5. TÊN VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
2.2.1. Sự hình thành và phát triển của công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương
Xuất phát từ nhu cầu về vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời nhằm đa dạng hoá các hoạt động của ngân hàng, sau khi Thống đốc NHNH Việt Nam ra quyết định số 149/QĐ- NH5 về việc ban hành Thể lệ Tín dụng thuê mua, ngày 25/03/1998, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 108/QĐ-NHNN về thành lập Công ty Cho thuê tài chính Vietcombank (VCBL) và là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Được thừa hưởng các thế mạnh về vốn và công nghệ từ Ngân hàng mẹ, Công ty Cho thuê tài chính Vietcombank luôn nỗ lực để đáp ứng các nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu trang bị đổi mới thiết bị đồng thời muốn tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Nhưng ngày 15/01/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Quyết định số 81/QĐ-NHNN cho phép Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chuyển đổi loại hình công ty từ Công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng (VCB LEACO) thành Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBL). Công ty được Sở kế hoạch và đầu tư TP.Hà Nội cấp Giấy phép kinh doanh số 112437 ngày 20/06/1998 cho phép kinh doanh trên các lĩnh vực:
Cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, trực tiếp sử dụng tai sản thuê theo mục đích kinh doanh hợp pháp, tư vấn nhận bảo lãnh cho khách hàng về những dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính.
Phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
Nhận tiền gửi có kì hạn từ 1 năm trở lên bằng ngoại tệ.
Cho thuê tài chính được thực hiện bằng ngoại tệ.
Vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác và quản lí tài sản bằng ngoại tệ. Công ty cho thuê tài chính Vietcombank được thành lập trên cơ sở Công ty Thuê mua và Đầu tư của Vietcombank. Công ty này được Ngân hàng ngoại
thương lập ra để thử nghiệm nghiệp vụ cho thuê tài chính. Sau khi công ty cho thuê tài chính Vietcombank ra đời, Công ty Thuê mua và Đầu tư được giải thể.
Trước đây Ngân hàng ngoại thương Việt Nam còn có một công ty liên doanh với Nhật Bản về cho thuê tài chính có tên gọi là Công ty cho thuê tài chính Việt Nam (VLC). Sau một thời gian hoạt động khá hiệu quả, phía Nhật Bản gặp khó khăn về tài chính đã xin rút khỏi liên doanh. Ngân hàng Ngoại thương đã tiến hành mua lại phần vốn góp của phía Nhật Bản và “sáp nhập” VLC với Công ty cho thuê tài chính VCB thành một công ty cho thuê tài chính duy nhất lấy tên gọi là Công ty cho thuê tài chính Vietcombank.
Khi mới thành lập, vốn điều lệ của Công ty là 55 tỉ đồng, tổng số nhân sự có 9 cán bộ và nhân viên. Đến nay, vốn điều lệ của Công ty là 500 tỷ đồng, có khả năng tài trợ cho thuê tài chính lên tới hơn 150 tỷ VND cho một khách hàng và 250 tỷ VND cho một nhóm khách hàng có liên quan. Số nhân viên của Công ty tại thời điểm cuối năm 2011 là hơn 104 người với hầu hết trình độ đại học, thạc sỹ, tràn đầy nhiệt huyết với công việc.
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đặt trụ sở chính tại tầng 4 toà, số 10B Tràng Thi, Hà Nội. Năm 2004, Công ty thành lập được 1chi nhánh tại Tầng 8 – Toà nhà CMARD2- 45 Đinh Tiên Hoàng- Quận 1 – Tp.Hồ Chí Minh. Chi nhánh này hoạt động dưới hình thức hạch toán phụ thuộc công ty. Mặc dù mới thành lập nhưng chi nhánh đã có những bước tăng trưởng tương đối vững chắc. Đây đều là các vị trí trung tâm, rộng rãi để thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch.
