Quan hệ phát sinh của các nhóm Động vật Nguyên sinh

Một phần của tài liệu Phân giới Động vật Nguyên sinh (Trang 31 - 34)

Hệ thống học động vật nguyên sinh thay đổi do các dẫn liệu về cấu trúc siêu hiển vi của tế bào mới được phát hiện gần đây.Hệ thống 5 giới: Monera, Protista, Plantae, Fungi, Animalia

Protozoa, Chromista), Plantae, Fungi, Animalia.

Hệ thống 3 lĩnh vực: Lĩnh vực Vi khuẩn (Bacteria), Lĩnh vực Cổ

khuẩn (Archaea), Lĩnh vực nhân chuẩn (Eukarya, Eukaryota). Lĩnh vực nhân chuẩn gồm: Archaezoa (Trùng roi kép, Trùng 3 roi và Trùng vi bào tử), Euglenozoa (Trùng roi màu và Trùng roi hạt gốc), Alveolata (Trùng roi giáp, Trùng bào tử, Trùng lông bơi), Stramenopila (Khuê tảo, Tảo vàng, Tảo nâu, Nấm nước), Rhodophyta (Tảo đỏ, Tảo lam), Plantae, Fungi, Animalia.

Neil A. Campbell đã đề xuất quan niệm 5 "giới chọn" vào năm 1999. Quan niệm "5 giới chọn" của Campbell là gồm các giới sau: Archaezoa, Euglenozoa, Alveolata, Stramenopila và Rhodophyta. Trong

đó giới Archaezoa gây tranh cãi nhiều nhất.

Một số nhóm chưa đưa vào sơ đồ phát sinh như Trùng chân rễ

(Rhizopoda), Trùng chân tia (Actinozoa bao gồm cả Trùng phóng xạ và Trùng mặt trời), Trùng lỗ (Foraminifera), Nấm nhầy vô bào (Myxomycota) và nấm nhầy tế bào (Acrasiomycota).

Cơ quan vận chuyển (chân giả, lông bơi hoặc roi bơi) và bộ nhân (một hay nhiều nhân, sự biệt hóa của bộ nhân thành nhân sinh sản và nhân dinh dưỡng) là các cơ quan tử dùng để phân biệt các nhóm động vật nguyên sinh. Tuy vậy một số nhóm động vật nguyên sinh lại có chung các

đặc điểm chung đó hoặc có thể thay đổi vòng đời phát triển tùy theo giai

đoạn phát triển hay khi môi trường thay đổi. Các tính chất có tính "bắc cầu" này rất đáng chú ý khi xây dựng hệ thống phân loại tự nhiên động vật nguyên sinh. Ví dụ một số nhóm động vật nguyên sinh sau:

Mastigamoeba (Trùng roi có chân giả) thuộc nhóm Rhizomastigina, có cơ quan vận chuyển là roi và chân giả, có một số loài sống trong đất ẩm và nước ngọt.

Opalina ranarum thuộc nhóm Opalinata ký sinh trong ruột sau của Lưỡng cư. Cơ thể của chúng có nhiều nhân giống nhau, có rất nhiều roi ngắn như lông bơi. Chúng vừa có khả năng sinh sản vô tính cắt đôi, vừa có khả năng sinh sản hữu tính bằng cách hình thành giao tử. Vòng đời của chúng khớp với vòng đời của Lưỡng cư là vật chủ (hình 2.26A-E).

Nấm nhầy vô bào (Myxomycota) trước đây được xếp vào nhóm Nấm, tuy nhiên những phát hiện gần đây cho thấy chúng sai khác cơ bản với nhóm nấm về cấu tạo tế bào, đặc điểm sinh sản và vòng đời. Vì vậy chúng được coi là gần với động vật nguyên sinh hơn dạng amip hơn. Chúng có màu da cam hay màu vàng, là sinh vật dị dưỡng, gặp nhiều trên cơ thể thực vật đang phân giải. Giai đoạn dinh dưỡng trong vòng đời là

một khối amip gọi là thể hợp bào (plasmodium), đường kính có thểđạt tới vài cm, tuy nhiên không phải là cơ thểđa bào mà là một khối nguyên sinh chất có nhiều nhân. Ở một số loài có nhân lưỡng bội và phân chia đều đặn với hàng ngàn nhân nguyên phân đồng thời. Nhờ đặc điểm này mà nấm nhầy được dùng để nghiên cứu chi tiết phân tử của hiện tượng nguyên phân. Sự chuyển động của dòng tế bào chất liên tục trong hợp bào đã giúp cho con vật phân phát thức ăn và ô xy. Dinh dưỡng bằng thực bào, sinh trưởng bằng cách hình thành chân giả trên đất ẩm hay mùn lá, gỗ mục. Khi môi trường bất lợi chúng có khả năng hình thành thể bào tử. Trong thể bào tử, các tế bào giảm phân hình thành nên các bào tử và khi vỏ thể bào tử vỡ

