- Tăng cường giáo dục kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh ung thư vú nhằm nâng cao kiến thức và thực hành của phụ nữ về khả năng chữa trị, các yếu tố nguy cơ, dịch tể học, triệu chứng, cách phát hiện bệnh sớm, sử dụng và chế biến thực phẩm có lợi cho bệnh ung thư vú;
- Tăng cường hoạt động truyền thông và lựa chọn các hình thức truyền thông phù hợp, mang tính trực quan nhằm tăng cường việc tiếp cận thông tin về ung thư vú của phụ nữ, đặc biệt chú trọng đến các đối tượng cần truyền thông là nông dân, phụ nữ lớn tuổi, dân tộc thiểu số, phụ nữ sống ở khu vực miền núi, có trình độ học vấn thấp;
- Chú trọng trong việc sản xuất các thông điệp truyền thông đáp ứng yêu cầu: có thời lượng ngắn và nội dung ngắn gọn, cô đọng, xúc tích;
- Phương tiện truyền thông được ưu tiên lựa chọn để chuyển tải các thông điệp về ung thư vú là đài truyền thanh xã và ti vi;
- Đưa kiến thức phòng chống ung thư vào nhà trường phổ thông để đào tạo cho học sinh;
- Khuyến khích những gia đình có người bị ung thư và những phụ nữ bị ung thư tham gia truyền thông, giáo dục phòng chống bệnh ung thư;
- Kiểm soát được các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, sử dụng bia, rượu; - Nâng cao năng lực của cán bộ y tế trong điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư. Nâng cấp các cơ sở đã có và xây dựng những cơ sở điều trị mới ở tuyến tỉnh, huyện;
- Đầu tư kinh phí cho công tác phòng chống ung thư ở những vùng khó khăn, miền núi, hải đảo. Phòng chống và điều trị như thế nào là tốt nhất để người bệnh nghèo có cơ hội được phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất./.