10, Thực vật tài vị: Tài vị nên đặt cây cối tốt tươi, không ngừng sinh trưởng, có thể làm cho tài khí trong gia đình tiếp tục thịnh vượng và vận thế tốt hơn Do đó chỗ tài vị nên đặt cây thường
PHONG THỦY CẦU THANG
Trong tạo hình kiến trúc truyền thống ví dụ như kiến trúc Lana (kiến trúc Thái Lan) hoặc nhà sàn, cầu thang là một phần cấu thành khá quan trọng, có tác dụng đỡ trọng lực. Các căn nhà hiện đại phần lớn mang kết cấu mặt bằng, nên cầu thang thường chỉ là một bộ phận dùng chung, do đó nhiều người thường bỏ qua tác dụng của nó. Theo đà thịnh hành của các kiểu kết cấu nhà như nhà kép, biệt thự, TownHouse, sự phân chia không gian tầng lớp của phần lớn nhà ở thường là cầu thang. Lúc này cầu thang được quy về không gian bên trong của nhà ở, phương vị, hình dáng của nó có ảnh hưởng mạnh đến bố cục bên trong của căn nhà.
Vị trí của cầu thang
Có người cho rằng cầu thang và căn buồng khác nhau và chỉ có chức năng làm lối đi. Thực ra, cầu thang vừa là nơi nhận và thoát khí trong nhà, và cũng là nơi dễ phát sinh các sự cố, nếu đặt sai vị trí sẽ mang lại tổn hại cho gia đình.
Vị trí lý tưởng đặt cầu thang là cạnh tường. Khi cầu thang cùng hướng với cửa chính, để tránh nhân khí và tài khí trên gác bị thoát ra ngoài khi mở cửa, có thể đặt ở chỗ đối diện với bậc thang và cửa chính một chiếc gương lồi, để khí có thể quay trở lại trong phòng. Khi bố trí cầu thang, chủ thể phải tuyệt đối tránh là trung tâm căn phòng, cầu thang chuyên qua trung tâm căn phòng coi như căn nhà bị chia đôi, sẽ làm cho gia đình hay cãi nhau, vợ chồng bất hòa thậm chí chia tách, trong PT đó là điều bất lợi. Cầu thang trong nhà thường có ba kiểu, thứ nhất là kiểu xoắn ốc, thứ hai là kiểu dốc và thứ ba là kiểu cầu thang xoáy một nửa có phần chiếu nghỉ phẳng. Đối với kiểu cầu thang có chiếu nghỉ phẳng và cầu thang chéo, vị trí bậc thứ nhất của cầu thang ở giữa phòng thì không có trở ngại, nếu chiếu nghỉ ở đầu cuối của cầu thang ở trung tâm phòng thì lại là cách cục đại hung.
Dưới gầm cầu thang có thể bầy cây cảnh hoặc tủ cất đồ, nhưng không nên làm nhà ăn, bếp hoặc buồng ngủ.
Hình dáng của cầu thang
Cầu thang là đường ống dịch chuyển khí rất nhanh, để khí có thể dịch chuyển từ tầng này đến tầng khác trong căn nhà, khi mọi người lên xuống cầu thang sẽ làm khuấy động khí, thúc đẩy khí dịch chuyển nhanh theo cầu thang. Để đạt được mục đích tàng phong tụ khí trong nhà, luồng khí phải xoáy và kỵ xung thẳng, do đó cầu thang càng dốc thì hiệu quả ngược về PT càng mạnh, do đó độ dốc của cầu thang nên thoai thoải mới tốt, về hình dáng, tốt nhất là cầu thang xoắn ốc và kiểu xoáy một nửa có chiếu nghỉ, ngoài ra điều cần chú ý là bậc thang bằng gỗ để nhận và lưu chuyển khí chậm, nên ít sử dụng bậc thang bằng đá và kim loại.
Bố trí đồ dùng trong phòng khách Salon
Salon là đồ thường dùng để nghỉ ngơi, ngồi chơi và tiếp khách trong phòng khách, do đó về mặt PT nhà ở, nó chiếm một vị trí rất quan trọng. Vị trí đặt salon có mấy yêu cầu dưới đây:
Số lượng ghế: Hình dáng của ghế được chia thành ghế đơn, ghế đôi, ghế dài và ghế góc, ghế tròn, về mặt vật liệu lại được chia thành ghế da, ghế vải, ghế mây và ghế gỗ truyền thống; về màu sắc và tạo hình cũng rất đa dạng. Bộ salon trong phòng khách tối kỵ nửa bộ hoặc ghép kiểu vuông tròn.
