CNTT và vai trò của CNTT

Một phần của tài liệu Dạy học thể loại truyện thơ nôm ở trưởng phổ thông theo hướng công nghệ (Trang 52 - 67)

Chương 3 THỬ NGHIỆM

3.1. CNTT và vai trò của CNTT

CNTT là một phương tiện kĩ thuật thông tin liên lạc truyền thông hiện đại. Ngày nay, CNTT đã chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống tạo nên sự phát triển mạnh mẽ cho xã hội loài người.

Trong DH, CNTT trở thành phương tiện DH, thiết bị DH mang lại hiệu quả giáo dục cao như: mạng internet, phần mềm thiết kế bài giảng, phần mềm hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá, các thiết bị phục vụ cho việc giảng bài như phim chiếu, đèn chiếu, máy chiếu...

CNTT có vai trò quan trọng trong DH Ngữ văn:

Với CNTT, bài học không chỉ được cụ thể hóa trong bảng đen phấn trắng mà nó còn là những bảng chữ điện tử vô cùng sinh động về màu sắc, kiểu dáng và đặc biệt là khả năng có thể di chuyển được một cách nhanh chóng... Ngoài câu chữ, CNTT còn có thể mang đến cho giờ học những âm thanh, hình ảnh, tranh vẽ và cả những đoạn phim... Vì vậy mà dạy văn sẽ hiệu quả và hấp dẫn, phát huy triệt để năng lực của người học.

Sử dụng CNTT trong DH còn có thể kiểm soát được phần việc ở nhà của HS, tiết kiệm được thời gian và nâng cao năng lực của GV, CNTT cung cấp cho GV những phương tiện làm việc hiện đaị như mạng internet, các loại từ điển điện tử, sách điện tử...CNTT cung cấp cho GV những tư liệu khác nhau làm cho bài giảng thêm phong phú. Đặc biệt với CNTT, GV có thể trực tiếp liên lạc, trao đổi tư liệu, ý kiến với các nhà văn, nghệ sĩ...

CNTT mang lại cho giáo dục sự công bằng, là công cụ giúp xây dựng một môi trường mang tính cộng tác và tương tác cao. Việc ứng dụng CNTT

Khóa luận tốt nghiệp

vào DH sẽ góp phần nâng cao chất lượng DH ở nước ta hiện nay. Chính vì

vậy mà trong “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn

2000_2010” Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định: “Các ứng dụng CNTT sẽ trở thành thiết bị DH chủ đạo trong giảng dạy. Nền giáo dục phổ thông muốn đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay nhất thiết phải cải cách giáo dục theo hướng vận dụng CNTT mới phát huy tư duy, sáng tạo học tập của HS”

3.2. Sử dụng CNTT và phương tiện kĩ thuật hiện đại để hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà và làm việc trên lớp.

3.2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà

Đối với môn văn, ngoài hướng dẫn HS hướng dẫn học bài trên lớp còn phải hướng dẫn HS học ở nhà. Hướng dẫn HS học ở nhà là cung cấp cho HS những hiểu biết về bài văn trước khi đến lớp (với những VB dài phải cho HS học bài kĩ ở nhà) để HS định hình rõ được bài học trước khi đến lớp. Các công việc hướng dẫn HS học ở nhà gồm:

Việc một là cung cấp thông tin:

Cung cấp cho HS những hiểu biết về tác giả, TP, về hoàn cảnh sáng tác,... HS sẽ có HĐ đọc trên VB, nắm những thông tin trong phần tiểu dẫn để có được hình dung ban đầu về tác giả, TP.

Cung cấp cho HS VB và những chú thích, HS sẽ có HĐ đọc để hiểu được những từ ngữ khó, những hình ảnh biểu trưng, điển tích, điển cố trong VB. Đây là sự chuẩn bị cho HS đọc hiểu VB.

