bàn xã Mỹ Hội Đông
Theo Ủy Ban Nhân Dân Xã Mỹ Hội Đông (2013) vài năm trở lại đây, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch ngói trên địa bàn xã chỉ hoạt động cầm chừng, chủ yếu là sản xuất gạch, số còn lại nghỉ hẳn hoặc chuyển sang các mô hình kinh doanh khác do giá bán liên tục giảm nhƣng chi phí nguyên vật liệu ngày càng cao và khách đặt hàng cũng giảm đi đáng kể, số lao động mất việc làm nhiều do sản xuất gạch đình trệ, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh và tới đây dự đoán là rất khó khăn cho các làng nghề sản xuất gạch nung khi thực hiện lộ trình chuyển sang sử dụng gạch không nung.
Mỹ Hội Đông là xã có số cơ sở lò gạch sản xuất thủ công tƣơng đối lớn, với số lƣợng lớn các lò nung sản xuất gạch ngói bằng thủ công gây ô nhiễm môi trƣờng nằm gần khu dân cƣ hoặc công trình công cộng (nhóm A) đang hoạt động. Phần lớn các cơ sở sản xuất này đều gây ô nhiễm môi trƣờng, do chƣa có khu công nghiệp sản xuất gạch tập trung..
4.2.2 Tình hình thực hiện Quyết định 266 Quyết định của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về việc phê duyệt đề án s p xếp và kh c phục ô nhiểm môi trƣờng các cơ sở sản xuất gạch nung trên địa bàn tỉnh An Giang
Xã Mỹ Hội Đông là một trong những xã có thế mạnh về sản xuất gạch ngói, gạch ống, thẻ trong tỉnh An Giang, đóng góp một phần vào giá trị GDP trong cơ cấu kinh tế của huyện, giải quyết một số lƣợng lớn lao động trên địa bàn có việc làm ổn định.
Thực hiện Quyết định 266/Quyết định Ủy ban nhân dân của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ngày 12/2/2009 về việc phê duyệt đề án sắp xếp và khắc phục ô nhiểm môi trƣờng các cơ sở sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh An Giang. Thời gian qua, chủ trƣơng không cấp phép mới các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công. Tuy nhiên, vẫn còn một số trƣờng hợp vẫn phát triển thêm số lò mới, bên cạnh đó cũng có một số cơ sở phát sinh giảm, phải giải thể do hoạt động và quản lý kém hiệu quả. Đến nay số lƣợng cơ sở cũng nhƣ lò nung giảm đáng kể nhƣng tiến độ giảm vẫn còn chậm.
Đồng thời, thời gian qua Ủy ban nhân dân xã đã cố gắng tạo điều kiện để các cơ sở lò gạch có tƣ thế chuẩn bị để hỗ trợ chuyển đổi bằng nhiều hình thức nhƣ: phối hợp với Trung tâm ứng dụng Khoa học công nghệ, Trung tâm Khuyến công, Sở Khoa học công nghệ tổ chức hội thảo tuyên truyền giới thiệu các mô hình lò gạch kiểu mới ít ô nhiễm môi trƣờng, đồng thời tổ chức thí điểm có hỗ trợ một phần vốn để đầu tƣ xây dựng các mô hình lò gạch kiểu mới nhƣ lò gạch liên tục kiểu đứng, lò gạch kiểu Hoffman, lò gạch đốt trấu cải tiến,… nhằm giảm thiểu ô nhiểm môi trƣờng.
Đối với việc bắt buộc các cơ sở thuộc nhóm A ngừng hoạt động từ nay đến đầu năm 2015, Ủy ban nhân dân xã đã ban hành công văn chỉ đạo các ngành liên quan, các cơ sở gạch phải thực hiện nghiêm theo tinh thần công văn số 880/Ủy ban nhân dân ngày 8/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (Ủy Ban Nhân Dân Xã Mỹ Hội Đông, 2013).
4.2.3 Đánh giá chung về các loại hình sản xuất gạch nung trên địa bàn xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang bàn xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Đánh giá
Sự tồn tại nghề gạch ngói của xã đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã nhà phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất phát sinh ra các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ khói, bụi tro,…ảnh hƣởng sức khỏe của nhân dân lân cận, hƣ hại hoa màu. Việc khắc phục ô nhiễm ở những lò thủ công là không thể do giá thành cao và kém hiệu quả. Do đó việc xóa bỏ dần lò thủ công là tất
yếu trong hoàn cảnh kinh tế – xã hội hiện nay (Ủy Ban Nhân Dân Xã Mỹ Hội Đông, 2013).
