Đánh giá và giải pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam (Trang 28 - 34)

4.1)Một số vấn đề khiến việt quảng cáo trực tuyến ở việt nam vẫn chưa thể phát triển a) Sự thiếu tin tưởng từ các doanh nghiệp trong nước

- Mặc dù chi phí ít hơn nhưng khi làm quảng cáo, không nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam chọn quảng cáo trực tuyến.

- Có lẽ vì họ không thực sự tin tưởng vào chất lượng của quảng cáo đó cũng như hiệu quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Có thể quảng cáo trực tuyến rất thành công và phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển, ngay tại Châu Á với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hiệu quả của quảng cáo trực tuyến không thể phủ nhận.

- Tuy nhiên, ở Việt Nam thì khác. Quảng cáo trực tuyến còn khá mới, các doanh nghiệp Việt Nam không muốn liều lĩnh thử quảng cáo trực tuyến bởi lẽ khái niệm quảng cáo trực tuyến còn rất mơ hồ so với họ. Điều này lý giải tại sao thị trường quảng cáo trực tuyến" hiện nay ở Việt Nam vẫn đang "ế dài" chờ các doanh nghiệp.

- Nếu như trong thời gian tới quảng cáo trực tuyến Việt Nam có nhiều sự đầu tư và điều chỉnh phù hợp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu quảng cáo

b) Thiếu tính chuyên nghiệp

- QCTT của Việt Nam chủ yếu hướng tới việc quảng cáo thương hiệu với hình thức logo/banner. Tại các website lớn, logo/banner chi chít bất chấp các tiêu chuẩn về hiệu quả gây ấn tượng (nhiều nhất 4 quảng cáo/một màn hình). Các dạng quảng cáo như qua từ khóa, quảng cáo theo ngữ cảnh, theo hành vi ... còn là những khái niệm mới mẻ. Và hiện, cũng chưa có một chuẩn nào đối với các mẫu thiết kế cho

quảng cáo trực tuyến (kích thước, vị trí ...). Điều này khiến khách hàng mất thêm nhiều thời gian và chi phí khi tiến hành quảng cáo tại các website khác nhau.

- Ngoài ra, chưa có một tổ chức đủ uy tín đóng vai trò trung gian để đánh giá một cách khách quan về số lượng người dùng của các website cũng như hiệu quả khi tiến hành QCTT. Và không ít các website thông tin khống về số lượng người dùng. Điều này khiến doanh thu của QCTT ở VN tập trung tại vài trang web có lượng truy cập cao nhất (chủ yếu là các báo điện tử, trang tin tức như VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, 24h.com.vn...) thay vì có thể phân bổ ở các website đặc thù (du lịch, giải trí, thương mại...).

c) Phân khúc thị trường không thật sự rõ ràng

- Người sử dụng internet có độ tuổi trung bình là 29 tuổi, nhỏ hơn so với độ tuổi trung bình của dân số Việt Nam hiện nay (36 tuổi). Trung bình mỗi người sử dụng 2 tiếng/ngày để truy cập internet.

- Những hoạt động hàng đầu trên internet tại Việt Nam là thu thập thông tin, dữ liệu như đọc tin tức, sử dụng các website tìm kiếm. Kế đến là các hoạt động giải trí trong đó có nghe và tải nhạc, phim và chơi game.Về mặt tìm kiếm, Google vẫn đứng đầu với tỷ lệ người sử dụng là 81%, trong khi Yahoo chỉ có 1%. Về tin tức, Tuoitre.com.vn và VnExpress đứng đầu, tiếp đến là Dantri.com.vn. Zing.vn đứng đầu trong lĩnh vực giải trí trực tuyến, từ xem phim, tải nhạc, đến chơi game. Ông Mira lưu ý rằng, thứ tự này có thể đã thay đổi vào thời điểm hiện nay do internet là môi trường vận động và thay đổi thường xuyên.

d) Không có Phương pháp đo lường quảng cáo trực tuyến chính xác nhất

- Có nhiều nguồn dữ liệu về quy mô cũng như cơ cấu của thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các số liệu này đều mang tính tương đối và không áp dụng phương pháp đo lường rõ ràng và minh bạch

e) sử dụng các công cụ quảng cáo không mới mẻ

- Quảng cáo và sáng tạo tại các website Việt Nam không khác biệt mấy với các website Châu Âu, nhưng các website Việt Nam sử dụng text và banner là chính, với một chút cải tiến về cách thức (không có nhiều dạng quản cáo “dynamic rich media” [DRM] hoặc các quảng cáo về video).