Cung cấp những thông tin về thể loại và cách đọc theo thể loại để HS có những định hướng cho việc đọc hiểu thể loại.

Cung cấp cho HS những cách hiểu, cách phân tích, những cách cảm, hiểu TP của những người đi trước. Những ý kiến, bài viết này sẽ cung cấp tri thức nội dung bài học cho HS. Đồng thời giúp HS đi tìm những cái mới cho

Khóa luận tốt nghiệp

mình, không bị lệ thuộc vào những cái đã biết do đó mà HS cần được cung cấp những cách hiểu đã biết để đi tiếp.

Việc hai là giúp HS tự kiểm tra, đánh giá: Sau khi HS đã tìm hiểu xong

các phần thông tin, HS phải tự đánh giá chính mình. Phần tự kiểm tra và đánh giá của HS được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Phần này được cài sẵn trong máy, khi HS thực hiện thì có phần tính điểm, đánh giá để HS biết được khả năng tự học của mình từ đó sẽ tự điều chỉnh HĐ học tập...

Các công việc cụ thể trên sẽ được CNTT hỗ trợ giải quyết qua một trang web. Trang web được thiết kế từ phần mềm DreamweaverMx 2004 ( Phần trắc nghiệm được xây dựng từ phần mềm AMTP)

Khóa luận tốt nghiệp

Trang chủ sẽ có hình thức như sau:

Khóa luận tốt nghiệp

(1) Ngữ văn: HS vào trang này để đến với các VB văn học trong chương trình học. Trang này có hình thức như sau:

Khóa luận tốt nghiệp

(2) Kiến thức: HS vào trang này để tìm hiểu những kiến thức liên quan đến DH Ngữ Văn như: kiến thức về lí luận văn học, kiến thức về các điển tích điển cố...

Khóa luận tốt nghiệp

(3) Kiểm tra: HS vào trang này để thực hiện các bài tập trắc nghiệm. Nó có hình thức như sau: * Hướng dẫn Em hãy kích vào đáp án đúng. Sau đó kích vào phần trả lời

Khóa luận tốt nghiệp

(4) Trang diễn đàn

Đây là phần giúp HS bày tỏ những ý kiến, những suy nghĩ của bản thân về VB và TP, khen, chê, bình luận một đoạn thơ hay, một chi tiết nổi bật trong TP. Qua diễn đàn, HS có thể gặp gỡ, trò chuyện với nhau trong mọi lúc, mọi nơi. Sự tương tác giữa người học được đẩy lên cao giúp cho hứng thú học tập của các em tăng lên, qua phần này HS cũng có thể trao đổi, góp ý với GV về nội dung và các HĐ học tập sao cho phù hợp hơn.

Như vậy, với phần việc ở nhà HS đã tiếp xúc và có những hiểu biết nhất định về bài học. Đây là nền tảng giúp HS có cái nhìn toàn diện, bao quát về VB. Đồng thời qua đây sẽ phát huy được khả năng tự học của HS.

Khóa luận tốt nghiệp

3.2.2. Hướng dẫn HS làm việc trên lớp

Sau khi có sự chuẩn bị kĩ về mọi mặt qua việc thực hiện đầy đủ các phần việc ở nhà, HS đến lớp với tâm thế chủ động, sẵn sàng tiếp thu kiến thức. GV sẽ hướng dẫn HS đi tìm hiểu vào nội dung chính, nội dung trọng tâm của việc học đó là thực hiện bài DH. Nội dung bài DH sẽ được thể hiện cụ thể qua các trang slide trong phần mềm powerpoint.

Powerpoint là một phần mềm trình chiếu dễ sử dụng, đầy hiệu quả và là một trong năm chương trình tiện ích nằm trong bộ Microsoft Office. Powerpoint chuyên dùng để thiết kế danh thiếp, thiệp mời, thiết kế các bộ phim Slide để thuyết trình các đồ án... Từ những tiện ích này, Powerpoint được ứng dụng trong DH và đạt hiệu quả cao. Phần mềm PowerPoint chuẩn bị sẵn cho GV các công cụ để soạn bài và trình chiếu, trong một slide nó có sẵn các mục: tiêu đề và nội dung, vì vậy GV chỉ cần điền những thông tin mà mình đã chuẩn bị sẵn lên đó.