Thuận lợi:
Công tác tuyên truyền việc chuyển đổi mô hình sản xuất gạch không nung đƣợc các ngành các cấp thực hiện tốt, đa số các cơ sở gạch nắm đƣợc chủ trƣơng, sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất gạch không nung không gây ô nhiễm môi trƣờng (Ủy Ban Nhân Dân Xã Mỹ Hội Đông, 2013).
Khó khăn
- Để thực hiện chuyển sang gạch không nung gặp không ít khó khăn. Nguyên từ trƣớc đến nay, ngƣời dân vốn quen sử dụng gạch thủ công nên gạch không nung vẫn còn khá xa lạ đối với họ. Hơn nữa, cho đến nay, trên địa bàn xã chƣa có cơ sở nào tiến hành sản xuất gạch không nung, trên thị trƣờng chƣa có thói quen sử dụng gạch không nung (Ủy Ban Nhân Dân Xã Mỹ Hội Đông, 2013).
- Các cơ sở sở sản xuất gạch thủ công phần lớn là thiếu vốn vì vậy việc chuyển đổi khó thực hiện đƣợc, họ phải ngƣng hoạt động. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ ƣu đãi về vốn, công nghệ, chính sách đào tạo lao động chƣa đƣợc ban hành nên việc chuyển đổi sẽ gặp không ít khó khăn (Ủy Ban Nhân Dân Xã Mỹ Hội Đông, 2013).
4.3 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU ĐỐT VÀ THÔNG TIN SỬ DỤNG SẢN PHẨM CỦI TRẤU ÉP CỦA CÁC CƠ SỞ LÕ GẠCH TẠI XÃ MỸ HỘI ĐÔNG, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG
Hình 4.11 thể hiện tình hình sử dụng nguyên liệu đốt của các lò gạch tại xã Mỹ Hội Đông.
Hình 4.11: Tình hình sử dụng nhiên liệu đốt của các lò gạch tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Các cơ sở sản xuất cho biết họ có sử dụng nhiên liệu đốt chủ yếu là trấu thô chiếm 80%, số các cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu đốt là củi trấu ép chiếm khá thấp 20%. Nguyên nhân các cơ sở sử dụng trấu thô trong sản xuất là do việc sản xuất từ lâu đời kinh nghiệm truyền lại cho các thế hệ sau nên họ sử dụng chất đốt là trấu theo lối mòn và từ rất xƣa ông bà ta nhận thấy phế phẩm trấu là 1 loại nhiên liệu đốtmà không cần tốn chi phí mua, sử dụng mà đem lại hiệu quả cao .Các lò sản xuất cho biết các thƣơng lái chở trấu đến tận cơ sở có công nhân bóc vác vào tận kho chứa, lại dễ dàng mua bán. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở cho biết sử dụng trấu cũng có nhiều bất lợi vì phải làm kho chứa lớn, địa điểm thoáng mát, chƣa kể trong lúc sử dụng có rất nhiều tàn tro gây khói bụi nhiều, các tro trấu có khi vƣơng vãi ra đƣờng bay vào nhà những ngƣời xung quanh gây phàn nàn.... Bên cạnh đó phần lớn các cơ sở cho biết dù có nhiều khó khăn bất lợi trong việc sử dụng nhƣng hiện lại họ không tìm đƣợc nguồn nguyên liệu khác thay thế trấu trong việc đốt.
Kết quả điều tra thu đƣợc cho thấy, toàn xã Mỹ Hội Đông chỉ có 8 cơ sở đã có sử dụng sản phẩm củi trấu ép đƣợc một thời gian, đa số các hộ còn lại chƣa từng sử dụng sản phẩm củi trấu ép.
Mặc dù có biết thông tin về củi trấu ép từ bạn bè, hàng xóm, ngƣời thân và từ tiếp thị chào hàng là chủ yếu nhƣng không phải cơ sở nào cũng dám mạnh dạn thay đổi nhiên liệu đốthiện tại. Do đó ở xã Mỹ Hội Đông chỉ có 32% cở sở đã sử dụng qua củi trấu ép. Nguyên nhân là do họ không muốn thử vì sự rủi ro và không đem lại chất lƣợng nhƣ mong đợi dẫn đến lỗ. Tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy các cơ sở thuộc đối tƣợng lò kiểu mới họ dễ dàng chấp nhận sản phẩm củi trấu ép, vì học có tìm hiểu qua sản phẩm và kết quả đem lại nhiều lợi ích ngoài mong đợi.
