Tuổi dậy thì của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu về thể lực và sinh lý của học sinh phổ thông dân tộc ít người thuộc trường nội trú huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 42)

Nghiên cứu về tuổi dậy thì của học nam và nữ trường PT dân tộc nội trú huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang chúng tôi có kết quả ở bảng 9.

Bảng 9. Kết quả nghiên cứu tuổi xuất tinh lần đầu ở nam và tuổi thấy kinh lần đầu ở nữ dân tộc ít người ở Bắc Quang.

(Đơn vị: người và %) STT Đối tượng Tuổi Nam Nữ SL TL SL TL 1 11 0 0 4 1,84 2 12 4 1,85 11 5,07 3 13 18 8,33 40 18,43 4 14 33 15,28 74 34,1 5 15 69 31,94 42 19,35 6 16 63 29,17 30 13,82 7 17 24 11,1 10 4,61 8 Trên 17 5 2,31 6 2,76 9 Tổng (n) 216 100 217 100

Nhận xét: Qua bảng 9 nhận thấy rằng có 1,84% các em nữ dậy thì ở tuổi 11 và 1,85% các em nam dậy thì ở tuổi 12. Tuổi dậy thì của nữ đến sớm hơn nam 1 - 2 năm. Nguyên nhân có một tỉ lệ nhỏ các em nam và nữ dậy thì sớm là trẻ em ngày nay tăng trưởng sớm, với điều kiện thông tin văn hoá luôn được cập nhập, các em tiếp xúc với phim ảnh sách báo có liên quan đến tình dục đã kích thích tình dục phát triển sớm.

Tỷ lệ dậy thì cao nhất ở nam là tuổi 15 có 31,94%, ở nữ là tuổi 14 có 34,1%.

Có một tỷ lệ nhỏ dậy thì muộn trên 17 tuổi ở nam có 2,31%, ở nữ có 2,76%. Nguyên nhân có thể hiểu là do cơ thể các em phát triển chậm hoặc mắc bệnh nên ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý.

4.2.3. Sự hiểu biết về các biện các biện pháp phòng tránh thai.

Ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển sức khoẻ sinh sản vị thành niên chưa được quan tâm tương xứng với sự đòi hỏi của nó. Trong khi hoạt động tình dục ở tuổi VTN đang diễn ra ngày một tăng với nhiều mức độ khác nhau và mang lại nhiều hậu quả xấu. Thì việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất phù hợp với hoàn cảnh văn hóa, xã hội và kinh tế của nước ta là việc rất cần thiết. Với sự quan tâm của các cấp các ngành trong xã hội đã tổ chức được các hoạt động tuyên truyền giáo dục về sức khỏe sinh

sinh sản VTN. Tư vấn cho thanh niên và VTN để họ có thể làm chủ mình trong quan hệ tình yêu, tình dục. Để thực hiện tốt công tác giáo dục sức khoẻ sinh sản VTN thì phải nghiên cứu khảo sát thực trạng nhận thức về sức khoẻ sinh sản và nhu cầu truyền thông của lứa tuổi VTN.

Qua quá trình khảo sát sự hiểu biết về các biện pháp phòng tránh thai của vị thành niên dân tộc huyện Bắc Quang- tỉnh Hà Giang. Chúng tôi nhận thấy sự hiểu biết của các em còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 10 và bảng 11.

Bảng 10. Sự nhận biết của học sinh nam dân tộc ít người ở Bắc Quang về cac biện pháp tránh thai (Đơn vị: Người và %) STT Tuổi Những biện pháp phòng tránh thai 11 12 13 14 15 16 17 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Vòng tránh thai 10 28,57 12 37,50 10 38,46 25 83,33 27 87,10 27 96,43 33 97,06 2 Bao cao su 15 42,86 20 62,50 19 73,08 28 93,33 30 96,77 28 100 34 100 3 Thuốc tránh thai 12 34,29 13 40,63 14 53,85 24 80,00 26 83,87 26 92,86 32 94,12 4 Đình sản nam nữ 10 28,57 11 34,38 12 46,15 20 66,67 25 80,65 27 96,43 34 100 5 Tính vòng kinh 0 0 2 6,25 3 11,54 4 13,33 5 16,13 5 17,86 6 20,59 6 Xuất tinh ngoài âm

