Lời bài hát với nghệ thuật lạ hoá

Một phần của tài liệu Lời bài hát trong kịch tự sự của bectôn brêcht (Trang 32 - 51)

2.1. Nghệ thuật lạ hoá

Mỗi khi nhắc đến B.Brêcht, các nhà nghiên cứu không thể không nhắc đến phương pháp gián cách (lạ hoá) rất đặc trưng của ông. Đây là một phương

pháp chủ yếu chi phối đến tất cả các quy trình sáng tạo một vở kịch của Brêcht. Trước hết phải khẳng định rằng: Gián cách hoàn toàn là một phương

pháp chứ không phải là một thủ pháp đơn thuần của Brêcht. Nói như vậy bởi vì đã từng có không ít người hiểu nhầm rằng, gián cách trong kịch Brêcht chỉ là một thủ pháp hình thức nhỏ lẻ, riêng biệt. Nhiều người đã vận dụng nó vào trong kịch của mình nhưng không hiểu được bản chất đích thực của nó nên vở

kịch nhiều khi không được như ý muốn. Có trường hợp đạo diễn dựng vở “Mẹ

Can Đảm và bầy con” nhưng không thể hiện được ý đồ đích thực của Brêcht,

mà trở thành một vở kịch đơn thuần chỉ là ca ngợi bà Mẹ Can Đảm dũng cảm trong chiến tranh. Vậy thế nào là lạ hoá (gián cách) ?

“Lạ hoá”: Toàn bộ thủ pháp trong nghệ thuật (nghịch dị, nghịch lý…)

được dùng để đạt đến một hiệu quả nghệ thuật, theo đó hiện tượng được miêu tả phải hiện ra không phải như ta đã quen biết, hiển nhiên mà như một cái gì

mới mẻ, chưa quen “khác lạ”. Khái niệm “hiệu quả lạ hoá” do Brêcht đưa

vào mỹ học căn cứ vào lý thuyết và thực tiễn sân khấu của ông. Theo Brêcht,

lạ hoá gây nên ở chủ thể tiếp nhận sự “ngạc nhiên và hiếu kỳ” trước một góc

nhìn mới làm nảy sinh một thái độ tiếp nhận tích cực với cái thực tại đã được lạ hoá kia.

Lạ hoá đã phá vỡ cái hàng ngày, cái đời thường cái truyền thống phá vỡ tính tự động máy móc của sự cảm thụ bằng cách tạo ra một cái nhìn mới

hình” đã quen để người ta có thể nhận ra các ý nghĩa mới của sự vật và nhân

sinh.

Theo Brêcht, kịch truyền thống dựa trên ảo giác, là sự thể nghiệm lôi cuốn người xem cùng sống và xúc động với những hành động và nhân vật trên sân khấu, mất đi cái cảm giác ranh giới sân khấu và cuộc đời. Vì vậy, kịch Arixtôt không giải thích được thế giới, không có khả năng giác ngộ con người với hiệu quả cao.

Mục đích của phương pháp lạ hoá là tước bỏ dấu ấn quen thuộc của sự vật hiện tượng làm cho sự vật đó trở nên xa lạ như mới gặp lần đầu, khiến con người tò mò tìm cách lí giải nó. Như vậy, lạ hoá có khả năng phá bỏ sự hoà cảm của con người đối với sự vật và kích thích sự suy nghĩ, khám phá đối với sự vật. Để đạt đến mục đích tác động tích cực tới tư duy độc giả, không gây sự hoà cảm giữa người xem và nhân vật bằng những chi tiết chân thực, không xây dựng lên những nhân vật có cá tính sinh động. Để đạt tới hiệu quả lạ hoá, nhân vật chỉ còn là những nhân vật loại hình. Nhân vật chỉ là người tái hiện lại các sự kiện để người thưởng thức tự đánh giá một cách khách quan và tự rút ra ý nghĩa và bài học cho riêng mình. Nghệ thuật lạ hoá nhân vật trong kịch tự sự của Brêcht phù hợp với trình độ thưởng thức nghệ thuật và nhận thức của khán giả thời đại mới, nó không những dành cho khán giả khoảng tự do suy nghĩ, nhận thức, đánh giá bản chất sự vật mà còn gợi cho họ sự lựa chọn hành động tích cực đối với thực tại.

Điều chúng ta quan tâm ở đây là một trong những hình thức mà Brêcht sử dụng để tạo hiệu quả lạ hoá nó là những lời ca, khúc hát ngay trong một tác phẩm tự sự.

