Hoàn thiện qui trình kiểm tra,giám sát hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH Maritime Bank chi nhánh Đông Đô (Trang 32 - 33)

II. Dư nợ cho vay trung và dà

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI MBBANK ĐÔNG ĐÔ

3.2.5. Hoàn thiện qui trình kiểm tra,giám sát hoạt động cho vay.

- Tiến hành các cuộc kiểm tra thường xuyên và đột xuất trong việc thành lâp hợp đồng cho vay với khách hàng, Ngân hàng cần phải ghi rõ những quy định về kiểm tra định kỳ, tiến độ thực hiện dự án của khách hàng, kiểm soát hệ thống thu chi của khách hàng. Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường, Ngân hàng cần phải tiến hành những cuộc kiểm tra đột xuất.

- Nhận biết và ngăn ngừa các khoản vay không an toàn : Trong hoạt động tín dụng, việc nhận biết và ngăn ngừa các khoản vay không an toàn là việc hết sức quan trọng. Nếu xem nhẹ công tác này thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tín dụng. Trong công tác giám sát càng đặc biệt chú ý vấn đề này để có cơ sở tiến hành các cuộc kiểm tra đột xuất. Có nhiều dấu hiệu cho thấy khoản vay sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, để nhận biết được vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của cán bộ giám sát: thực tế thấy rằng không có nguyên tắc hay một mô hình cụ thể nào để đánh giá những kiểu vay không an toàn. Nhưng không phải chúng ta cũng không thể nhận biết được những nét chung để rút ra kinh nghiệm. Sau đây là một số tiêu chuẩn có thể áp dụng để nhận biết về các khoản vay không an toàn :

+ Trì hoãn nộp các báo cáo tài chính cho Ngân hàng.

+ Chậm trễ trong việc trì hoãn các cuộc viếng thăm của các cán bộ Ngân hàng.

+ Số dư tiền gửi giảm bất thường, xuất hiện các khoản thiếu chi trên tài khoản thanh toán.

+ Có sự gia tăng bất thường hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản bán chịu.

+ Có sự thay đổi về ban lãnh đạo Doanh nghiệp, có sự biến động con người, từ chức, bỏ trốn, có khó khăn về tổ chức, lao động như đình công, bãi công.

- Tìm mọi biện pháp thu hồi các hóa đơn chậm trả giúp Doanh nghiệp. - Sắp xếp, kết cấu lại các khoản nợ của Doanh nghiệp bằng cách kéo dài

kỳ hạn nợ, rút bớt các khoản chi trả định kỳ nếu có thể được.

- Gia tăng khối lượng các khoản cho vay trên cơ sở quy định chặt chẽ các điều kiện và khẳng định với khả năng người vay sẽ phục hồi được sản xuất kinh doanh nếu được tiếp vốn.

- Ngân hàng có thể nhận them bảo lãnh của một người khác có tài sản đối với Doanh nghiệp đang mắc nợ. Việc bảo lãnh phải thực hiện đúng thủ tục bảo lãnh bẳng tài sản. Các quy trình giám sát trên nếu Ngân hàng thực hiện tốt sẽ tránh được cho Ngân hàng gặp rủi ro, như vậy đã góp phần làm tăng chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Hơn nữa qua công tác này, Ngân hàng có thể giữ được khách hàng lâu dài góp phần làm tăng khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng.

- Các biện pháp xử lý việc cho vay : Trong việc quyết định cho vay tiếp hay không đối với một Doanh nghiệp gặp khó khăn, Ngân hàng cần phải xem xét, phân tích kỹ xem Doanh nghiệp gặp khó khăn trong trường hợp nào, để từ đó Ngân hàng có quyết định cho vay hay không. Nhiều Chi nhánh còn quá cứng nhắc khi áp dụng các quy định, quy chế về cho vay. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Theo em, ta có thể dựa vào từng trường hợp sau để có biện pháp xử lý:

+ Với Doanh nghiệp có khó khăn nhưng có biện pháp khắc phục khả thi, hoặc với Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp khách quan, bão, lụt thì Ngân hàng nên tạo điều kiện cho vay nhưng không trái với quy luật 284.

+ Với những Doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục thì Ngân hàng tận thu để tránh rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH Maritime Bank chi nhánh Đông Đô (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w