đạo

1 2,86 3 9,38 4 15,38 5 16,17 6 19,35 6 21,43 9 26,47

Bảng 11. Sự nhận biết của học sinh nữ dân tộc ít người ở Bắc Quang về các biện pháp tránh thai (Đơn vị: Người và %) STT Tuổi Những biện pháp phòng tránh thai 11 12 13 14 15 16 17 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Vòng tránh thai 11 39,29 11 37,93 14 40,00 29 85,29 24 88,89 31 86,88 32 100 2 Bao cao su 13 46,43 19 65,52 26 74,29 32 94,12 26 96,30 32 100 32 100 3 Thuốc tránh thai 10 35,71 12 41,38 19 54,29 28 82,35 23 85,19 30 93,75 31 96,88 4 Đình sản nam nữ 9 31,14 11 37,93 17 48,57 24 70,59 22 81,48 32 100 32 100 5 Tính vòng kinh 2 7,14 3 10,34 5 14,29 6 17,65 5 18,52 7 21,18 8 25,00

6 Xuất tinh ngoài âm đạo

1 3,57 2 6,90 4 11,43 6 17,65 6 22,22 8 25,00 9 28,13

Nhận xét: Qua kết quả thu được ở bảng 8 và bảng 9 nhận thấy rằng: Sự hiểu biết về các phương pháp phòng tránh thai của đối tượng nghiên cứu ở nam và nữ có tỉ lệ khác nhau.

Ở các lứa tuổi khác nhau thì sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai với tỉ lệ khác nhau. Các em độ tuổi càng lớn thì sự hiểu biết các biện pháp tránh thai càng nâng lên. Nguyên nhân do các em đã được học hỏi, tuyên truyền nhiều hơn, các em đã có ý thức chú ý quan tâm tới vấn đề này hơn. Đây là tín hiệu đáng mừng nhưng tỉ lệ này vẫn chưa cao.

Biện pháp tránh thai: Sử dụng bao ca su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai là các biện pháp phổ biến được các thông tin giới thiệu và quảng cáo nhiều nên tỉ lệ nhận biết khá cao.

Đối với VTN những nội dung về tình bạn, tình yêu trong sáng, tình dục an toàn cần được trao đổi và phổ biến. VTN rất muốn gia đình là nguồn thông tin chính về những vấn đề liên quan đến sinh sản nhưng cha mẹ không biết hoặc không nói cho con biết. Vì thế VTN chủ yếu tìm nguồn thông tin phong phú trong xã hội có lẫn cả thông tin không lành mạnh điều này rất nguy hiểm với đối tượng VTN trong độ tuổi này rất tò mò và thích thử nghiệm. Nếu như không có sự giáo dục về lối sống lành mạnh về hoạt động tình dục an toàn, rất dễ dẫn đến những hậu quả nặng nề. Đặc biệt là VTN các vùng dân tộc, miền núi các thông tin về sức khoẻ sinh sản càng hạn chế hơn. Nhiều em khi được hỏi đến vấn đề lên quan đến vấn đề sức khoẻ sinh sản thì xấu hổ không nói hoặc không biết. Như vậy có thể thấy rằng vấn đề chăm sóc giáo dục sức khoẻ sinh sản VTN là một trong những vấn đề quan trọng đối với cả xã hội, không chỉ là vấn đề của gia đình, nhà trường hay chỉ riêng một cá nhân nào. Muốn làm tốt những vấn đề cần thiết với VTN trước hết phải hiểu và nắm bắt được những nhu cầu mong muốn của các em để đề ra biện pháp phù hợp và hữu hiệu nhất.

PHẦN THỨ 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những kết quả trên chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau. 5.1.1. Về thể lực

Chiều cao đứng và trọng lượng trung bình của học sinh nữ dân tộc ít người ở huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang tăng dần theo tuổi. Các chỉ số này tăng nhanh nhất ở tuổi 13 (tốc độ tăng nhanh nhất 5,42 kg/năm về cân nặng và 6,07 cm/năm về chiều cao). Đến 16, 17 tuổi chỉ số này lại tăng chậm dần.

So với chiều cao và cân nặng trung bình của các em học sinh nữ những năm thập kỷ 90 – thế kỷ XX trở về trước thấy có sự tăng lên rõ rệt. Cụ thể trọng lượng cơ thể học sinh nữ dân tộc huyện Bắc Quang- tỉnh Hà Giang so với thập kỷ 90 – thế kỷ XX từ 2,15 – 4,21 kg về chiều cao cơ thể học sinh nữ tăng lên 1,15 -3,05 cm.