- Các banner quảng cáo ở Việt Nam thường sử dụng các frames để giữ các banner luôn nằm ở tầm mắt người đọc. Khi người đọc cuộc xuống, vị trí các quảng cáo này trong tầm mắt người đọc. Nhìn chung, bạn sẽ không thấy chúng trong các website phương Tây, nhưng lại rất phổ biến ở Việt Nam.Một ví dụ là là các banner trượt, khi bạn cuộn trang, thường nằm ở hai bên trái và phải của nội dung, có thể nhìn thấy ở nhacso.net, 24h.com.vn, hoặc ngoisao.net.

f) Ngôn ngữ

- Tiếng Việt là một yêu cầu bắt buộc trong thị trường này. Bạn cũng cần tìm hiểu xu hướng, sắc thái về màu sắc, hình thức và các yếu tố về văn hóa bao gồm ngôn ngữ- cần được nghiên cứu cẩn thận trước khi có bất kỳ hành động xâm nhập thị trường.

g) Dị ứng quảng cáo

- Khi những banner dày đặc trên các website, mà vnexpress, dantri.com là một ví dụ, thì quảng cáo không còn hiệu quả nữa. Người dùng dị ứng với cột thứ ba, và website có ba cột quen thuộc.

- Một nhà quản lý chiến dịch quảng cáo làm việc toàn thời gian tại thị trường Việt nam đã nói “đó là một người phụ nữ tệ hại, các kênh quảng cáo còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Người ta nhầm lẫn khi làm mọi thứ đơn giản nhất có thể, như đặt các liên kết mà không cần tracking code. Đa số các đơn vị cho đặt quảng cáo chỉ theo học các khóa ngắn hạn mang tính đối phó.”

Tracking code là cách để kiểm tra xem các banner hay quản cáo hoạt động thế nào trong mỗi chiến dịch quảng cáo, chẳng hạn có bao nhiêu người bấm, họ đến từ banner nào, từ website nào.

4.2) Một số giải pháp đối với các vấn đề về quảng cáo trực tuyến a) Phát triển chuyên sâu quảng cáo trực tuyến

- Ngược lại với những dự báo lạc quan về sự tương lai của ngành quản cáo trực tuyến là sự thiếu vắng các công ty quảng cáo trực tuyến chuyên nghiệp và có tiếng tăm tại Việt Nam, đủ sức cạnh tranh với các đại gia vào Việt Nam thời gian tới. quảng cáo trực tuyến chỉ đang dừng lại ở mức độ được sử dụng trong các website báo in, website giải trí với tính chuyên nghiệp thấp, chủ yếu tập trung ở một số tờ báo điện tử, phiên bản báo điện tử của một số tờ báo lớn và một vài website giải trí, thương mại khác.

- Tuy nhiên, đến nay số lượng công ty chuyên về quảng cáo trực tuyến chỉ đếm trên đầu ngón tay và nếu nói về tên tuổi cũng như thế mạnh thì hiện chỉ có duy nhất Công ty Cổ phần Quảng cáo trực tuyến 24h (Công ty 24h). Công ty này hiện được các chuyên gia đánh giá là công ty chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, độc quyền khai thác quảng cáo trên website Báo điện tử VietNamNet, website giải trí 24h.com.vn và một hệ thống bao gồm 70 website khác có số lượng truy cập lớn.