Từ những trang slide, sẽ chuyển tải nội dung bài học một cách trọng tâm và ngắn gọn nhất. Bài học sẽ đi theo từng phần việc như trong qui trình thiết kế, với mỗi trang, mỗi nội dung sẽ có hai phần: công việc giao cho HS và định hướng trả lời. HS thực hiện các HĐ học tập dưới sự tổ chức, điều khiển và hướng dẫn của GV.

Phần việc trên lớp sẽ được cụ thể trong phần thử nghiệm với bài học “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)

Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN: Như vậy với phần thử nghiệm, qui trình đọc hiểu văn bản theo thể loại truyện thơ Nôm có ứng dụng CNTT phần nào đã được làm rõ.

Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN

Các nhà nghiên cứu giáo dục đã nói “không có phương pháp giáo dục

nào là vạn năng” chính vì vậy mà người GV phải luôn có ý thức đi tìm những

phương pháp phù hợp với thực tế. Chẳng hạn trong thời đại ngày nay, CNTT đang phát triển mạnh mẽ, chúng ta cần khai thác những tiện ích của nó để ứng dụng trong DH. Hay trong chương trình SGK hiện nay, các bài học được sắp xếp theo thể loại và kiểu VB thì người GV cũng phải linh hoạt trong việc tìm phương pháp dạy hợp lí.

Với đề tài: “DH thể loại truyện thơ Nôm ở trường phổ thông theo

hướng công nghệ”, tác giả muốn đưa ra một PPDH mới có khai thác tiện ích

Khóa luận tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1974), Từ điển truyện Kiều, Nxb Khoa học xã, Hà Nội.

2. Lê Huy Bắc, Đỗ Việt Hùng (đồng chủ biên) (2008), Hỏi đáp kiến thức

Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục.

3. Hồ Ngọc Đại (1991), Công nghệ DH, tập1, Nxb Giáo dục.

4. Hồ Ngọc Đại (1994), Công nghệ DH, tập 2, Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Du (2005), Truyện Kiều, Nxb Văn hóa_ Thông tin.

6. Trịnh Bá Đĩnh (2000), Bình giải Truyện Kiều, Nxb Văn học.

7. Cao Thị Ngọc Hà (2008), Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 10, Nxb Giáo

dục.

8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb Giáo dục.

9. Kiều Thu Hoạch (2007), Truyện Nôm_ Lịch sử phát triển và thi pháp

thể loại, Nxb Giáo dục.

10. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2007), Sách giáo khoa Ngữ văn 10,

tập 2, Nxb Giáo dục.

11. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục.

12. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy hoc văn, Nxb Giáo dục.

13. Phương Lựu (chủ biên) (2004) , Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

14. Đặng Thanh Lê (2006), Giảng văn Truyện Kiều, Nxb Giáo dục.

15. Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb

Khóa luận tốt nghiệp

16. Nguyễn Lộc (2005), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII_ hết thế

kỉ XIX, tập II, Nxb Giáo dục.

17. M. Gorki (1965), Bàn về văn học tập 2, Nxb Hà Nội.

18. Phan Ngọc (2007), Phong cách Nguyễn Du qua Truyện Kiều, Nxb Văn

hóa_ Thông tin.

19. Hoàng Phê (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

20. Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục.

21. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình thay sách giáo

khoa lớp 10, Nxb Giáo dục.

22. Z.IA.REX (chủ biên) (1983), Phương pháp luận dạy văn học, Nxb

Một phần của tài liệu Dạy học thể loại truyện thơ nôm ở trưởng phổ thông theo hướng công nghệ (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)