Chiều cao đứng và trọng lượng trung bình của các em nam dân tộc ít người ở huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang tăng dần theo tuổi. Các chỉ số này tăng nhanh nhất ở độ tuổi 15 tuổi ( tốc độ tăng nhanh nhất là 6,8 kg/năm về cân nặng và 7,53 cm/năm về chiều cao) đến 16, 17 tuổi thì tốc độ tăng chiều chiều và cân nặng lại giảm đi.

So với chiều cao và cân nặng trung bình của các em nữ thập kỷ 90 – thế kỷ XX có sự tăng lên rõ rệt. Cụ thể về trọng lượng của cơ thể học sinh nam dân tộc ít người ở huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang so với thập kỷ 90 - thế kỷ XX từ 1,91- 4,72 kg. Về chiều cao cơ thể học sinh nam tăng từ 0,5 - 4,42 cm.

5.1.2. Về sinh lý và kiến thức sức khoẻ sinh sản.

Các em nữ dân tộc ít người ở huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang dậy thì sớm, tuổi có kinh nguyệt lần đầu sớm nhất là 11 tuổi (chiếm 1,84%). Tỉ lệ có kinh nguyệt lần đầu cao nhất ở tuổi 14 (chiếm 34,1%), có một tỷ lệ nhỏ dậy thì muộn trên 17 tuổi (chiếm 2,76%).

Các em nam dân tộc ít người ở Bắc Quang - tỉnh Hà Giang dậy thì sớm, tuổi xuất tinh lần đầu sớm nhất là 12 tuổi (chiếm 1,85%). Tỷ lệ xuất tinh lần đầu cao nhất ở tuổi 15 (chiếm 31,94%), có một tỷ lệ nhỏ học sinh nam dậy thì muộn trên 17 tuổi ( chiếm 2,31%).

Các kiến thức về sức khoẻ sinh sản như các dấu hiệu dậy thì, các biện pháp tránh thai sự hiểu biết của các em dân tộc ít người ở Bắc Quang tăng dần theo độ tuổi. Nhìn chung tỷ lệ hiểu biết của các em nam và nữ còn thấp.

5.2. Đề nghị.

Trong quá trình nghiên cứu do thời gian và khả năng còn có hạn nên đề tài còn nhiều hạn chế. Qua quá trình nghiên cứu tôi xin có một số đề nghị sau: Cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu vấn đề thể lực và sức khoẻ sinh sản VTN. Mở rộng tăng cường nghiên cứu với một số lượng nhiều, trên quy mô lớn, ở mọi vùng miền và vùng dân tộc miền núi. Để nắm bắt một cách sát thực nhất tình hình thể lực và sức khoẻ sinh sản của trẻ em.

Từ đó đề ra các biện pháp chăm sóc, bồi dưỡng và giáo dục các em ngày càng có thể lực tốt, có lối sống trong sáng, lành mạnh, có lượng kiến thức đầy đủ về mọi mặt để có cuộc sống khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Trước tình hình thể lực và sự hiểu biết về sức khoẻ sinh sản của VTN còn thấp như vậy cần có sự quan tâm đúng đắn của gia đình, nhà trường và xã hội tạo môi trường sống tốt, cung cấp nguồn thông tin về các vấn đề liên quan

đến sức khoẻ sinh sản cho các em, đặc biệt là các em vùng dân tộc miền núi cần có sự quan tâm, ưu đãi của Đảng và Nhà nước hơn nữa.

Có thể lấy các số liệu kết quả nghiên cứu để minh hoạ trong việc giảng dạy bộ môn giải phẫu sinh lý người và các lĩnh vực khác như tâm lý học, giải dục giới tính, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, trong một số ngành công nghiệp dệt may, đóng bàn ghế học sinh…

PHIẾU ĐIỀU TRA

Nghiên cứu một số chỉ tiêu về thể lực và sinh lý của các em học sinh trường PT dân tộc huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang.

