Sự du nhập của Công giáo vào huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Công giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống cộng đồng giáo dân ở huyện duy tiên, tỉnh hà nam hiện nay (Trang 35 - 37)

Hiện nay, huyện Duy Tiên có 3 tôn giáo lớn là: Đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo tin Lành. Trong đó Đạo Phật truyền bá vào đất Duy Tiên từ thế kỉ XI thời nhà Lý. Ngôi Chùa có sớm nhất là chùa Tháp Sùng Thiện Diên Linh, đƣợc xây dựng trên đỉnh núi Đọi, đã trở thành một trong những trung tâm phật giáo cả nƣớc ở thế kỉ XII, vì thế đạo Phật phát triển ở Duy tiên khá mạnh ở khắp các làng xóm trong huyện đều xây dựng chùa chiền. Ngƣời dân theo đạo Phật ở huyện là những ngƣời mộ đạo nhƣng cũng rất giàu lòng yêu nƣớc, yêu quê hƣơng.

Cho đến nay, trên huyện có khoảng 94 chùa, có ở 21 xã và thị trấn, số lƣợng tín đồ là 15,4% dân số, tổng số tăng ni có 76 ngƣời.

Đạo Tin Lành có một chi thánh Tin Lành ở Hoàn Dƣơng - Mộc Bắc, do mục sƣ nhiệm chức Hoàng Đức Luân chủ trì, có 1 nhà thờ, số tín đồ là 150 ngƣời.

Công giáo: Cuối thế kỉ XVII, đạo Thiên Chúa mới xâm nhập vào huyện Duy Tiên, mới đầu vào thôn Yên Mỹ. Sau đó lan truyền sang Bút Đông (tổng Trác Bút), Đồng Bào (nay là thôn Bèo - Tiên ngoại) và đân dần phát triển rộng trên địa bàn của huyện. Đạo Thiên Chúa cũng phát triển mạnh nhất từ khi thực dân pháp xâm lƣợc và thống trị nƣớc ta. Đến nay, sau gần 3 thế kỉ ở Duy Tiên đạo Thiên Chúa có mặt ở 18 xã và thị trấn ( riêng thị trấn Đồng Văn, Duy Hải, Đọi Sơn là không có đạo Công giáo) [1, tr.123].

Hiện nay toàn huyện có 49 nhà thờ với 4 linh mục trụ trì ở xứ Bút Đông, xứ Bèo và xứ Động Linh. Trong đó nhà thờ Bút Đông có lịch sử lâu đời nhất, xây dƣng vào năm 1920 và cũng đƣợc coi là nhà thờ chính của huyện, là nơi thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động của Công giáo trong toàn huyện, và cũng là nơi có 2 cha xứ cai quản.

Trƣớc khi Công giáo thâm nhập vào đời sống giáo dân ở đây rất khô khan, không biết Chúa là ai, cuộc sống vô cùng tẻ nhạt. Nhƣng từ khi Công giáo vào giáo dân nơi đây nhƣ biến đổi hoàn toàn, đời sống tinh thần đƣợc nâng cao hơn, phong phú hơn, sinh động hơn.

Trƣớc những năm 90 trên địa bàn huyện không có vị linh mục nào về cả, mãi đến năm 1996 thì mới bắt đầu có linh mục về. Ngƣời về đầu tiên đó là cha Nguyễn Ngọc Châu, Ngài cai quản toàn bộ giáo xứ, giáo họ và giáo dân trong huyện. Đây là vị linh mục đóng vai trò vô cùng quan trọng, làm thay đổi toàn bộ đời sống giáo dân nơi đây. Từ khi Ngài về các nhà thờ đƣợc sửa sang lại toàn bộ, ổn định lại toàn bộ các hội đoàn phục vụ giáo xứ, đời sống đạo đức của giáo dân cũng đƣợc thay đổi theo. Là ngƣời đầu tiên có công làm cho những giáo dân trong huyện khô khan đạo, bỏ đạo nay trở về với Chúa.Ngài về cai quản toàn giáo miền Duy Tiên đƣợc 11 năm, đến năm 2007 theo sự xắp sếp của Cha Tổng giáo phận Hà Nội Ngài đƣợc điều về cai quản giáo xứ Đại Ơn ( Hà Tây).

Cũng theo sự sắp xếp của Cha bề trên, cha Trần Bình Trọng đƣợc điều về cai quản tiếp toàn bộ giáo dân trong huyện từ năm 2007, cai quản đƣợc 3 năm từ năm 2007 - 2010 thì Ngài mất.

Từ đó đến nay toàn huyện nằm trong sự cai quản của Cha Vũ Ngọc Ruẫn, cha Nguyễn Văn San, Nguyễn Trọng Viên và cha phó Trịnh Duy Công. Trải qua từng ấy năm tồn tại và phát triển hiện trên địa bàn huyện có 7 giáo xứ chính bao gồm: Xứ Bút Đông, xứ Lảnh Trì, xứ Yên Mỹ (do hai cha Vũ Ngọc Ruẫn - là cha chính xứ và cha Trịnh Duy Công - là cha phó xứ cai quản); xứ Động Linh, xứ Ngọc Thị (do cha Nguyễn Văn San cai quản); xứ Kẻ Bèo, xứ Mang Sơn (do cha Nguyễn Trọng Viên cai quản). N goài ra trên địa bàn huyện còn có 40 giáo họ và một nhà dòng (dòng Mến Thánh giá nằm

4304 hộ với 16.721 giáo dân chiếm 13% dân số trong toàn huyện. Huyện Duy Tiên - theo bên Công giáo sẽ gọi là giáo miền Duy Tiên thuộc giáo hạt Hà Nam (do cha Bùi Ngọc Tuấn cai quản) và thuộc Tổng giáo phận Hà Nội.

Duy tiên có 7 thôn là có đạo toàn tòng là: Nguyễn Xá, Đông Nội, Phúc Thành, Đầm Đọ, Động Linh, Bèo, Trác Văn (trong đó có 6/7 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa). Trong huyện hiện nay có 260 đảng viên Công giáo.

Nhìn chung, các tôn giáo ở Duy tiên sống đan xen nhau, song luôn giữ gìn tình đoàn kết, chấp hành đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà Nƣớc. Những năm gần đây, khi kinh tế phát triển các cơ sở thờ tự cũng đƣợc quan tâm xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tạo điều kiện hƣớng dẫn các tôn giáo thực hiện đúng Pháp lệnh tôn giáo, tín ngƣỡng đề ra.

Một phần của tài liệu Công giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống cộng đồng giáo dân ở huyện duy tiên, tỉnh hà nam hiện nay (Trang 35 - 37)