II. Hoạt động cho vay tại ngân hàng:
3. Tình hình dư nợ:
3.2. Dư nợ theo thành phầnkinh tế:
Bảng 14: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Đối tượng Năm Chênh lệch qua các năm (%)
2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 1. Ngắn hạn 73.700 103.280 125.400 40,14 21,42 Doanh nghiệp 6.100 12.050 18.000 97,54 49,38 Hộ gia đình, cá nhân 67.400 91.120 107.400 35,19 17,87 Đối tuợng khác 200 110 -45,00 2. Trung hạn 15.250 20.490 22.230 34,36 8,49 Hộ gia đình, cá nhân 4.380 4.080 4.710 -6,85 15,44 CBCNV 10.840 14.250 14.240 31,46 -0,07 XKLĐ 30 2.160 3.280 7.100,00 51,85 Tổng cộng 88.950 123.770 147.630 39,15 19,28 Nguồn: Phịng tín dụng 3.2.1. Dư nợ ngắn hạn: + Đối với các doanh nghiệp:
- Năm 2004, tình hình dư nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp đạt 12.050 triệu đồng, tăng 97,54% so với dư nợ ngắn hạn của năm 2003, và chiếm tỷ trọng là 11,67% trong tổng dư nợ ngắn hạn, tăng 3,39% so với tỷ trọng của năm 2003.
- Đến năm 2005 thì tổng dư nợ ngắn hạn của đối tượng này là 18.000 triệu đồng, tăng 49,38% so với dư nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp trong năm 2004, và chiếm tỷ trọng là 14,35% trong tổng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng, tăng 2,68% so với tỷ trọng của đối tượng này trong năm 2004.
Như vậy, đối với các doanh nghiệp thì dư nợ ngắn hạn của họ tại ngân hàng cũng chiếm vị trí tương đối lớn, nguyên nhân là do trong những năm gần đây, mục tiêu phấn đấu của nước ta đến năm 2010 thì số lượng doanh nghiệp trong cả nước đạt 500 ngàn doanh nghiệp (hiện nay thì huyện cĩ trên 110 doanh nghiệp ngồi quốc doanh và hơn 1.700 cơ sở sản xuất dịch vụ khác). Vì vậy, sự ra đời của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Châu Thành ngày càng trở nên nhanh hơn, và là nguyên nhân dẫn đến quan hệ giữa họ với ngân hàng ngày càng gần gũi hơn trong hoạt động tín dụng, kéo theo gia tăng về doanh số dư nợ của ngân hàng đối với họ ngày càng tăng.
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân:
- Trong năm 2004, thì dư nợ ngắn hạn của ngân hàng đối với đối tượng này là 91.120 triệu đồng, tăng 35,19% so với năm 2003, và chiếm tỷ trọng là 88,22% trong tổng dư nợ ngắn hạn, giảm 3,23% so với tỷ trọng năm 2003.
- Đến năm 2005 thì dư nợ ngắn hạn của các hộ gia đình, cá nhân đạt được là 107.400 triệu đồng, tăng 17,87% so với tổng dư nợ ngắn hạn của hộ trong năm 2004, và chiếm tỷ trọng là 85,64%, giảm 2,58% so với tỷ trọng dư nợ trung hạn theo thành phần kinh tế của năm 2004.
Đối với ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn huyện Châu Thành thì các hộ gia đình, cá nhân luơn là đối tượng mang lại nguồn thu chủ yếu nhất cho ngân hàng, vì vậy tổng dư nợ của đối tượng này vẫn luơn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Doanh số dư nợ của đối tượng này liên tục tăng qua ba năm qua, nguyên nhân là do trong thời gian qua, ngồi những khách hàng cũ thì ngân hàng cũng luơn tìm mọi cách để khai thác những thị trường cĩ tiềm năng mang lại lợi ích cho ngân hàng, đĩ là những hộ, cá nhân tạm thời thiếu vốn, nhưng họ cĩ nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, gĩp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng dư nợ ngắn hạn của các hộ, cá nhân.