Sự xen kẽ các bài hát, lời đối thoại của ca sĩ và nhạc công góp phần đắc lực tạo sự lạ hoá nhân vật. Nhờ vai trò của ca sĩ, người đọc không bị cuốn hút, hoà theo cảm xúc, tâm trạng nhân vật mà luôn sáng suốt theo dõi, đánh giá nhân vật kịch. Nhiều bài hát do các ca sĩ, các ban hợp ca hay chính nhân vật trình

diễn xen vào giữa các màn kịch hoặc một màn kịch, gián cách các đối thoại nhằm tạo điều kiện cho khán giả tham dự vào cuộc trình diễn. Những bài hát này thường giữ vị trí độc lập làm cho không khí có tính chất đại chúng, khơi gợi sự phê phán các nhân vật, phá vỡ những ảo tưởng.

Trong kịch sự của Brêcht ngôn ngữ sở dĩ không thuần nhất còn là vì nó xen lẫn với những lời thoại là các bài hát, bài thơ và nhạc nền. Nhân vật của ông không phải lúc nào cũng chỉ nói, tranh luận, mà còn hát rất nhiều nữa. Các bài hát chính là một phần quan trọng không thể thiếu của cốt truyện kịch Brêcht. Tuy là kịch tự sự nhưng nhờ những bài hát này mà kịch Brêcht tràn đầy chất thơ, chất nhạc, cho nên sự giáo dục của ông không trở nên khô khan,

cứng nhắc mà rất dễ đi vào lòng người. Trong vở “Người mẹ” có đến 13 lần hát, trong “Mẹ Can Đảm và bầy con” có tới 15 lần hát, trong “Vòng phấn

Kafkazơ” có đến 58 lần hát. Như vậy, vai trò của ca sĩ, nhạc công và dàn đồng

ca là rất lớn. Họ vừa là người dẫn dắt câu chuyện vừa là người đọc lên những suy nghĩ sâu kín trong tâm hồn nhân vật, nói lên những điều mà nhân vật không nói và những điều mà tác giả muốn nói. Các bài hát ấy có ý nghĩa khái quát và đôi khi nó không liên quan trực tiếp đến nội dung cụ thể của tình huống kịch. Các hát còn có tên riêng cho mình chứng tỏ, mỗi bài hát là một sự trọn vẹn, độc lập và cũng có phần gián cách với nội dung kịch. Điều này tạo nên thành phần gián cách về nội dung.

Bằng phương pháp lạ hoá, Brêcht đã nhấn mạnh, tô đậm ở mức cao những mặt bình thường, thậm chí tầm thường của Catơrin, Azđắc cùng những hành động, kết quả việc làm cao cả của nhân vật. Lòng vị tha của người hầu gái đối với đứa trẻ bị bỏ rơi, tham vọng ghê gớm của Mẹ Can Đảm cũng được thể hiện một cách đậm nét nổi bật hơn bất cứ một nhân vật nào khác. Chính những nét đó khiến cho nhân vật của Brêcht có vẻ khác thường, xa lạ với người đọc. Những con người của cuộc đời bình thường, của cuộc đời thực đã trở nên xa lạ, khác thường bởi thủ pháp cường điệu hoá cao độ của Brêcht.

Nhà viết kịch đã vận dụng sáng tạo thủ pháp nghệ thuật này để lạ hoá nhân vật, kích thích khả năng tìm hiểu, khám phá của người đọc đối với những vấn đề mà tác giả đặt ra qua nhân vật kịch tự sự.

Lời bài hát xuất hiện tạo nên nhân vật có sự khác lạ. Bàn về nhân vật kịch của Brêcht, Pêtô Hắc nhà văn, nhà thơ đồng thời là nhà viết kịch Đức đã

khẳng định : “Nhân vật của Brêcht không phải là những con người sống đó là

những ý niệm mà Brêcht dựng thành người, những con người mà ta phải suy đoán ra từ chứng cứ này sang chứng cứ khác, qua một bài ngụ ngôn chẳng nhiều hứng thú kịch. Vì vậy điểm đó chỉ là “nửa điểm”.

Nhân vật kịch tự sự của Brêcht thiên về tính phổ biến, thiếu cá tính nhưng không phải vì thế mà nhân vật trở nên chết cứng, đơn thuần chỉ là những khái niệm như nhận xét của Pêtô Hắc. Cái sinh động, hấp dẫn của nhân vật kịch Brêcht nảy sinh từ mối tương tác giữa các nhân vật trước, các vấn đề lớn mà họ quan tâm, từ mối quan hệ giữa cá nhân với những vấn đề xã hội, con người được để cập trong tác phẩm. Để thấy được nhân vật trong kịch tự sự của B.Brêcht có sức sống lâu bền như thế nào và được phát triển qua lời bài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hát ra sao, chúng ta tìm hiểu qua hai vở kịch tiêu biểu của ông là: “Mẹ Can

Đảm và bầy con” và “Vòng phấn Kafkazơ”.

