VỊ TRÍ CỦA GIUN ĐẤT TRONG NHÓM MESOFAUNA

Một phần của tài liệu Thành phần, số lượng, phân bố của giun đất và các nhóm mesofauna khác tại trạm đa dạng sinh học mê linh vĩnh phúc (Trang 42 - 50)

Trong khu vực nghiên cứu đã gặp các nhóm động vất đất cỡ trung bình thuộc 7 lớp (Arachnida, Crustacea, Chilopoda, Diplopoda, Insecta, Oligochaeta, Hirudinea) và đại diện của ngành Thân mềm (Mollusca).

Vị trí của giun đất trong nhóm mesofauna được thể hiện ở bảng 10. Từ bảng 10 ta thấy:

Ở sinh cảnh rừng tự nhiên đã gặp các nhóm động vật đất cỡ trung bình thuộc 7 lớp trên và đại diện của ngành Thân mềm (Mollusca), đây cũng là sinh cảnh có số lớp cao nhất trong các sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu. Trong số đó Oligochaeta là lớp phong phú nhất cả về số lượng và sinh khối (n’=65,51%; p’=88,71%), có sự giảm dần ở lớp Insecta (n’=25,22%; p’=7,30%) và thấp nhất ở lớp Hirudinea (n’=0,16%; p’=0,01%).

Bảng 10. Vị trí cuả giun đất trong nhóm mesofauna tại các sinh cảnh nghiên cứu

STT Nhóm ĐV RTN RK RT n’ p’ n’ p’ n’ p’ 1 Arachnida 1,80 1,27 1,5 1,15 2,70 1,14 2 Crustacea 2,12 0,04 1,70 0,90 1,56 0,78 3 Chilopoda 3,23 1,18 2,72 1,11 4,20 1,07 4 Diplopoda 0,98 0,72 0,61 0,42 2,12 0,98 5 Insecta 25,22 7,30 48,01 39,01 43,17 38,01 6 Oligochaeta 65,51 88,71 45,46 57,41 46,25 58,02 7 Hirudinea 0,16 0,01 8 Mollusca 0,98 0,72 1,10 0,62 1,10 0,80

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh 43 Chú thích: giống bảng 7.

Ở sinh cảnh rừng keo đã gặp 6 lớp (Arachnida, Crustacea, Chilopoda, Diplopoda, Insecta, và Oligochaeta) và đại diện của ngành Thân mềm (Mollusca). Trong đó, lớp Insecta phong phú nhất về số lượng (n’=48,01%), lớp Oligochaeta phong phú hơn về sinh khối (p’=57,41%).

Ở sinh cảnh rừng thông cũng đã gặp 6 lớp và đại diện của ngành thân mềm như ở rừng keo. Trong đó, lớp Oligochaeta phong phú nhất cả về số lượng và sinh khối (n’=46,25%; p’=58,02%).

Như vậy, nhìn chung trong khu vực nghiên cứu, lớp Oligochaeta là lớp thường gặp nhất trong các sinh cảnh và đồng thời là lớp phong phú nhất cả về số lượng và sinh khối. Lớp Insecta là nhóm phong phú thứ hai cả về số lượng và sinh khối. Các lớp và ngành còn lại có độ phong phú đều thấp cả về số lượng và sinh khối.

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh 44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau: 1. Đất ở các sinh cảnh nghiên cứu có pH trung tính. Độ ẩm ở rừng tự nhiên và rừng keo tính trung bình trong 2 thời điểm đều ở mức trung bình (50%), riêng rừng thông có độ ẩm thấp. Hàm lượng chất hữu cơ gặp cao nhất ở rừng thông và thấp nhất ở rừng tự nhiên.

2. Đã gặp 16 loài giun đất trong các sinh cảnh nghiên cứu thuộc 4 họ (Glossoscolecidae, Megascolecidae, Moniligastridae và Ocnerodrilidae) và 5

giống (Pontoscolex, Dichogaster, Pheretima, Drawida, Gordiodrilus). Trong đó họ Megascolecidae đã gặp 2 giống: Dichogaster và Pheretima. Các họ:

Glossoscolecidae, Moniligastridae, Ocnerodrilidae chỉ gặp 1 giống ở mỗi họ. Giống Pheretima có số loài đã gặp cao nhất (12 loài, chiếm 75% tổng số loài đã gặp), các giống khác chỉ gặp 1 loài ở mỗi giống (chiếm 6,25% tổng số loài đã gặp).

3. Trong 3 nhóm hình thái - sinh thái, chỉ có sinh cảnh rừng keo đã gặp cả 3 nhóm hình thái - sinh thái của giun đất, 2 sinh cảnh còn lại chỉ gặp ở mỗi sinh cảnh 2 nhóm hình thái - sinh thái.

4. Đã gặp 34 nhóm động vật đất cỡ trung bình mesofauna khác thuộc 6 lớp: Hình nhện (Arachnida), Giáp xác (Crustacea), Rết (Chilopoda), Chân kép (Diplopoda), Côn trùng (Insecta), Đỉa (Hirudinea) và đại diện của ngành Thân mềm (Mollusca).

5. Thành phần các nhóm mesofauna khác giảm từ sinh cảnh đất rừng tự nhiên (29 nhóm) đến rừng keo (28 nhóm) và thấp nhất ở đất rừng trồng thông (26 nhóm).

