Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sử dụng thí nghiệm vào trong dạy học một số định luật cơ học cổ điển vật lí 10 (THPT) (Trang 60 - 67)

3.4.1. Chuẩn bị TNSP

3.4.1.1. Chọn giáo viên tiến hành TNSP

Giáo viên dạy thực nghiệm là nhưng GV có chuyên môn giỏi, nghiệp vụ sư phạm vũng vàng

3.4.1.2 Chọn lớp TNSP

Tiến hành TNSP đối với học sinh lớp 10 THPT với hai lóp thực nghiệm và hai lóp đối chứng.

Để đảm bảo tính khách quan, lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được chọn có chất lượng học sinh tương đương nhau.

Ớ lớp thực nghiệm GV cộng tác giảng dạy theo phương án dạy học đã soạn trong các giáo án mà người thực hiện đề tài đã đưa ra và đảm bảo đầy đủ các điều kiện và phương tiện dạy học cần thiết.

Ở lóp đối chứng GV cộng tác giảng dạy theo cách mà họ vẫn thường sử dụng. Dự giờ quan sát hoạt động của GV và HS trên lóp, trao đổi với GV cộng tác, phân tích kết quả TNSP thu được một cách khách quan.

Tổ chức cho lớp thực nghiệm và lóp đối chúng cùng làm một bìa kiếm tra có kiến thức nằm trong các bài tiến hành TNSP mà người thực hiện đề tài chuẩn bị sau khi việc tiến hành giảng dạy kết thức một tuần để đánh giá kết quả học tập.

Trao đổi với học sinh sau mỗi tiết học để rứt ra những kết luận về đề tài nghiên cún.

3.4.1.4 Thời gian TNSP

Tháng 11 học kì 1 và tháng 1 đầu học kì 2 của HS lóp 10.

3.4.2. Tiến hành THSP

- Việc TNSP tiến hành theo phân phối chương trình của trường THPT. - Lớp chọn để thực nghiệm và đối chứng có đặc điểm và chất lượng học

tập tương đương nhau.

- Giáo viên cộng tác tiến hành giảng dạy cả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo như nội dung ở mục 3.4.1.3 Phương pháp THSP

- Người thực hiện đề tài dự giờ ở cả hai lóp thực nghiệm và hai lóp đối chứng, sau mỗi tiết dạy và sau khi kết thúc đợt TNSP tổ chức trao đổi và rút kinh nghiệm cùng giáo viên cộng tác.

3.5. Phân tích kết quả TNSP 3.5.1 Phân tích định tính

- Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ở hai lớp đối chứng và hai lớp thực nghiệm dựa trên các chỉ tiêu sau:

+ Nhanh chóng phát hiện ra vấn đề, và sang tạo trong việc đưa ra phương án giải quyết vấn đề để tìm ra kiến thức mới và phương án kiểm nghiệm tính đúng đắn của kiến thức mới.

+ Hứng thú với bài giảng, hăng hái tham gia xây dựng bài, có hiệu quả cao trong từng hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức của giáo viên.

+ Hoàn thành công việc theo từng dự kiến đã đặt ra cho mỗi bì giảng + Nhớ kiến thức lâu, tin vào tính đúng đắn khách quan của kiến thức.

3.5.2 Phân tích định lượng

- Việc phân tích định lượng kết quả TNSP dựa vào kết quả bài kiểm tra 15 phút và 45 phút về nội dung kiến thức HS đã được học trong quá trình TNSP. Qua những kết quả phân tích trên sẽ khẳng định được tính khả thi của đề tài và hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm vào trong dạy học vật lí nhằm nâng cao chất lượng dạy và học vật lí ở trường THPT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 này chúng tôi đã trình bày dự kiến thực nghiệm sư phạm với những nội dung sau:

- Mục đích của TNSP - Nhiệm vụ của TNSP - Đối tượng thực nghiệm - Tiến hành thực nghiệm - Phân tích kết quả TNSP

Vì điều kiện chưa thuận lợi nên việc tiến hành TNSP của chúng tôi chưa được thực hiện nhưng chúng tôi tin rằng kết quả thực nghiệm sẽ khắng định giả thuyết khoa học của đề tài là khi đưa các thí nghiệm vật lí vào giảng dạy một số định luật cơ học của cổ điển theo cách hợp lí sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chiếm lĩnh kiến thức của học sinh theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo.

KÉT LUẬN CHUNG

Sau khi hoàn thành xong phần nội dung của đề tài, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cún của đề tài về cơ bản đã hoàn thành được các nhiệm vụ đặt ra:

1. Nghiên cún lí luận về phương pháp thực nghiệm trong dạy học.

2. Điều tra thực trạng dạy học vật lí có sử dụng thí nghiệm ở trường phổ thông.