Ngoài ra, công tác chào hàng của các nhóm tiếp thị với mục đích đem lợi ích của sản phẩm giới thiệu cho các cơ sở sản xuất chƣa đƣợc đẩy và chỉ chiếm tỷ trọng 56%. Nhƣng đáng kể đến là nguồn tin đƣợc truyền từ hàng xóm, bạn bè, ngƣời thân chiếm 76% và tạo đƣợc sự tin cậy với các đối tƣợng vì theo thông tin từ các cơ sở có sử dụng củi trấu ép cho biết hàng xóm, bạn bè hay ngƣời thân có sử dụng qua sản phẩm trong đời sống hằng ngày rất hiệu quả và tiết kiệm so với nhiều nhiên liệu đốt khác, đặc biệt trong số đó có cả các lò hơi, lò sấy đang sử dụng và rất hài lòng.
Hình 4.12: Nguồn tiếp cận thông tin sản phẩm của các cơ sở lò gạch tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang.
Nguồn điều tra thực tế, 2014 (n=25)
4.3.1 Đối tƣợng có sử dụng sản phẩm củi trấu ép tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
a. Những nghiên cứu sử dụng sản phẩm củi trấu ép
Theo Lê Thị Ngọc (2013) cho biết hàng năm, sau mỗi vụ mùa, lƣợng trấu thải ra môi trƣờng rất lớn, gây ô nhiễm và lãng phí nguồn nguyên liệu tự nhiên. Ngƣời ta đã biết cách tận dụng sự hữu hiệu của trấu để làm năng lƣợng tái sinh, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, giảm chi phí xử lý môi trƣờng, tăng tuổi thọ của thiết bị và thu nhập. Hiện trên địa bàn thị xã Quảng Trị tỉnh Quảng Trị có hàng chục các nhà máy xay xát và chế biến lƣơng thực đang vận hành với công suất. Điều này đã gây ô nhiễm môi trƣờng trong khu vực cũng nhƣ lãng phí nguồn nguyên liệu từ trấu. Trƣớc thực trạng đó, phòng kinh tế thị xã Quảng Trị đã tìm hiểu và áp dụng công nghệ định hình sinh khối để sản xuất thành nhiên liệu có chất lƣợng cao từ trấu, sản xuất bánh than củi trấu nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, tạo ra nguồn chất đốt ở nông thôn.
Theo Hồ Thanh (2011) có bài viết về anh Quốc, chủ cơ sở sản xuất củi trấu Thiên Thuận (xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, An Giang), cơ sở của anh có qui mô 8 cối ép cho công suất 600-800 tấn sản phẩm/tháng là phù hợp đối với nhà máy xay xát có qui mô 4.800-5.000 tấn lúa/tháng mà anh đang kết hợp. Trong khi đó, nhà máy sản xuất củi trấu của cơ sở Đại Ngọc, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, AnGiang liên kết với nhà máy xay xát lớn hơn nên có qui mô 16 cối ép, sản lƣợng 2.000 tấn/tháng . Về mặt kinh tế, củi trấu hết sức “kinh tế” vì cùng một đơn vị khối lƣợng, nhiệt lƣợng đƣợc cung cấp từ củi
thị trƣờng, giá củi trấu chỉ trên dƣới 1.000 đồng/kg, trong khi than đá loại 1 phải đến 2.500-3.000 đồng, thấp hơn gần 30% , nếu so với dầu hoặc gas thì còn tiết kiệm nhiều hơn nữa. Hiện nay, củi trấu đang đƣợc các nhà máy chế biến mỡ cá, các xƣỡng chế biến thức ăn thủy sản .v.v... tiêu thu rất mạnh..
b. Hiện trạng sử dụng sản phẩm củi trấu ép tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Những cơ sở sản xuất gạch nung có sử dụng sản phẩm củi trấu ép cho biết với những bƣớc đầu sử dụng hiệu quả họ rất hài lòng về sản phẩm. Tuy nhiên,theo khảo sát cho thấy điều mà các cơ sở lo ngại là về giá cả của sản phẩm còn bấp bênh chƣa đƣợc ổn định và k thấp nhƣ giá trấu. Nhƣng 1 trong các lợi ích của việc sử dụng củi trấu là tuy giá cả không hề rẻ nhƣng lại tiết kiệm đƣợc lƣợng trấu sử dụng. Do 1 lò với công suất sản xuất 10000 viên thì chỉ sử dụng 2,8 tấn củi trấu trong khi lò thủ công cùng sản xuất 1 lƣợng gạch nhƣng lại sử dụng 4 tấn trấu thô, kết quả cho thấy với việc sử dụng củi trấu ta có thể tiết kiệm đc 1,2 tấn trấu, do đó dù giá của củi trấu nhỉnh hơn giá trấu thô nhƣng suy cho cùng thì các cơ sở lại tiết kiệm đƣợc nhiên liệu, ngoài ra đây là sản phẩm năng lƣợng sạch thân thiện cho môi trƣờng, làm cho khuôn việc sản xuất cũng nhƣ môi trƣờng xung quanh bớt ô nhiễm, đảm bảo đƣợc sức khỏe của bản thân và hơn nữa là vì cộng đồng.