- Quảng cáo trực tuyến là một xu thế tất yếu trong ngành marketing đối với bất kỳ quốc gia nào, nên Việt Nam cần xây dựng các công ty quảng cáo chuyên sâu về quảng cáo trực tuyến để có những thành quả theo xu hướng hội nhập.

b) Ngôn ngữ quảng cáo

- Các nhà quảng cáo thường dùng ngôn ngữ phóng đại để tự khen hàng hóa của mình một cách quá thái bằng các cụm từ tuyệt hảo, vô địch, số 1 thế giới, công nghệ hàng đầu... cho dầu ăn, kem đánh răng, hay mỹ phẩm... làm cho người tiêu dùng dễ nghi ngờ giá trị sử dụng của hàng hóa.

- Nghệ thuật và thủ pháp quảng cáo đôi khi hạ thấp thị hiếu thẩm mỹ, gây phản cảm đối với công chúng. Thực tế, phải thừa nhận, có nhiều quảng cáo tẻ nhạt, đơn điệu, gượng ép, sơ sài, thiếu tính thẩm mỹ, hạ thấp thị hiếu của công chúng. Ví dụ như việc quảng cáo băng vệ sinh hay quảng cáo kẹo cao su, có cảnh một anh chàng định hôn người yêu, nhưng cô ta lấy tay xua xua, ánh mắt khó chịu... (ý cô ta chê hơi thở của anh chàng người yêu không được thơm tho sạch sẽ). Cảnh này không hiểu người nước ngoài thế nào chứ với Việt Nam thì đó là hành vi chê (nhất là chê người yêu), làm người bị chê vừa xấu hổ, vừa cảm thấy bị xúc phạm.

- Tiến xa hơn một bước so với việc đặt quảng cáo ở những website đặc thù, Quảng cáo trực tuyến Việt Nam cần nghĩ tới các hình thức quảng cáo hướng đối tượng. Người ta vẫn thường cho rằng Internet là một môi trường truyền thông đại chúng, rộng khắp (mass media, N to N). Nhưng thực tế là sức mạnh lớn nhất của Internet lại nằm ở khả năng nhận biết đến từng cá nhân, và quảng cáo hướng đối tượng là những quảng cáo cung cấp đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, dựa trên những thông tin cá nhân mà website có được về đối tượng (1 to 1).

- Ví dụ, một mạng xã hội (social network) chắc chắn sẽ có được những thông tin tương đối chính xác về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi cư trú... của các thành viên tham gia trong mạng của mình. Với một sản phẩm cho nữ giới, quảng cáo có thể chỉ xuất hiện cho các thành viên nữ, như vậy chi phí giảm hơn, hiệu quả tốt hơn, người dùng nhận quảng cáo thấy hài lòng hơn vì được biết thêm những thông tin về sản phẩm mình cần. Ngược lại những người không được nhận quảng cáo cũng sẽ hài lòng hơn vì họ không phải xem những quảng cáo không dành cho mình.

d) Quảng cáo theo ngữ cảnh (Contextual Ad)

- Hình thức quảng cáo này tương đối giống quảng cáo hướng đối tượng, nhưng nội dung quảng cáo xuất hiện không dựa vào thông tin của người dùng mà dựa vào nội dung trang web người dùng đang đọc. Ví dụ trang web bàn về một sản phẩm, một blog hoặc một bài tin tức về chủ đề phù hợp với doanh nghiệp cần quảng cáo. Adwords hay Adsense của Google, Yahoo... chính là các hình thức quảng cáo theo ngữ cảnh.

f) Quảng cáo tương tác (Interactive Ad)

- Khách hàng của Quảng cáo trực tuyến có thể tận dụng thế mạnh đặc trưng của Internet, quảng cáo tương tác (thường dùng kỹ thuật Flash) giúp người xem có thể tham gia chơi trò chơi ngay trên banner. Hiện nay Nokia Việt Nam và Sky Group đang triển khai một chiến dịch online marketing khá rầm rộ cho dòng sản phẩm XpressMusic với hàng chục ngàn người chơi.

- Hiện ở Việt Nam, một số công ty đang âm thầm phát triển các công cụ thiết lập mạng quản lý Quảng cáo trực tuyến hướng tới vai trò trung gian, thực hiện các Quảng cáo trực tuyến cho khách hàng trên nhiều website khác nhau..