Được thành lập từ năm 1998, Công ty cho thuê tài chính Vietcombank đã góp phần đa dạng hoá danh mục sản phẩm tín dụng của ngân hàng ngoại thương, hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Là một trong những công ty CTTC tiên phong tại Việt Nam, qua hơn 10 năm kinh nghiệm, Công ty đã thiết lập được các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhiều nhà cung cấp thiết bị lớn, các công ty bảo hiểm có uy tín
cũng như mạng lưới khách hàng trung thành trên toàn quốc.Với phương châm “Khách hàng luôn là ưu tiên số 1”, VCBL luôn có sẵn phương tiện và nhân lực để tới tiếp xúc với các khách hàng ở xa đồng thời tích cực hợp tác với khách hàng để tiến hành các thủ tục một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Chính vì thế, mạng lưới khách hàng tại VCBL trải dài trên toàn quốc từ Bắc chí Nam. Các doanh nghiệp dù ở những vùng xa xôi, không thuận lợi đi lại như các doanh nghiệp khai khoáng tại Quảng Ninh, Bắc Giang hay thủy điện tại Đắc Nông vẫn luôn nhận được sự chăm sóc chu đáo của VCBL không khác gì các doanh nghiệp tại các địa điểm trung tâm. Mục tiêu của Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là trở thành công ty Cho thuê Tài chính hàng đầu Việt Nam, cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính đến các doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp đổi mới thiết bị, hướng tới thành công trong kinh doanh.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban 2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức điều hành tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Ban kiểm soát Ban Giám Đốc PHONGKH ÁCH HÀNG PHÒNG QUẢN LÍ NỢ PHÒNG SỬ LÍ NỢ XẤU PHÒNG QUẢN LÍ RỦI RO PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG QUẢN LÍ NHÂN SỰ PHÒNG HÀNH CHÍNH VÀ Hội đồng quản trị
(Nguồn: Giới thiệu về Công ty CTTC Vietcombank)
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc NHNT VN. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lí Nhà nước về hoạt động của Công ty, có nhiệm vụ cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giám sát và thanh tra hoạt động của công ty, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về hoạt động cho thuê. Cơ cấu tổ chức tại trụ sở chính gồm:
- Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc - Ban kiểm soát
- Giám đốc và các phó giám đốc
- Kế toán trưởng ( Trưởng phòng kế toán) - Các phòng ban và chuyên môn nghiệp vụ
2.2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban
- Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cấp cao nhất trong công ty, có ít nhất 3 thành viên và không vượt quá 5 thành viên và đều là những người có đạo đức nghề nghiệp và có năng lực điều hành và trình độ chuyên môn. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT là:
Nhận các nguồn vốn và các nguồn lực khác do HĐQT Ngân hàng ngoại thương VN giao, quyết định góp vốn mua cổ phần, liên doanh với các tổ chức, cá nhân khác trong nước. Quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, kinh doanh hàng năm của Công ty và doanh nghiệp do công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Quy định chung về lãi suất tín dụng, tỷ lệ hoa hồng, phí, mức tiền phạt đối với khách hàng theo quy định của pháp luật. Quyết định bổ sung, sửa đổi
Điều lệ và cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành, ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động theo qui định của pháp luật.
- Ban kiểm soát
Ban kiểm soát có số thành viên tối thiểu là 3 người, nhưng không vượt quá 5 người và ít nhất phải có một nửa số thành viên là chuyên trách. Trưởng ban kiểm soát là thành viên chuyên trách. Một số nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát là:
Kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Công ty.
Thực hiện kiểm toán nội bộ công ty. Thẩm định báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của công ty. Thường xuyên báo cáo với HĐQT Công ty về kết quả hoạt động tài chính của công ty. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do HĐQT giao.
- Ban Giám đốc
Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, điều hành hoạt động công ty là Giám đốc công ty, giúp việc Giám đốc có một số Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc công ty. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT công ty, HĐQT Ngân hàng Ngoại thương và trước pháp luật.
Cùng chủ tịch HĐQT kí nhận vốn và các nguồn lực khác do NHNT VN giao. Giám đốc tổ chức thực hiện phương án hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế khi được HĐQT chấp thuận. Báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của HĐQT Công ty, Ngân hàng Ngoại thương VN, Ngân hàng Nhà nước.
- Các phòng khác
Có nhiệm vụ thưc hiện những nhiệm vụ riêng của từng phòng theo quy
2.2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn
Trước khi bắt đầu một khởi nghiệp kinh doanh mới, điều đầu tiên luôn được nhắc đến là nguồn vốn. Do đó hoạt động huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của công ty. Hàng năm Công ty đều xây dựng các chiến lược huy động vốn để cân đối với mức dự kiến tăng trưởng dư nợ cho thuê trong năm kế hoạch.
Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng nguồn vốn của công ty CTTC Vietcombank
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng NV 1.039.061,13 1.449.735,56 1.412.690 Trong đó SL % SL % SL % Vốn điều lệ 300.000 28,87 300.000 20,7 500.000 35,4 TG và vay các TCTD 634.704 61,02 1.000,52 69,1 763.910 54,03 Vốn CSH 334.181 32,19 374.273 25,8 545.000 38,59
(Nguồn báo cáo tài chính của công ty VCBL)
Dựa vào bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2009-2011. Công ty đã xác định nhiệm vụ huy động vốn là một trong ba nhiệm vụ trong tâm năm 2010. Do vậy, ngay từ đầu năm công ty đã trình ngân hàng nhà nước phương án phát hành trái phiếu dài hạn. Tuy nhiên do những khó khăn của thị trường cũng như các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng nhà nước và lãi suất huy động tăng cao nên kế hoạch phát hành trái phiếu năm 2010 vẫn chưa thành công.