6. Nhìn chung trong khu vực nghiên cứu, Oligochaeta là lớp thường gặp nhất trong các sinh cảnh và đồng thời là lớp phong phú nhất cả về số

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh 45

lượng và sinh khối. Lớp Insecta là nhóm phong phú thứ hai cả về số lượng và sinh khối. Các lớp, ngành còn lại có độ phong phú đều thấp cả về số lượng và sinh khối.

KIẾN NGHỊ

1. Do thời gian còn hạn hẹp nên nghiên cứu mới chỉ điều tra về thành phần, số lượng, phân bố của giun đất và các nhóm mesofauna khác ở một số sinh cảnh thuộc Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. Để có kết quả toàn diện hơn cần có các nghiên cứu bổ sung ở các sinh cảnh khác tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh trong thời gian tới.

2. Trên cơ sở nghiên cứu về nhóm hình thái - sinh thái có thể đề xuất các loài giun đất dùng để cải tạo đất cho khu vực nghiên cứu.

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Đức Anh. Đa dạng giun đất khu vực Trạm đa dạng sinh học Mê

Linh - Vĩnh Phúc. Luận văn Thạc sĩ khoa học, 2003, tr.1-73.

2. Thái Trần Bái. Giun đất Việt Nam ( Hệ thống học, khu hệ, phân bố và địa

động vật học). Luận án Phó tiến sĩ Sinh học, Matxcơva,1983, tr.1-192.

3. Thái Trần Bái. Giá trị thực tiễn của giun đất. Tạp chí Sinh học, 11(1),

1989, tr.39-42.

4. Thái Trần Bái. Động vật học không xương sống. Nxb Giáo dục, 2001,

tr.43-57.

5. Công ty kiến trúc đô thị Hà Nội. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Trạm

đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc, 1999.

6. Ghiliarov M.S. Nghiên cứu động vật đất cỡ trung bình

(mesofauna). Phương pháp nghiên cứu động vât đất. Nxb Khoa học

Matxcơva, 1975, tr.12-29 (Tiếng Nga).

7. Huỳnh Thị Kim Hối. Kết quả nghiên cứu mesofauna ở vườn cây ăn quả

Bác Hồ - Tân Lập - Đan Phượng - Hà Nội. Thông báo khoa học Sinh học, Địa

lý, 1993.

8. Huỳnh Thị Kim Hối. Khu hệ giun đất phía Nam miền Trung Việt Nam.

Luận án phó tiến sĩ sinh học, Hà Nội, 1996, tr.5-19.

9. Huỳnh Thị Kim Hối và cộng sự mesofauna ở hệ sinh thái đất rừng miền

Bắc Việt Nam. Đa dạng sinh học và hiện trạng hệ sinh thái nhiệt đới của Việt

Nam. Y học nhiệt đới Liên Bang Nga, Hà Nội, 1997, tr.11-24.

10. Huỳnh Thị Kim Hối. Khu hệ, vị trí của giun đất trong nhóm mesofauna và

vấn đề sử dụng chúng ở phía Nam miền Trung Việt Nam. Sách chuyên khảo.

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh 47

11. Vũ Quang Mạnh. Hệ động vật đất với quá trình cải tạo đất, góp phần phủ

xanh đất trống đồi núi trọc. Tạp chí Lâm nghiệp, (10), 1995, tr.5-6.

12. Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Văn Thuận, Lê Văn Triển. Phát triển hệ động

vật đất mesofauna để cải tạo đất. Tạp chí Lâm nghiệp , (10), 1995, tr.19-20.

13. Vũ Quang Mạnh. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất. Thế giới đa

dạng sinh vật đất. Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 1995, tr.5-29.

14. Vũ Quang Mạnh. Phương pháp nghiên cứu 1 số nhóm động vật trong hệ

sinh thái đất. Tài nguyên sinh vật đất và sự phát triển bền vững của hệ sinh

thái đất. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2000, tr.207-213.

15. Vũ Quang Mạnh, Đỗ Huy Trình, Vương Thị Hòa, Nguyễn Văn Sắc. Cấu

trúc quần xã động vật đất Macrofauna liên quan đến diễn thế suy giảm tài nguyên rừng ở Việt Nam. Báo cáo khoa học Hội thảo bảo vệ môi trường và sử

dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2002, tr.414- 421.

16. Trần Thúy Mùi. Khu hệ giun đất đồng bằng sông Hồng. Luận án Phó tiến

sĩ sinh học, Hà Nội, 1985.

17. Tống Kim Thuần, Huỳnh Thị Kim Hối, Nguyễn Trí Tiến, Đỗ Hữu Thư.

Bổ sung dẫn liệu cho phân loại đất trống đồi trọc miền Bắc Việt Nam dựa trên các chỉ tiêu sinh học. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự

sống. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2004.

18. Nguyễn Trí Tiến. Một số Đặc điểm cấu trúc quần xã Bọ nhảy

(Collembola) ở hệ sinh thái Bắc Việt Nam. Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Sinh

học, 1994, tr.1-182.

19. Lê Văn Triển. Khu hệ giun đất miền Đông Bắc VN. Luận án Phó tiến sĩ

Khoa học Sinh học, 1995, tr.23-30. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

20. Drawin C. R. The formation of vegetable mould through the action of

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh 48

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH LÀM KHOÁ LUẬN

Thu mẫu động vật và mẫu đất tại rừng thông

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh 49

Thu mẫu động vật và mẫu đất tại rừng tự nhiên

Nguyễn Thị Thu K32D – CN Sinh 50

Phân tích mẫu động vật trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Thành phần, số lượng, phân bố của giun đất và các nhóm mesofauna khác tại trạm đa dạng sinh học mê linh vĩnh phúc (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)