2.2. Lạ hoá qua lời bài hát trong “Mẹ Can Đảm và bầy con”

Tuy lời bài hát xuất hiện không nhiều trong toàn vở kịch nhưng nó giữ vai trò chủ đạo trong việc thể hiện nội dung và là một bút pháp nghệ thuật độc đáo của Brêcht, ông đã dày công sử dụng, thể hiện thành công nghệ thuật lạ hoá nhân vật của tác phẩm

Ta giả sử nếu không có lời bài hát được sử dụng thể hiện từ các nhân vật trong tác phẩm xuất hiện thì sao? Chắc chắn nội dung cơ bản và chủ yếu của vở kịch sẽ không bị thay đổi. Song cũng chắc chắn rằng hiệu quả nghệ thuật của phương pháp lạ hoá trong tác phẩm và trong từng nhân vật sẽ bị giảm đi rất nhiều. Bởi lẽ lời bài hát của nhân vật Mẹ Can Đảm đã giữ một vai trò nhất

định trong việc thể hiện quan điểm sống, cách nhìn nhận của bà về chiến tranh hoặc lời bài hát của Yvét, Tuyên uý, người lính,.. cũng đều thể hiện một nội dung riêng biệt. Thật vậy, chính những yếu tố đó vừa góp phần nêu bật chủ đề tác phẩm, lại vừa giúp tác giả thể hiện được sự trái ngược, bất hợp lý trong các tư duy của bà mẹ Anna Fieclinh.

Lời bài hát trong cảnh bảy của Mẹ Can Đảm thể hiện rất rõ một quan niệm hết sức kì lạ của bà Anna Fieclinh, là một bà mẹ phải sống khổ, vất vả cả đời và đây là thời điểm bà thuận lợi trong việc kiếm lời bởi chiến tranh đã lan rộng. Bà đẩy xe hàng đi hết mặt trận này đến mặt trận khác, cả ba đứa con bà đều chết vì chiến tranh nhưng bà vẫn một mực nói với Tuyên uý:

“Ông không làm tôi chán ghét chiến tranh được đâu. Người ta bảo rằng chiến tranh tiêu diệt những kẻ hèn yếu, nhưng hoà bình thì kém gì. Dẫu sao chiến tranh vẫn nuôi nấng người của nó tốt hơn”. Thật kì lạ khi chúng ta thấy

một người không sợ chiến tranh thậm chí lại tỏ ra hài lòng khi chiến tranh tiếp diễn.

Bà lại nói:

“Nếu anh thấy anh không có sức để chiến tranh. Người ta sẽ chiến thắng chẳng cần anh.

Chiến tranh, dành cho việc buôn bán

Không bán bơ, nhưng bán đạn chì”. (2 – 350)

Theo quan niệm của bà: “Xây nhà dựng cửa làm gì? Những kẻ ru rú

một xó lại là những kẻ chết trước tiên”. Rõ ràng bà phản đối đến coi thường

những kẻ sợ chiến tranh thích sống yên ổn. Bà lại hát:

“Những ai sợ chiến tranh Chỉ muốn sống yên lành,

Sẽ chết yên lành, chẳng quang vinh, Và như thế phỏng hơn gì nữa”.

Cứ như vậy, lời bài hát đã thể hiện một quan niệm, một cách nhìn nhận rất khác thường của bà Mẹ Can Đảm về chiến tranh. Chiến tranh là kẻ thù của nhân loại, bởi chiến tranh là mất mát, là thiệt thòi đau khổ tan tóc nhưng đối với là Anna Fieclinh thì chiến tranh lại là môi trường, điều kiện thuật lợi cho việc buôn bán. Bà cho rằng mình có thể làm giàu từ chiến tranh, chiến tranh sẽ đem lại cho bà sự giàu sang, sung sướng và cũng chính vì thế mà bà yêu chiến tranh hơn bao giờ hết. Bà sợ hãi khi chiến tranh kết thúc và bà nguyền rủa hoà bình khi nó trở lại. Bà cho rằng sống một cuộc đời phẳng lặng là vô nghĩa, nếu

phải chết trên chiến trường cũng là sự “quang vinh”, sống phải đi khắp nơi và

hoà mình vào không khí sôi nổi, nóng bỏng của thời sự thì cuộc sống mới thật có ý nghĩa. Đó là quan niệm là cách nhìn sai lệch, khá thực dụng của bà Mẹ Can Đảm với chiến tranh. Phải chăng những đồng hào, những chuỗi tiền đã làm cho bà chói mắt đến thế? Dường như càng tiếp xúc với nhân vật này nhiều hơn ta lại thấy tư tưởng đó đã ngấm sâu vào tư duy vào cách sống, vào trong

máu của con người bà. Chiến tranh tiếp tục diễn ra với bà “Hoà bình, thật

ngắn ngủi. Và bây giờ đây, cuộc vui lại tiếp tục!”.

