Bảng 6: Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam 2005-2011

Một phần của tài liệu Cán cân thanh toán quốc tế và liên hệ thực tiễn việt nam (Trang 26 - 27)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Chuyển giao tư nhân 3150 3800 6180 6804 6018 7569 8326

Chuyển giao C.Phủ 230 249 250 507 430 316 359

Chuyển giao vãng lai 3308 4049 6430 7311 6448 7885 8685

Nguồn: Qũy tiền tệ quốc tế

Trong đó năm 2007, mức chuyển giao vãng lai ròng tăng đột biến 58,8% so với năm 2006. Nguyên nhân lượng kiều hối tăng đột biến là do Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO cộng với sự thay đổi trong chính sách quản lý kiều hối của Nhà nước theo hướng thông thoáng, linh hoạt hơn; sự tiến bộ trong mạng lưới hỗ trợ chuyển tiền, sự sôi động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, thị trường xuất khẩu lao động khởi sắc và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao lên.

Năm 2009, chuyển giao vãng lai có sụt giảm do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, và tăng trở lại năm 2010 khi nền kinh tế thế giới dần phục hồi.

Từ năm 2007 đến nay, chuyển giao vãng lai ròng luôn ở mức trên 6,4 tỷ USD. Chủ yếu đến từ khoản chuyển giao vãng lai của khu vực tư nhân, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức chuyển giao vãng lai ròng hàng năm của Việt Nam (trên 90%), trong đó các khoản chuyển giao của tư nhân chủ yếu là các khoản kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài.

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế

Nếu như cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều giúp giảm tình trạng thâm hụt của cán cân vãng lai thì cán cân vốn giúp giảm tình trạng thâm hụt của cán cân tổng thể.

Năm 2007 chứng kiến sự tăng mạnh của cán cân vốn nguyên nhân là do sự gia tăng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và gián tiếp. Khi năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh.

Cuối năm 2008 và năm 2009, khủng hoảng kinh tế thế giới khiến vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp giảm sút dẫn đến thặng dư cán cân vốn giảm.

a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Bảng 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2005 – 2010

Một phần của tài liệu Cán cân thanh toán quốc tế và liên hệ thực tiễn việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w