Salon nên đặt ở chỗ tốt trong phòng: Do ghế salon là nơi nằm, ngồi hàng ngày trong một gia đình, có thể gọi là tiêu điểm của một gia đình, nếu đặt ở phương vị cát lợi thì mọi người trong nhà đều được nhận vượng khí, khỏe mạnh an khang. Nhưng nếu đặt sai ở vị trí không tốt thì hiệu quả sẽ ngược lại. Đối với Đông Tứ trạch, salon nên đặt ở bốn phương vị cát lợi là chính Đông, Đông Nam, chính Nam và chính Bắc trong phòng khách. Đối với Tây Tứ trạch, salon nên đặt ở các phương vị Tây Nam, chính Tây, Tây Bắc và Đông Bắc của phòng khách. Nếu phân định kỹ hơn, tuy cùng là Đông tứ trạch, nhưng do có phân chia ngồi phía Đông, ngồi Đông Nam, ngồi phía Nam và ngồi phía Bắc, còn cùng là Tây tứ trạch nhưng phân chia thành ngồi ở Tây Nam, ngồi phia Tây, ngồi Tây Bắc và ngồi Đông Bắc. Dựa vào suy đoán quái tượng bát quái Hậu thiên của Kinh dịch, việc lựa chọn vị trí đặt salon cũng khác nhau.
Chấn trạch ngồi chính Đông: lựa chọn thứ nhất là chính Nam, thứ hai là chính Bắc
Tốn trạch ngồi Đông Nam: lựa chọn thứ nhất là chính Bắc, thứ hai là chính Nam Ly trạch ngồi chính Nam: lựa chọn thứ nhất là chính Đông, thứ hai là chính Bắc Khảm trạch ngồi chính Bắc: lựa chọn thứ nhất là chính Nam, thứ hai là chính Đông Khôn trạch ngồi Tây Nam: lựa chọn thứ nhất là Đông Bắc, thứ hai là chính Tây Đoài trạch ngồi chính Tây: lựa chọn thứ nhất là Tây Bắc, thứ hai là chính Tây Nam Càn trạch ngồi Tây Bắc: lựa chọn thứ nhất là chính Tây, thứ hai là Đông Bắc Cấn trạch ngồi Đông Bắc: lựa chọn thứ nhất là Tây Nam, thứ hai là Tây Bắc.
Salon phải có tựa: Có tựa lưng như được tựa núi, là chỉ sau lưng salon có chỗ dựa vững chắc, không phải lo lắng, như vậy mới phù hợp với PT. Ghế trong cung đình của các triều đại phong kiến đều chọn đá hoa cương làm tựa lưng, các hoa văn trên đá trông giống như cảnh núi là tốt nhất, điều đó cũng xuất phát từ đạo lý này.
Nếu phía sau salon là cửa sổ, cửa hoặc lối đi tức là không có chỗ dựa vững chắc, cũng tức là sau lưng không có núi, khoảng trống là cách cục tán lộ, khó có thể vượng đinh vượng tài.
Xét từ mặt tâm lý, sau lưng ghế salon là khoảng trống sẽ tạo cảm giác thiếu an toàn, người xưa đã nói “Mắt nhìn 6 đường, tai nghe 8 phương”, đó là vì hai con đường sau không quan sát được, nếu phía sau salon là cửa chính hoặc lối đi thì sẽ càng lo bị tấn công từ phía sau, nên sẽ không yên tâm bằng cảm giác ngồi salon tựa lưng vào tường.
Trong trường hợp phía sau salon thật sự không có tường thì có thể sư dụng một cách khá thuận tiện, đó là kê tủ thấp hoặc đặt bức bình phong phía sau salon, đây gọi là “Tựa núi nhân tạo” và cũng có tác dụng bổ sung cấp cứu.
Nhưng có một điểm phải chú y là phía sau salon không được có nước, do đó trong PT đại kỵ đặt bể cá phía sau salon. Cũng như vậy, bên trên tủ thấp phía sau salon cũng không được bày các đồ trang trí có nước như bể cá, bánh xe PT. Đương nhiên, phái sau các bộ salon không có điểm tựa, nếu đặt vào không gian đó các chậu cây xanh cũng không có gì nguy hại.
Bên trên salon kỵ có xà ngang đè nén: Giường ngủ có xà ngang đè nén thì người bị hại chỉ là hai người trên chiếc giường đó, nhưng nếu bên trên salon có xà ngang thì cả gia đình bị chịu ảnh hưởng, ảnh hưởng sẽ càng lớn, nên cố gắng tránh. Nếu không thể tránh được thì có thể đặt hai chậu cây phát lộc ở hai đầu bàn nước, để cây phát lộc không ngừng phát triển cao lên chống đỡ với xà ngang. Salon không đối xung với cửa chính: Nếu bộ salon tạo thành một đường thẳng với cửa chính thì về mặt PT gọi là “đối xung”, và gây nguy hại lớn, dẫn đến sự mất mát về người và tài sản. Khi gặp phải tình huống này, tốt nhất nên dịch chuyển salon để tránh tương xung với cửa chính, nếu không có chỗ dịch chuyển thì chỉ còn cách đặt bình phong vào giữa, như vậy khí từ cửa chính vào trong nhà sẽ không xung thẳng vào salon, mọi người sẽ không bị xung tán mà được tụ tại một nhà, có thể bảo vệ tài khí không bị rò rỉ. Còn bộ salon nếu ở bên cạnh cửa thì không bị trở ngại, không cần tránh và không cần kê bình phong để hóa giải.