Bài hát:

“Từ Mêtz đến Ulmơ, từ Ulmơ đến Bô hêm,

Mẹ Can Đảm theo sau đại bác.

Ai yêu thích chiến tranh, chiến tranh nuôi kẻ đó. Hãy đem chì và thuốc súng cho chiến tranh. Chỉ chì và thuốc súng thôi, không đủ.

Chiến tranh cần những đoàn quân quyết tử. Bởi thế, hãy nhanh nhanh vào hàng lính! Hãy tòng chinh, các bạn, mau tòng chinh!”.

Mẹ Can Đảm hết bán bánh mì cho quân lính rồi đến bán cả đạn dược, cung cấp vũ khí cho chiến tranh. Bà là một phần tử thúc đẩy chiến tranh tiếp diễn bà kêu gọi mọi người ra trận, quyết tử trong cuộc chiến, dường như trước

cái chết của quân lính bà không mấy xúc động. Từ các bài hát, chúng ta hình dung thấy một hình ảnh bà mẹ lạnh lùng, vô cảm đẩy xe hàng đi từ chiến trường này đến chiến trường khác, chứng kiến bao mất mát, đau thương nhưng với Mẹ Can Đảm đó là chuyện bình thường, và coi cái chết đó là vinh quang, cũng chính bà coi việc làm của mình là lẽ đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người ta còn nghe thấy Mẹ Can Đảm hát ở cuối cảnh mười hai sau khi ba đứa con của bà đã chết hết vì chiến tranh. Một mình bà vẫn lê bước trên mặt trận, bà vẫn hát:

“Lúc vinh quang khi khổ nhục Chiến tranh đi vất vả khó khăn. Dù chiến bại hay dù chiến thắng Mọi người đều thua thiệt mà thôi. áo quần vài manh rách tả tơi, Bữa ăn cố cầm hơi chẳng đủ, Người ta nghiến răng tự nhủ: Hãy ở lại trong quân ngũ! Chuyện kỳ lạ ấy ắt là phải đến

Kể từ khi diễn ra chinh chiến”. (2 - 388)

Có thể thấy rằng, Anna Fieclinh là một nhân vật hết sức kỳ lạ, có thái độ vui mừng khi chiến tranh kéo dài và ngược lại dửng dưng khi các con bà bị chính chiến tranh giết hại. Liệu thực sự trong con người đó có thương xót những đứa con của mình không, Brêcht để cho mỗi khán giả tự đánh giá, tự suy nghĩ, tự hiểu. Đây là một biện pháp nghệ thuật mà ông đưa vào sân khấu tự sự. Đây cũng chính là điểm khác biệt trong việc xây dựng hình tượng nhân

vật theo kiểu Bectôn Brêcht. Nhiều người cho rằng vở kịch “Mẹ Can Đảm và

bầy con” kết thúc không có hậu, nếu bà Mẹ Can Đảm nhận ra vấn đề và đứng

tranh lớn sắp bùng nổ: Tác giả không tin rằng mọi người sẽ tự rút ra được một bài học về những thảm họa sắp đổ lên đầu họ … Điều đó là hiện thực! Nếu bà Mẹ Can Đảm không rút ra được bài học gì về những việc đã xảy đến với bà, tôi nghĩ, về phía khán giả họ sẽ học được khi họ quan sát chuyện của bà …”.

Vì vậy, Brêcht đã đặt trọng điểm ngòi bút vào việc thức tỉnh thái độ phê phán của người xem không để bà mẹ kết luận, mà nhường việc đó cho khán giả: Cách làm đó vừa hiện thực vừa đảm bảo tính khuynh hướng của vở kịch. Rõ ràng phương pháp lã hoá đã giúp Brêcht xây dựng thành công nhân vật bà Mẹ Can Đảm, trong đó không thể không kể đến sự đóng góp đắc lực của lời bài hát. Bởi lẽ, lời bài hát đã giúp Brêcht đặt vào nhân vật để họ có thể tự kể những câu chuyện về cuộc đời mình như Yvét hay để kể những câu chuyện về lịch sử tôn giáo của Tuyên uý… Và đặc biệt thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận của mình về những sự việc xảy ra trước mắt cụ thể là chiến tranh của Mẹ Can Đảm một cách hết sức tự nhiên và sinh động. Cũng chính lời bài hát đã làm cho nhân vật mang tính ước lệ cao.

Ngoài ra, trong “Mẹ Can Đảm và bầy con”, nhiều nhân vật được

Brêcht xây dựng mang nét khá đặc biệt gây sự chú ý, tò mò hướng thú theo dõi của khán giả. Catơrin có phần xấu xí nhưng lại là người có khả năng nhận

Một phần của tài liệu Lời bài hát trong kịch tự sự của bectôn brêcht (Trang 32 - 51)