Mô tả thống kê và ma trận tương quan

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hoạt động liên kết dọc đến hoạt động đổi mới của công ty đa quốc gia (Trang 36 - 39)

Bảng 4.1: Mô tả thống kê các biến trong mô hình (n=354)

Các biến Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

1 Sự đổi mới của công ty con (có đổi mới) 0,51 0,5 0 1

2 Liên kết xuôi (%) 66,35 41,62 0 100

3 Liên kết ngược (%) 56,45 39,88 0 100

4 Mức độ nghiên cứu và phát triển (%) 7 6,61 0 90

5 Độ tuổi công ty con (năm) 9,77 7,85 2 107

6 Quy mô công ty con (số lượng nhân viên) 239,18 471,22 3 4000

7 Doanh thu xuất khẩu (%) 59,29 37,88 0 100

8 Kinh nghiệm quốc tế công ty mẹ (năm) 29,8 13,43 3 65

9 Phương thức thâm nhập thị trường (M&A) 0,23 0,42 0 1

10 Tác động của quốc gia đầu tư (quốc gia phát triển) 0,72 0,45 0 1

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Stata.

Bảng 4.1 cho biết giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến trong mô hình nghiên cứu. Theo kết quả điều tra, giá trị trung bình của sự đánh giá có đổi mới sau 1 năm của những nhà quản trị là 51%. Điều này cho thấy, số công ty con khẳng định có sự đổi mới chỉ nhiều hơn số công ty con phủ nhận sự đổi mới tương đối ít. Giá trị trung bình của % doanh thu thu được từ việc bán sản phẩm cho khách hàng bên ngoài mạng lưới công ty đa quốc gia ở nước tiếp nhận đầu tư (liên kết xuôi) là 66,35%, với độ lệch chuẩn 41,62%. Như vậy, số công ty con được khảo sát đã cung cấp sản phẩm cho khách hàng ở địa phương tương đối cao. Giá trị trung bình của % hàng hóa thu mua từ các nhà cung ứng địa phương bên ngoài mạng lưới công ty đa quốc gia ở nước

tiếp nhận đầu tư (liên kết ngược) là 56,45%, với độ lệch chuẩn là 39,88%. Do đó, công ty con có xu hướng sử dụng hàng hóa làm đầu vào từ nhà cung ứng địa phương là khá cao.

Các đối tượng quan sát có % doanh thu bình quân được sử dụng để đầu tư cho R&D (mức độ nghiên cứu và phát triển) là 7%, với độ lệch chuẩn là 6,61%. Trong mức chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất thì 7% là con số chi cho R&D tương đối nhỏ. Những công ty này chưa chú trọng nhiều vào R&D vì lo lắng lợi nhuận sụt giảm nếu đầu tư khoản tiền lớn cho R&D. Độ tuổi bình quân của công ty con là khoảng 9,77. Những công ty con này đã xuất hiện ở Việt Nam trong một thời gian cũng khá dài và đạt độ dày kinh nghiệm nhất định. Số lượng nhân viên đang làm việc toàn thời gian ở các công ty con đạt mức trung bình là 239,18 với độ lệch chuẩn rất cao là 471,22 người. Do đó, quy mô các công ty con tương đối lớn và có sự chênh lệch khá lớn về mặt nhân sự giữa các công ty con đang hoạt động tại Việt Nam.

Doanh thu trung bình mà công ty con thu được từ việc xuất khẩu sang nước thứ ba (doanh thu xuất khẩu) chiếm 59,29% trong tổng cơ cấu. Độ lệch chuẩn khá cao (37,88%) đã cho thấy sự khác biệt lớn trong chiến lược chọn lựa thị trường tiêu thụ của các công ty con. Kinh nghiệm quốc tế bình quân của công ty mẹ là 29,8 năm, với độ lệch chuẩn là 13,43 năm. Nhìn chung, các công ty mẹ đã có bề dày kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế từ khá lâu. Giá trị trung bình của phương thức thâm nhập thị trường là 0,23. Điều này cho thấy, các công ty mẹ nhìn tổng thể thiên về lựa chọn phương thức đầu tư mới hoàn toàn nhiều hơn là M&A. Tác động của quốc gia đầu tư có giá trị trung bình là 0,72, với độ lệch chuẩn là 0,45. Vì vậy, các công ty con được khảo sát ở Việt Nam có các công ty mẹ đa số đến từ những nước phát triển trên thế giới.

Bảng 4.2 cho biết hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Như đã đề cập ở phần phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng mô hình Probit vì nội dung nghiên cứu tập trung vào trạng thái có xuất hiện sự đổi mới ở công ty con hay không. Trước khi thực hiện mô hình Probit, tác giả đã sử dụng một số công cụ thống kê để kiểm định giá trị của các biến số nhằm tránh các hiện tượng làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Tất cả các hệ số tương quan trong bảng 4.2 cho thấy, giá trị cao nhất là 0,6 – mối tương quan giữa liên kết xuôi và sự đổi mới của công ty con thuộc công ty đa quốc gia. Kết quả các kiểm định cũng cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến nên mô hình đưa ra là phù hợp.

Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình (n=354)

Các biến 1 2 3 4 5 6 7 8 9

1 Sự đổi mới của công ty con (có đổi mới)

2 Liên kết xuôi (%) 0,60***

3 Liên kết ngược (%) 0,59*** 0,14***

4 Mức độ nghiên cứu và phát triển (%) 0,10* 0,01 0,07

5 Độ tuổi công ty con (năm) 0,02 0,04 0,06 -0,02

6 Quy mô công ty con (số lượng nhân viên) -0,03 0,02 -0,05 0,01 0,11**

7 Doanh thu xuất khẩu (%) -0,04 -0,04 -0,06 0,35*** -0,05 0,13**

8 Kinh nghiệm quốc tế công ty mẹ (năm) -0,04 0,01 -0,02 0,04 0,06 -0,03 -0,03

9 Phương thức thâm nhập thị trường (M&A) 0,02 0,07 0,01 -0,05 -0,03 0,01 0,10* -0,13**

10 Tác động của quốc gia đầu tư (quốc gia phát triển) 0,17*** 0,05 0,07 0,05 0,04 0,03 -0,03 -0,13** 0,02

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hoạt động liên kết dọc đến hoạt động đổi mới của công ty đa quốc gia (Trang 36 - 39)