Bày đặt bộ salon nên cong, không nên thẳng: Vị trí quan trọng của salon trong phòng khách cũng giống như bến cảng quan trọng của đất nước, cần phải có nhiều nước thì mới hưng vượng lên được. Một bến cảng tốt phải có hai cánh gấp hai bên giống như hình chữ U, cánh tay vươn ra giống như được ôm từ hai phía, còn chỗ hõm ở giữa chính là vị trí nạp khí theo PT, có thể tàng phong tụ khí để đạt được đinh tài đều vượng.
Việc bày đặt salon nên giống như một cảng vịnh tiên tiến, hai bên có cánh tay vươn ra. Nếu salon xếp thành hàng thẳng thì giống như tráng sĩ bị đứt tay.
Một số bến cảng tuy bị khuyết một cánh tay, không thể bảo vệ ở cả hai bên, nhưng chỉ cần ở chỗ nước có góc cong để giữ nước thì trong PT được gọi là “Hạ quan sa”, tức là sẽ thêm đinh phát tài. Nếu do hoàn cảnh có hạn, salon không thể có hai cánh hai bên, thì có thể hạ thấp yêu cầu là ở chỗ giữ nước có thể kê thêm chiếc salon khác, tự làm ra Hạ quan sa để đón nước từ cửa chính vào, hình thành nên cách cục tụ nước, điều đó cũng phù hợp với PT. Một số cửa chính của căn nhà và ban- công hình thành nên góc chéo, ngoài đặt Huyền quan ra, cần phải đặt Hạ quan sa ở chỗ giữ nước để
đón nước, tránh nước từ cửa chính vào bị rò.
Bên trên salon không nên có đèn chiếu: Có những lúc phạm vi ánh sáng quanh salon yếu ớt, không ít người sẽ lắp thêm đèn bên trên salon và ánh sáng chiếu thẳng từ phía trên salon, như vậy sẽ luôn gây cảm giác căng thẳng, đau đầu chóng mặt, đứng ngồi không yên. Nếu ánh đèn chuyển sang hướng tường thì có thể hoãn giải một chút.
Phía sau salon không nên có gương chiếu sau gáy: Có người cho rằng để phòng khách trông rộng hơn thì treo gương lên tường. Thực ra trong PT, do gương có phản tác dụng nên không được treo tùy tiện.
Phía sau salon không nên có gương lớn, người ngồi trên salon, người bên cạnh có thể nhìn thấy rõ gáy của người đang ngồi qua gương, đó là điều rất không tốt, sẽ dẫn đến hồn siêu phách lạc, tinh thần không yên. Còn nếu gương đặt ở bên cạnh, sau gáy không bị phản chiếu thì không sao.
BÀN TRÀ
Phía trước hoặc bên cạnh salon trong phòng khách chắc chắn sẽ có bày bàn trà.
Bàn trà là đồ dùng để bày cốc nước và ấm trà và để khách đến uống trà uống rượu, nếu không có bàn trà thì sẽ rất bất tiện, do đó bày bàn trà gần salon là việc không thể thiếu.
Salon là chủ, bàn trà là khách; salon cao là núi, còn bàn trà thấp hơn là cát nước, cả hai phải phối hợp với nhau, sơn thủy hữu tình mới phù hợp với đạo PT. Salon là chủ nên cao lớn, bàn trà là khách nên thấp nhỏ, nếu diện tích bàn trà quá lớn thì lấn át cả chủ nên không phải là dấu hiệu tốt, do đó bàn trà phía trước salon không nên lớn quá. Phương pháp hóa giải đơn giản nhất là thay một chiếc bàn trà nhỏ hơn, chủ khách phối hợp hữu tình, vừa không chướng mắt, đồng thời cũng phù hợp với PT. Lựa chọn bàn trà nên theo nguyên tắc mặt phẳng. Nếu người ngồi trên salon mà bàn trà cao không quá đầu gối là hợp lý. Ngoài ra, bàn trà bày phía trước salon thì phải có đủ không gian, nếu bàn và salon cách quá xa thì sẽ rất bất tiện.
Bàn trà có hình chữ nhật và hình bầu dục là lý tưởng nhất, hình tròn cũng được, nhưng bàn có hình thang nhiều góc cạnh thì tuyệt đối không nên lựa chọn. Nếu không gian phía trước salon không đủ thì có thể đặt bàn ở bên cạnh salon.
Trong phòng khách hình chữ nhật nên bày bàn trà ở hai bên cạnh salon, bàn trà ở hai bên cạnh sẽ được coi như Thanh Long, Bạch Hổ hỗ trợ hai bên, để người ngồi có tay vịn hai bên, không những tận dụng được không gian mà còn phù hợp với PT.
Trên bàn trà ngoài bày các dồ trang trí và chậu hoa làm đẹp ra, còn có thể bày điện thoại, đèn bàn, vừa tiện vừa thực dụng, do đó hiện nay bàn trà đã trở thành thứ đồ không thể thiếu trong phòng khách.