ra thì sẽ giải phóng các bào tử. Gặp điều kiện thuận lợi thì các bào tử sẽ

nảy mầm cho các tế bào đơn bội có roi bơi hay các cơ thể dạng amip hoạt

động. Hai dạng này dễ dàng biến đổi qua lại. Các tế bào cùng loại với nhau phối hợp và cho ra hợp tử, trong đó nhân phân chia nguyên nhiễm nhiều lần kèm theo sự phân chia tế bào chất cho ra nấm nhầy vô bào mới. Vòng đời của nấm nhầy vô bào thì giai đoạn lưỡng bội chiếm ưu thế.

Hình 2.26 Một số nhóm động vật nguyên sinh mang tính chất chuyển tiếp

A-E. Opalina ranarum (A. trưởng thành, B. Đang phân đôi, C. Giao tử bé; D. Giao tử lớn; E. Hai giao tử phối hợp cho hợp tử. G. Mastigamoeba longifilum

Nấm nhầy tế bào Dictyostelium thuộc Acrasiomycota có cấu tạo amip điển hình nhưng là tế bào đơn bội. Các tế bào đơn độc này ăn vi khuẩn khi bò trên chất hữu cơ thối rữa. Chúng có thể sinh sản vô tính hay hữu tính. Trong sinh sản vô tính khi thức ăn cạn kiệt, tế bào amip di

chuyển về một trung tâm tổ hợp gồm hàng trăm tế bào tập trung lại (cơ

chế tập trung tế bào nhờ vào chất dẫn dụ AMPc -adenozinmonophotphat vòng do chính chúng tiết ra), sau đó hình thành một khối tế bào amip. Sau một thời gian chúng hình thành thể quả: Một số tế bào khô hình thành cuống, có các tế bào khác bò lên cuống để hình thành bào tử, các bào tử

tập trung lại thành nhóm trên thể quả. Tiếp theo bào tửđược phát tán trong môi trường thích hợp, tế bào amip thoát khỏi vỏ bào tử và bắt đầu dinh dưỡng. Trong sinh sản hữu tính một đôi amip đơn bội gắn với nhau hình thành hợp tử, là giai đoạn lưỡng bội độc nhất trong vòng đời. Hợp tử sẽ

hình thành tế bào khổng lồ ăn tất cả các tế bào amip đơn bội xung quanh. Tế bào khổng lồ tiếp tục tạo vỏ bọc ngoài, giảm phân rôi nguyên phân một vài lần tiếp theo. Kết thúc vòng sinh sản hữu tính, các amip đơn bội được giải phóng khi vỏ kén vỡ, chúng ăn vi khuẩn và tùy điều kiện môi trường có thể hình thành nên tổ hợp sinh sản vô tính. Có một số ngành động vật nguyên sinh ký sinh chắc chắn phải hình thành sau. Ngành Trùng lông có cấu tạo phức tạp nên không thể nào là nhóm động vật nguyên sinh nguyên thuỷđược, còn lại là nhóm Trùng chân giả và Trùng roi.

Tổ tiên của động vật nguyên sinh là động vật dị dưỡng, vận chuyển bằng roi, từđó tiến hóa hình thành nên Trùng chân giả hiện đại, trùng bào tử gai và vi bào tử (đặc điểm chung là có amip trong vòng đời). Hướng thứ

2 hình thành Trùng roi hiện đại, chuyển sang đời sống ký sinh để hình thành Trùng bào tử và Trùng lông. Hướng thứ 3 hình thành nên động vật nguyên sinh dạng tập đoàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận. 1988. Động vật học (Phần

Động vật Không xươngsống). NXB Giáo dục. Hà Nội.

2. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái. 1981. Ngành Nguyên sinh

động vật. Trong: Động vật học không xương sống tập 1. NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp. Hà Nội.

3. Hickman Cleveland P. 1973. Biology of the Invertebrates. The C.V. Mosby Company.

4. Academia Republicii Socialiste România. 1965. Protozoologie. Editura Academiei Republicii Socialiste România.

Một phần của tài liệu Phân giới Động vật Nguyên sinh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)