Price: linh hoạt, thay đổi nhanh.
4P Product: luôn đổi mới, cải tiến liên tục, đa dạng… Place: đa dạng, nhưng chủ yếu là các đại lý bán lẻ.
Hiệu quả.
Promotion thực hiện kiểu “ dội bom” Các chương trình vì cộng đồng.
2.4 Những đề xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam qua kinh nghiệm của Omo Omo
- Đầu tiên, trước khi đưa ra một loại sản phẩm nào phải biết thích nghi hóa các sản phẩm của công ty với thị trường. Ví dụ, tại Việt Nam khi cho ra đời bất cứ sản phẩm nào phục vụ một nhu cầu nào đó của người Việt Nam, việc đầu tiên Omo nói riêng hay Unilever nói chung làm là nghĩ xem liệu sản phẩm này sẽ được chấp nhận như thế nào tại thị trường này? Và liệu công ty có thể làm cho các sản phẩm này trở nên gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam hay không? Có như vậy mới đảm bảo khả năng sản phẩm được thị trường chấp nhận.
- Luôn cố gắng đi theo quan điểm của khách hàng, mọi công tác, hoạt động của mình phải luôn hướng vào khách hàng và thoả mãn nhu cầu tối đa của họ. Bằng cách :
+ Luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm nhằm tìm cách làm hạ chi phí, giá thành, nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường trong nước.
+ Tìm và thiết lập các kênh phân phối của mình theo tiêu chuẩn của Unilever là always visible, always availble.
+ Quảng cáo và xúc tiến bán hàng thường xuyên và hướng mọi nỗ lực của công ty vào thực hiện công tác này khi sản phẩm có chất lượng đủ tốt, việc này chỉ có ý nghĩa khi các sản phẩm của công ty có chất lượng cao còn nếu như chất lượng kém mà làm quảng cáo mạnh mẽ có khi làm cho công ty mất khách hàng thêm + Thực hiện chăm sóc khách hàng chu đáo cả trước, trong và sau khi bán hàng. - Xây dựng một chiến lược quảng cáo phù hợp:
+ Các công ty Việt Nam khi thực hiện các chương trình quảng cáo không xác định được mục tiêu của chương trình. Do vậy mà không có những biện pháp hợp lý có hiệu quả. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao xác định được chính xác mục tiêu của chương trình đó một ,để tránh những chi phí vô ích không có hiệu quả. Những mục tiêu này phải xuất phát từ những quyết định trước đó về thị trường mục tiêu, định vị thị trường và Marketing mix.
+ Phải quyết định một ngân sách hợp lý cho quảng cáo. Việc xác định ngân sách cho quảng cáo đối với những công ty ở việt nam còn là một vấn đề nan giải. Ngân sách dành cho quảng cáo còn thiếu hợp lý,có những chương trình ngân sách dành cho quảng cáo nhiều hơn mức cần thiết, có những chương trình thì quá ít không đủ để thực hiện truyền tải những thông tincủa sản phẩm, những thông điệp của nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Khi xác định ngân sách dành
cho quảng cáo cần chú ý tới các yếu tố ảnh hưởng tới ngân sách quảng cáo như: giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm, thị phần và cơ sở tiêu dùng, tần suất quảng cáo, khả năng thay thế của sản phẩm.
+ Cần có một thông điệp rõ ràng. Bởi lẽ, thực tế hiện nay các chủ đề quảng cáo của ta còn quá nghèo nàn sơ sài, có tính thuyết phục chưa cao. Các chương trình chưa có tính phù hợp với mong muốn,tính độc đáo và trung thực. Thông điệp của các chương trình quảng cáo chưa có sự khác biệt lớn với chương trình quảng cáo khác của các đối thủ, chưa có sự độc đáo riêng.
+ Cần lựa chọn phương tiện quảng cáo để tải thông điệp quảng cáo một cách hợp lý, có hiệu quả cao.
- Ngoài ra, cần xây dựng một đội ngũ nhân viên biết lắng nghe khách hàng.