A. Phần 1. Định danh:

STT Các câu hỏi Mã số

1.01 Họ và tên người được phỏng vấn 2.02 Bạn bao nhiêu tuổi ( năm sinh) 3.03 Dân tộc

4.04 Nghề nghiệp bố ? 5.05 Nghề nghiệp mẹ ?

6.06 Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng 7.07 Ngày tháng năm ( điều tra)

8.08 Họ và tên cán bộ điều tra Hoàng Thị Ngọc Hiệp

B. Phần 2. Các chỉ số về thể lực:

STT Các câu hỏi Mã số

1.01 Cân nặng 1 Kg

2.02 Chiều cao 2 cm

C. Phần 3. Điều tra số hiểu biết kiến thức về sức khoẻ sinh sản của học sinh phổ thông: STT Các câu hỏi Mã số 3.01 Bạn bắt đầu dậy thì ở tuổi nào? 1 11 tuổi 6 16 tuổi 2 12 tuổi 7 17 tuổi 3 13 tuổi 8 18 tuổi 4 14 tuổi 9 19 tuổi

5 15 tuổi 10 Bao nhiêu tuổi 3.02 Bạn cho biết nữ giới

và nam giới dậy thì có những biểu hiện gì?

1 Tăng nhanh về chiều cao trọng lượng. 2 Có sự thay đổi về giọng nói.

3 Một số phần phụ sinh dục phát triển như ( vú, lông, râu…)

Với nữ giới.

(4 Thấy kinh lần đầu tiên.)

Với nam giới.

(4 Xuất tinh lần đầu tiên.)

5 Chú ý chăm sóc đến ngoại hình. 6 Tâm lý có nhiều thay đổi.

7 Khác ( Ghi rõ)…………. 3.03 Bạn có biết đươc

những biện pháp phòng tránh thai nào?

1 Vòng tránh thai. 2 Bao cao su.

3 Các loại thuốc tránh thai. 4 Đình sản nam, nữ.

5 Tính vòng kinh.

6 Xuất tinh ngoài âm đạo. 7 Khác ( Ghi rõ)……… 3.04 Bạn có biết những

loại bệnh lây truyền qua đường tình dục nào?

1 HIV/AIDS 2 Giang mai

3 Bệnh khác (ghi rõ)…………. 3.05 Bạn có biết hậu quả

của việc sinh đẻ ngoài ý muốn?

1 Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản 2 Ảnh hưởng đến tâm sinh lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Lương Thị Bích

Báo đại đoàn kết. số 11-1987.

2- Đinh Quế Châu, Dương Hữu Long

Giải phẫu sinh lý. NXB y học năm (2000).

3- Trịnh Bỉnh Dy (1994)

Bàn về đặc điểm sinh lý con người Việt Nam – NXB khoa học và kĩ

thuật Hà Nội. 4- Lê Thiện Điền

Tuổi dậy thì cần biết –(1993).

5- Thẩm Thị Hoàng Điệp, Trịnh Văn Minh, Trần Bình Vương (1996)

Kết quả điều tra thí điểm một số chỉ tiêu nhân trắc con người Việt Nam bình thường tại thị xã Liên Ninh ngoại thành Hà Nội – NXB HàNội.

6- Phạm Hoàng Gia

Nói chuyện về lứa tuổi thiếu niên -1983. NXB tổng hợp Đồng Tháp Kim

Đồng.

7- Nguyễn Thị Lan

Nghiên cứu một số chỉ tiêu về thể lực và sinh lý tuổi dậy thì của các em gái, trai thuộc một số dân tộc ít người tại Vĩnh Phúc- Phú Thọ. Luận văn

thạc sĩ.

8- Nguyễn Thị Bích Ngọc

Nghiên cứu một số chỉ tiêu, tầm vóc, thể lực, và sinh lý của học sinh miền núi tỉnh Vĩnh Phúc – Phú Thọ. Luận văn Thạc sĩ.

9- Là Vĩnh Quyên

10- Phan Thị Sang

Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý- sinh dục- sinh sản ở nữ và phụ nữ trên địa bàn thành phố Huế. Luận văn thạc sĩ.

11- Trần Trọng Thủy

Tạp chí nghiên cứu giáo dục. số 2 -1991.

12- Nguyễn Yên

Sinh học người- 1993- NXB Hà Nội. 13- Báo: Sinh viên Việt Nam. Số 40- 2001

14- Báo: Sức khỏe và đời sống. NXB y học năm 2001

15- Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90- thế kỷ XX. NXB y học.

16- Công Nguyễn

Báo khoa học và đời sống. Số 5-1993. 17- Sức khỏe Việt Nam- Những điều cần biết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu về thể lực và sinh lý của học sinh phổ thông dân tộc ít người thuộc trường nội trú huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)