Xét về cơ cấu nguồn vốn: Phần lớn nguồn vốn hoạt động của công ty vẫn từ nguồn vốn vay và gửi các tổ chức tín dụng khác, chiếm 61,9% năm 2009 đến 69,1% năm 2010.
thứ cấp 1 chiếm tỷ trọng nhỏ 6,29% trong đó chủ yếu là ký quỹ của khách hàng thuê tài chính tại công ty (trung bình chiếm 5% tổng dư nợ của các khách hàng) và một phần nhỏ là khoản huy động từ công ty bảo hiểm có quan hệ với công ty. Tỷ lệ vốn huy động trong thị trường thứ cấp 2 vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nợ phải trả của công ty 91,8% chủ yếu là các khoản vay và nhận gửi từ các tổ chức tín dụng, chiếm trên 84% ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCL 2011)
Nhìn chung hoạt động huy động vốn của công ty vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do xu hướng chung của nền kinh tế đang trong thời kì khủng hoảng nên việc vay vốn của các tổ chức kinh tế khác cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Rõ ràng trong hoạt động huy động vốn, vốn đi vay chiếm phần lớn trong khi tiền gửi chỉ chiếm phần nhỏ. Như vậy nguồn huy động vốn còn khá đơn điệu, dựa chủ yếu vào ngân hàng mẹ. Đặc điểm này phản ánh một thực tế là các công ty cho thuê tài chính chỉ là một kênh cho vay vốn trung và dài hạn của các ngân hàng mẹ. Thông qua công ty cho thuê tài chính, các ngân hàng cung ứng vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Tuy nhiên ngân hàng mẹ không phải lúc nào cũng có sẵn nguồn vốn trung và dài hạn cho vay, khi ngân hàng mẹ gặp khó khăn thì sẽ kéo theo công ty bị ảnh hưởng rất nhiều. Do vậy nguồn tiền vay từ NHNT Vietcombank có ý nghĩa quyết định đến kết quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính NHNT VN.
Việc triển khai huy động tiền gửi có kì hạn dài từ dân cư gặp nhiều khó khăn do hạn chế về bộ máy tổ chức, mạng lưới huy động, sản phẩm huy động bị giới hạn về quy định về kì hạn, chưa đa dạng các hình thức tiền gửi nên không đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng.
Vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác không phải trong hệ thống NHNT VN cũng gặp phải khó khăn vì trong trường hợp này áp dụng lãi suất vay thương mại trên thị trường nên thường cao,và đòi hỏi có tài sản đảm bảo.
tốt, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu tài trợ của các tổ chức kinh tế, nhưng cơ cấu nguồn vốn còn chênh lệch quá nhiều. Việc phát hành các giấy tờ có giá chưa được công ty thực hiện. Hiện nay chỉ có công ty cho thuê tài chính quốc tế thực hiện được điều này, nhưng giá trị vẫn hạn chế. Do đó cần phải cân đối lại nguồn vốn thì mới có thể đảm bảo cho sự tăng trưởng dư nợ cho thuê của công ty.
2.2.3.2. Hoạt động cho thuê tài chính
- Về tình hình dư nợ cho thuê của công ty
Do đặc thù hoạt động của công ty hiện tại vẫn chủ yếu trên lĩnh vực cho thuê tài chính nên việc sử dụng vốn chủ yếu vẫn là cho các danh mục cho thuê. Từ khi ra đời đến nay, dư nợ cho thuê của công ty tăng trưởng liên tục. Cụ thể như sau :
Bảng 2.3: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho thuê tài chính công ty cho thuê tài chính ngân hàng ngoại thương VN
Đơn vị: triệu đồng
( Nguồn báo cáo tài chính của công ty VCBL)
Từ bảng trên ta có thể thấy: Năm 2010 dư nợ của công ty đạt 1.190.879 triệu đồng, tăng 13,9% so với năm 2009 nhưng thấp hơn 4% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Việc dư nợ cho thuê tài chính không đạt được kế hoạch chủ yếu là do khó khăn trong công tác huy động vốn buộc Công ty phải hạn chế trong việc tiếp cận khách hàng. Đến năm 2011 dư nợ cho thuê tài chính 1.286.698 triệu đồng tương đương với 8,04% mặc dù tình hình dư nợ vẫn tăng so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm trước.
Nguyên nhân sụt giảm một phần là do chủ trương giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của công ty, mặt khác do bối cảnh nền kinh tế thế giới
Năm 2009 2010 2011
Dư nợ cho thuê tài chính 1.024,590 1.190,879 1.286,698
khủng hoảng trong năm 2011, Kinh tế thế giới bước vào năm 2011 trong bối cảnh vừa ra khỏi giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái và bước đầu phục hồi, diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới năm 2011 với những biến động khó lường về tỷ giá, tình trạng thâm hụt tài chính và giá