+ Đối với các đối tượng khác:
Tổng dư nợ ngắn hạn của các đối tượng khác cũng chính là tổng dư nợ của các ngành nghề khác đã nêu trên. Như vậy, tình hình dư nợ của các đối tượng khác trong năm 2004 đã giảm đi so với năm 2003 (giảm 45%). Nguyên nhân là do trong thời gian gần đây đối tượng này đã được ngân hàng khai thác khá tốt và
cĩ xu hướng ổn định. Đối tượng vay vốn này chủ yếu là những người vay để phục vụ cho tiêu dùng, và gần đây thì họ đã chuyển từ vay ngắn hạn sang hình thức vay trung hạn để cĩ thời gian trả nợ dài hơn, và lãi suất cùng cĩ phần cao hơn.
3.2.2. Dư nợ trung hạn:
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân:
- Tổng dư nợ trung hạn đối với hộ gia đình trong năm 2004 đạt 4.080 triệu đồng, giảm 6,85% so với dư nợ trung hạn của năm 2003, chiếm tỷ trọng là 19,91% trong tổng dư nợ trung hạn theo đối tượng, giảm 8,81% so với tỷ trọng năm 2003.
- Trong năm 2005 thì tổng dư nợ trung hạn của hộ gia đình, cá nhân đạt được là 4.710 triệu đồng, tăng 15,44% so với tổng dư nợ trung hạn của năm 2004, và chiếm 21,19% trong tổng dư nợ trung hạn theo đối tượng, tỷ trọng tăng so với năm 2004 là 1,28%.
Khác với dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn của các hộ gia đình trong ba năm qua cĩ những thay đổi đáng kể, dư nợ trong năm 2004 giảm những đến năm 2005 lại tăng, nguyên nhân là do trong năm 2004, một số hộ, cá nhân đã chuyển từ vay trung hạn sang vay ngắn hạn, vì điều này sẽ làm cho họ chịu mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất trung hạn, mặc khác thì do sự nổ lực của các cán bộ tín dụng nên việc thu nợ vay trung hạn đối với những người vay tơn nền nhà đã được thực hiện rất tốt, và thời gian gần đây, ngân hàng đã cĩ nhiều biện pháp được đưa ra nhằm làm tăng tổng dư nợ nhưng lại hạn chế nợ quá hạn, vì vậy tình hình dư nợ trong ba năm qua cĩ sự thay đổi.
+ Đối với cán bộ cơng nhân viên:
- Năm 2004, dư nợ trung hạn của cán bộ cơng nhân viên đạt 14.250 triệu đồng, tăng 31,46% so với dưo nợ trung hạn của đối tượng này trong năm 2003, chiếm tỷ trọng là 69,55% trong cơ cấu tổng dư nợ trung hạn theo đối tượng, giảm 1,53% so với tỷ trọng của năm 2003.
- Và trong năm 2005 thì dư nợ trung hạn của đối tượng này đã giảm, chỉ cịn đạt 14.240 triệu đồng, tương ứng đã giảm 0,07% so với năm 2004, và chiếm tỷ trọng là 64,06% trong tổng dư nợ trung hạn theo đối tượng, giảm 5,49% so với tỷ trọng của đối tượng này trong năm 2004.
+ Đối với đối tượng xuất khẩu lao động:
- Tổng dư nợ trung hạn của ngân hàng đối với đối tượng xuất khẩu lao động trong năm 2004 đạt 2.160 triệu đồng, tăng lên rất nhiều so với tổng dư nợ trung hạn của đối tượng này trong năm 2003, chiếm tỷ trọng là 10,54% trong tổng dư nợ trung hạn theo đối tượng, tăng lên 10,26% so với tỷ trọng của năm 2003.
- Trong năm 2005 thì tình hình dư nợ trung hạn của ngân hàng đối với những người xuất khẩu lao động đã cĩ sự tăng trưởng ổn định, đạt 3.280 triệu đồng, tăng 51,85% so với tổng dư nợ trung hạn năm 2004, và chiếm 14,75% trong cơ cấu tổng dư nợ trung hạn theo đối tượng, tăng 4,21% so với tỷ trọng này của năm 2004.