Bảng 4.5: Mức giá của nhiên liệu đốt củi trấu ép tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang.
Tiêu chí Giá trị Giá trị trung bình
Giá thấp nhất 1.050 1125
Giá cao nhất 1300 1.225
Nguồn điều tra thực tế, 2014 (n = 8)
Qua Bảng 4.6 khảo sát về mức giá của củi trấu ép của các cơ sở sản xuất gạch nung nhƣ sau mức giá thấp nhất trong các mức giá thấp mà các cơ sở đƣa ra là 1.050 đồng/kg và mức giá cao nhất trong mức giá thấp mà các cơ sở đƣa ra là 1.200 đồng/kg. Giá trị trung bình của mức giá thấp đƣợc đƣa ra là 1.125 đồng/kg. Bên cạnh đó, mức giá thấp nhất trong mức giá cao là 1.100 đồng/kg và mức giá cao nhất trong mức giá cao là 1.300 đồng/kg. Mức giá trung bình của mức giá cao là 1.225 đồng/kg. Mức giá trung bình của củi trấu dao động từ 1.125 đồng/kg đến 1.225 đồng/kg mức chênh lệch này sẽ còn thùy
thuộc vào mùa của các vụ lúa trong năm,tuy nhiên mức chênh lệch này tƣơng đối không lớn, ít hơn so với mức chênh lệch giá trấu thô.
Mức giá của củi trấu ép khảo sát đƣợc đối với các cơ sở lò gạch tại xã Mỹ Hội Đông cũng phù hợp với mức giá 1.300 đồng/kg của Huỳnh Văn Xĩ (2014). Với giá bán 1.300 đồng/kg, tác giả cho biết sản xuất mỗi kg củi trấu thu lãi trên 400 đồng. Sản phẩm củi trấu hiện đƣợc một số nhà máy, cơ sở sản xuất trong, ngoài huyện sử dụng nhiều do thân thiện với môi trƣờng, đồng thời, tiết kiệm chi phí nhiên liệu. Sử dụng củi trấu thay thế than đá để cung cấp nhiệt độ cho dây chuyền sấy phân hữu cơ dạng viên do vừa tiết kiệm chi phí, vừa không gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Qua tính toán, nhận thấy nếu sử dụng 1,5 kg củi trấu sẽ cung cấp nhiệt lƣợng tƣơng đƣơng 1 kg than đá. Vì vậy, việc sử dụng củi trấu đã giúp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể so với than đá
Qua các mức giá trên có thể thấy giá của nguyên liệu củi trấu có nhiều biến động, đỉnh điểm có khi lên đến 1.300 đồng/kg, tuy nhiên cũng có khi mức giá này giảm còn 1.050 đồng/kg. Nguyên nhân là giá củi trấu phụ thuộc vào giá trấu thô ( cụ thể hơn là vụ lúa trong năm). Tƣơng tự nhƣ trấu thô vào các vụ lúa lớn của năm thì giá củi trấu thấp hơn. Đến thới điểm khan hiếm trấu thô, thì giá củi trấu có lên cao hơn. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhìn thấy độ dao động của củi trấu thấp hơn so với trấu thô. Do các cơ sở sản xuất củi trấu họ có thu gom trấu thô từ các mùa vụ trƣớc rất nhiều để dự trữ, ngoài ra họ đặt các máy ép trấu của mình tại các nhà máy xay xát để tiện việc ép trấu, do đó những khoản chênh lệch nhỏ la do mùa vụ, ngoài ra những chi phí khác trong sản phẩm đều đã đƣợc cố định.
Hình 4.13: Tình hình sử dụng củi trấu ép hiện tại các cơ sở lò gạch xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang.
Thông qua khảo sát các cơ sở đã từng sử dụng sản phẩm củi trấu ép thì có 37,5% đáp viên đã không còn sử dụng củi trấu ép, lý do các cơ sở lò gạch này đƣa ra về việc ngừng sử dụng đều do giá thành cao. Bởi vào thời điểm đề tài đƣợc thực hiện giá gạch bị mất giá do đó khi sử dụng củi trấu ép thì giá thành sản phẩm bán ra là lỗ đối với các cơ sở có số lò ít và công suất của mỗi lò là thấp nên chi phí chi trả cao hơn, giá củi trấu luôn cao hơn 1000 đồng/kg nên nếu chấp nhận tiếp tục sử dụng củi trấu ép đồng nghĩa với với việc họ