giá và lý giải vấn đề một cách khoa học.
Giáo viên đưa ra biện pháp vận dụng cụ thể như sau:
Thứ nhất, vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào giảng nội dung
“Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai”, trước hết vận
dụng vào việc giới thiệu, dẫn dắt vào bài học bằng cách đặt ra các câu hỏi như sau: Chiến tranh đã qua đi, xong hậu quả để lại còn đến tận hôm nay. Đó là gì? Đó là những con người bị nhiễm chất độc màu da cam, những đứa trẻ vô tội không may mang những hình hài khiếm khuyết, những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần…Bom, đạn của chiến tranh, thiên tai đã hủy hoại con người, hủy hoại thiên nhiên. Đặc điểm của bom, đạn và thiên tai như thế nào? Những hậu quả của nó là gì? Và những biện pháp để phòng tránh như thế nào? Để
32
các em có câu trả lời, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học “Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai”.
Bằng cách dẫn dắt trên của giáo viên, học sinh sẽ hứng thú, tạo không khí sôi nổi, lôi cuốn và kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của các em. Các em sẽ độc lập suy nghĩ về những câu hỏi mà giáo viên vừa đặt ra.Và ngược lại, giáo viên cũng dẫn dắt học sinh, định hướng cho các em giải quyết vấn đề. Giáo viên đóng vai trò là người nêu ra vấn đề, sau đó định hướng, dẫn dắt học sinh vào giải quyết vấn đề, và cuối cùng chính giáo viên là người tổng kết lại vấn đề. Đây cũng là đảm bảo tính chất hai mặt của quá trình dạy học.
Thứ hai, sau khi giới thiệu bài, giáo viên đi vào nội dung chính của bài
học. Đối với phần I - bom, đạn và cách phòng tránh:
Giáo viên nêu ra vấn đề: Trong các cuộc chiến tranh xâm lược và
chống phá Việt Nam, kẻ thù đã dùng nhiều loại bom, đạn để huỷ diệt sự sống của ta. Bằng hiểu biết của mình, em có thể kể tên một số loại bom, đạn mà em biết? Và tác hại của chúng là gì?...Sau khi nêu ra vấn đề này, giáo viên cho học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến. Sau đó, giáo viên nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận. Phương pháp này giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, tìm tòi, tranh luận và đưa ra ý kiến cá nhân.
Đối với phần II - Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh. Giáo viên cũng đặt ra các vấn đề để học sinh giải quyết: Các loại thiên tai thường gặp ở nước ta? Em hãy phân tích những tác hại mà chúng gây ra? Từ đó em có ý kiến gì về các biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai? Giáo viên lần lượt đặt ra các câu hỏi để học sinh suy nghĩ, thảo luận và phát biểu ý kiến. Đặc biệt, giáo viên có thể mở rộng bài học bằng cách cho học sinh liên hệ thực tiễn, khả năng vận dụng vào cuộc sống. Kết thúc nội dung bài học, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: Trách nhiệm của học sinh đối với việc phòng tránh bom, đạn và thiên tai? Với việc trả lời câu hỏi này, học sinh có ý thức trong việc tham gia tuyên
33
truyền và thực hiện chính sách phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, chính sách