- Công cụ này sẽ giúp đại lý làm tốt chức năng báo cáo về hiệu quả của các Quảng cáo trực tuyến, về số lượng click chuột, tỉ lệ click chuột, chi tiết theo thời gian, kết hợp với các công cụ phân tích website (web analytics) và quản lý cách thức thể hiện quảng cáo (ngẫu nhiên, liên tục hay theo thứ tự), và quản lý đối tượng tiếp nhận quảng cáo (quảng cáo hướng đối tượng).

- Để Quảng cáo trực tuyến có thể triển khai các hình thức quảng cáo mới và phát triển một cách bền vững thì một công cụ quản lý QCTT là rất cần thiết. Nó giúp các đại lý quản lý Quảng cáo trực tuyến một cách khoa học và hiệu quả hơn, đồng thời đem lại niềm tin tốt hơn cho các doanh nghiệp về hiệu quả thực tế của quảng cáo mà họ trả tiền.

h) Xây dựng một hệ thống pháp lý chặt chẽ

- Cần phải có một hệ thống kiểm chứng và xác nhận các thông tin xuất phát từ các nguồn internet vì phần lớn thông tin đều không hoàn toàn chính xác, đặt biệt công nghệ copy-paste đang giàn trải trên mạng, nó dẫn đến việc thông tin và bản quyền thông tin bị đánh cắp một cách không có căn cứ, quy định chặt chẽ hơn trong việc tự thành lập các wedsite

chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học

1) Nhận xét

- Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức thực tiễn và ứng dụng về quản trị marketing – đặc biệt là hình thức quảng cáo – từ quan điểm chiến lược, bao gồm nâng cao hiểu biết của sinh viên về các khái niệm marketing, các công cụ và kỹ thuật phân tích, quy trình marketing, các chức năng marketing và môi trường marketing để giúp sinh viên thành công hơn khi quản lý doanh nghiệp. Sinh viên sẽ áp dụng các kiến thức của khóa học để phân tích và giải quyêt các vấn đề marketing chiến lược.

- Sau khi tốt nghiệp cử nhân Quản Trị Kinh Doanh sinh viên sẽ có đủ trình độ lí thuyết và nghiệp vụ để có thể đảm nhiệm các vị trí giám đốc marketing hoặc bán hàng ; hoặc công tác trong các bộ phận kinh doanh, marketing, lập các kế họach khảo sát, nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu thị trường, kế họach bán hàng…; có khả năng tư vấn và đề ra các kế họach chương trình hành động liên quan đến thị trường như quảng cáo, khuyến mại, bán hàng ; có khả năng thiết kế, khai thác và quản lý hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời có khả năng thành lập, điều hành một doanh nghiệp tư vấn về thị trường

- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Kinh Doanh sẽ tích lũy được đầy đủ các yếu tố sau:

a. Kiến thức: đảm bảo kiến thức chuyên sâu về Quản trị marketing và bán hàng hiện đại dựa trên nền tảng kiến thức chung ngành Quản trị Kinh doanh. Bên cạnh đó, chương trình sẽ đảm bảo cho sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo cũng như kỹ năng sử dụng máy vi tính thuần thục trong giao tiếp và kinh doanh.

b. Kỹ năng: Ngoài những kỹ năng chung như tư duy hệ thống, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, sinh viên sẽ có các kỹ năng chuyên sâu trong quản trị marketing và bán hàng như xây dựng chiến lược marketing, chiến lược bán hàng, khảo sát đánh giá và dự báo thị trường, thấu hiểu nhu cầu khách hàng để đưa ra các quyết định ứng xử đúng trong sản xuất và cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho thị trường.

c. Năng lực: đảm bảo cho sinh viên có năng lực phát triển bản thân, năng lực phân tích và dự báo thị trường, năng lực hoạch định các chiến lược marketing cũng như khả năng làm việc chuyên nghiệp dưới áp lực cao của công việc trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Một phần của tài liệu thực trạng quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w