Đây là hình thức khai thác nước chủ yếu của người dân trong khu vực phía tây Hà Nội. Tính đến năm 2000 trên địa bàn toàn tỉnh có 146.242 giếng khoan, trong đó có phần lớn chưa được kiểm tra về chất lượng nước. Biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng cũng như xử lí nước dưới đất ô nhiễm As trong trường hợp này là sử dụng các bể lọc hoặc các thiết bị lọc được chế tạo sẵn phù hợp với quy mô hộ gia đình. Mô hình lọc nước mà hiện dân ở khu vực phía tây Hà Nội đang sử dụng bao gồm một bể lọc kích thước khoảng 80 x 80 x 100 cm, trong đó có ba lớp chủ yếu: cát vàng hạt thô, than hoạt tính và cuội (dân quen gọi bể lọc này là “bể lọc cát”). Nguyên tắc của phương pháp này là tạo các kết tủa từ các phản ứng hóa học để loại các nguyên tố độc hại ra khỏi nước.
Để đánh giá hiệu quả của các bể lọc này chúng tôi đã tiến hành lấy và phân tích song song hàm lượng của các nguyên tố trong mẫu nước nguyên khai (trực tiếp từ giếng khoan) và mẫu qua bể lọc. Kết quả cho thấy hàm lượng các nguyên tố Fe, Mn và As trong mẫu đã lọc giảm mạnh so với mẫu nước nguyên khai (hình 5.4). Theo tính toán, hàm lượng Mn giảm từ 77 đến 95%, trung bình là 92%, Fe giảm từ 60 đến 97%, trung bình 85%, hàm lượng As giảm từ 50 đến 95%, trung bình 79%.
Fe 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 HN 04 HN .13 HN .13- 3 HN .18Shm ppb Mn 0 200 400 600 800 1000 1200 HN 04 HN .13 HN .13- 3 HN .18Shm ppb As 0 20 40 60 80 100 120 140 H N 0 4 H N .1 3 H N .1 3 -3 H N .1 8 Shm ppb
Hình 5.4. So sánh hàm lƣợng nguyên tố trong mẫu
nƣớc nguyên khai (đƣờng đứt đoạn) và mẫu nƣớc đã lọc (đƣờng liền nét) 5.3.3. Một số công nghệ xử lí As trong nƣớc dƣới đất
Đã có rất nhiều công nghệ xử lí As trong nước dưới đất. Dưới đây là một số phương pháp đã được ứng dụng để xử lí As:
- Oxi hoá/ khử. - Keo tụ/Kết tủa. - Hấp phụ - Trao đổi ion. - Tách pha lỏng/rắn.
- Chưng cất bằng năng lượng mặt trời
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu đã trình bày trên đây có thể nêu ra những kết luận sau:
+ Khu vực phía tây Hà Nội có 2 tầng chứa nước bở rời tuổi Đệ tứ là Holocen và Pleistocen hiện đang được khai thác phục vụ đời sống người dân trong khu vực thì cả 2 tầng đều phát hiện có các mẫu nước có hàm lượng As cao.
+ Sự phân bố của As trong các tầng chứa nước có quy luật: Hàm lượng As trong các lớp trầm tích hạt mịn (bùn sét) cao hơn trong các thành tạo hạt thô.
+ Trong NDĐ khu vực phía tây Hà Nội, As di chuyển chủ yếu dưới dạng H3AsO30 [As(III)]. Nguồn gốc hình thành As trong nước dưới đất là nguồn gốc trầm tích, hay chính xác hơn là As được làm giàu trong nước dưới đất bắt nguồn từ sự khử hòa tan các khoáng vật hấp phụ As có trong thành phần trầm tích chính bản thân các tầng chứa nước.
+ Môi trường địa hóa của NDĐ được đặc trưng bởi sự tăng cao hàm lượng của Fe, Mn, NH4+, DOC và sự giảm thấp hàm lượng SO42-. Kiểu hóa học của nước phổ biến là bicacbonat canxi-magie.
+ Biện pháp phòng ngừa ảnh hưởng của As đến chất lượng nước là tăng cường công tác quản lý, quy hoạch và điều tiết chế độ khai thác nước. Không xây dựng thêm công trình khai thác nước ở khu vực hiện đã bị ô nhiễm As. Những khu vực ô nhiễm As có công trình khai thác nước cần có dây chuyền công nghệ xử lí phù hợp.