3. Thiết kế các bài giảng về một số định luật cơ học cổ điển có sử dụng thí nghiệm.

4. Dự kiến thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình đã xây dựng.

Mặc dù chưa có điều kiện tiến hành TNSP nhưng chúng tôi tin tưởng rằng với hệ thống các thí nghiệm được đưa vào bài giảng vật lí chúng tôi đã lựa chọn sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc nâng cao chất lượng dạy học một số định luật cơ học cổ điển mà chúng tôi đã trình bày.

Khi đưa các thí nghiệm vật lí vào giảng dạy một số định luật cơ học của cổ điển theo cách hợp lí sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vật lí ở trường phổ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bách khoa toàn thư (2005). NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội.

2. Lương Duyên Bình (chủ biên) (2013). Vật lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên), Phạm Quý Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuấn, Lê Trọng Tường (2006). Vật lí 10 - Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Nguyễn Văn Khải (chủ biên ) (2013). Lí luận dạy học vật lí ở trường

phổ thông, 7, NXB Giáo dục

5. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên) (2003). Phương pháp dạy học vật lí ở

trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội.

6. Tạ Trung Kiên (2011). Phưong pháp dạy học vật lí ở trường THCS_báo cáo khoa học.

7. Tổ Phương pháp dạy học - Khoa Vật lý - Trường ĐHSP Hà Nội 2 (2012). Thực hành vật lí phố thông.

8. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001). Tổ chức hoạt động

nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường pho thông, NXB

Đại học Quốc Gia Hà Nội.

9. Phạm Hữu Tòng (2004). Dạy học vật lý ở trường phố thông theo định hướng phất triền hoạt động học tích cực, tự chủ sáng tạo và tư duy

PHỤ LỤC

1. Thí nghiệm vói máng nghiêng của Galile (Thí nghiệm 4) Mục đích thí nghiệm

Chỉ cho học sinh thấy rằng, để duy trì chuyển động không cần thiết phải có lực tác dụng và nguyên làm cho vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do ma sát.

Dụng cụ thí nghiệm

- Hệ thống 2 máng nghiêng ghép với nhau (như máng nước, máng nghiêng 1 cố định góc nghiêng, máng nghiêng 2 có góc nghiêng a có thể thay đổi được)

- Một viên bi sắt

- Một vài viên sỏi nhỏ để tạo bề mặt gồ ghề cho máng nghiêng

Tiến hành thí nghiệm

Thả viên bi từ một vị trí cố định trên máng nghiêng 1 có độ cao h xác định so với mặt phang ngang đi qua chân máng nghiêng như hình 4 và quan sát chuyển động của viên bi trên máng nghiêng 2 trong các trường họp sau đây có gì giống và khác nhau.

Hình 4

Trường hợp 1: Điều chỉnh cho máng nghiêng 2 có góc nghiêng a so với phương ngang khoảng 40°

Trường họp 2: vẫn tiến hành thả viên bi như trường họp 1 nhưng giảm góc nghiêng của máng nghiêng 2 với mặt phẳng ngang (khoảng 20°- 30°).

Trường hợp 3: vẫn tiến hành thí nghiệm trên với máng nghiêng 2 đặt nằm ngang.

Trường hợp 4: vẫn tiến hành thí nghiệm trên với máng nghiêng 2 đặt nằm ngang và ta dải những viên sỏi nhỏ trên máng nghiêng 2 làm tăng độ nhám độ gồ ghề cho máng nghiêng 2.

Kết quả thí nghiệm

Trường hợp 1: Viên bi lăn xuống chân máng nghiêng 1 rồi lăn ngược lên trên máng nghiêng 2, và đạt được độ cao gần bằng độ cao ban đầu thả rồi lại lăn xuống dưới chân máng nghiêng 2.

Trường họp 2: Viên bi cũng lăn xuống chân máng nghiêng 1 rồi lăn ngược lên trên máng nghiêng 2, nhung đạt được độ cao thấp hon trường họp 1 và đi được quãng đường trên máng nghiêng 2 dài hơn trường hợp 1.

Trường hợp 3: Viên bi đi được trên máng nghiêng 2 quãng đường dài hon hẳn 2 trường họp trước rồi mới dừng lại.

Trường hợp 4: Viên bi đi được trên máng nghiêng 2 với quãng đường ngắn và dừng lại nhanh trên máng nghiêng 2.

3. Điều tra thực trạng dạy học yật lí có sử dụng thí nghiệm ở trường phổ thông.

Trong quá trình tìm hiểu việc dạy học có sử dụng thí nghiệm ở trường THPT, chúng tôi tiến hành hỏi các thầy cô về việc dạy học vật lí có sử dụng thí nghiệm tôi và các bạn của tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Hỏi một số giáo viên đang dạy vật lí tại các trường THPT. Trường (Sô

GV vật lí)

Mức độ sử dụng thí nghiệm trong dạy học

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sử dụng thí nghiệm vào trong dạy học một số định luật cơ học cổ điển vật lí 10 (THPT) (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)