+ Với quy mô hộ gia đình có thể sử dụng bể lọc cát (kết hợp với công nghệ lọc hiện đại đối với vùng ô nhiễm nặng) để làm sạch nước, giảm thiểu hàm lượng As và một số chất ô nhiễm khác như Fe, Mn.
References I/Tiếng Việt:
1. Hoàng Thế Anh (2004), “Đặc điểm địa hóa trầm tích Pleistocen muộn - Holocen và mối quan hệ với chất lượng nước dưới đất khu vực phía nam Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội.
2. Đỗ Văn Bình, (2004),“Nguồn gốc và sự hình thành của Asen trong nước dưới đất khu vực Hà Nội”, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội
3. Nguyễn Văn Đản, Tống Ngọc Thanh (2001), “Về khả năng nhiễm bẩn arsenic các nguồn nước dưới đất ở Việt Nam”, Hội nghị về Asen trong nước sinh hoạt và kế hoạch hành động, Hà Nội, Trang 22-36
4. Trần Hữu Hoan (2000), “Vài giải pháp phòng chống ô nhiễm Asen đơn giản, chi phí thấp”, Hội thảo quốc tế - Ô nhiễm Asen, hiện trạng tác động đến sức khỏe con người và các giải pháp phòng ngừa, Hà Nội.
5. Trần Thị Lựu (2008), “Đặc điểm thành phần khoáng vật trầm tích đệ tứ khu vực Đan Phượng (Hà Tây) và mối liên hệ giữa thành phần vật chất của trầm tích với hiện trạng ô nhiễm asen trong nước dưới đất vùng châu thổ Sông Hồng”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.
6. Đặng Mai và nnk (2010), “Ô nhiễm asen trong nước dưới đất ở vùng phía tây Hà Nội”,
Tạp chí địa chất, Loạt A, số 326, 7-8/2011. Trang 17-27.
7. Nguyễn Huy Nga (2001), “Các khía cạnh sức khỏe của việc sử dụng nước uống nhiễm asen”, Hội nghị về Asen trong nước sinh hoạt và kế hoạch hành động, Hà Nội, Trang 60-64.
8. Đặng Đức Nhận, Đặng Anh Minh, Nguyễn Văn Hoài, Nguyễn Thị Hồng Thịnh, Đinh Thị Bích Liễu, Võ Thị Anh, Nguyễn Thị Lan Anh (2006), “Sự di động của Asen trong nước ngầm khu vực phía Nam thành phố Hà Nội”, Proceeding National Workshop: Arsenic Cotamination in Groundwater in Red River Plain, Hà Nội, Trang 37-47.
9. Phan Xuân Sử và nnk (2003), “Nghiên cứu, xác định sự tồn tại, nguồn gốc, quy luật phân bố của asen trong đất và trong nước ở thành phố Hà Nội. Đề xuất hệ thống giải pháp để phòng ngừa ảnh hưởng của asen tới sức khỏe của nhân dân”, Cục Thủy Lợi, Hà Nội.
10. Bùi Hữu Việt và nnk (2009), Dự án “Đánh giá hiện trạng, nguyên nhân, khoanh vùng ô nhiễm môi trường đất và nước trên địa bàn tỉnh Hà Tây và đề xuất các giải pháp phòng, tránh, giảm thiểu ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng”, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ TN & MT.
II/ Tiếng Anh:
11. Berg .M, Tran.H.C, Nguyen. T.C, Pham. H. V, Schertenleib. R, Giger. W (2001), “Arsenic contamination of groundwater and drinking water in Vietnam: A human health threat”, Environmental Science and Technology, pp. 2621-2626.
12. Ira W. Leighton (2002), “Arsenic Moving toward a regulation”, Chapman & Hall, London-Weinheim-New York-Tokyo- Meilourne-Madras.
13. Kinniburgh D.G, Smedley P.L. (2001), “Arsenic contamination of grounwater in Bangladesh”, Vol 1: Summary, Chapter 12, pp 213-230.
14. Mathers, S.J, J.Davies, A.Mc Donald, J.A. Zalasiewicz and s.Marsh (1996), “The Red River Delta of Vietnam”, Bristish Geological Survey Technical Report No.WC/96/2, Oxon, Bristish Geological Survey.