*1 số điểm nổi bật của Apple khi xây dựng tuyến sản phẩm cho mình:
-“Nét văn hóa đặc sắc độc nhất vô nhị” + Đáp ứng các nhu cầu có thực
“Apple đã tự đặt mình vào vị trí như là một công ty mong muốn trao quyền hành động cho các khách hàng trẻ tuổi, để họ tự do sáng tạo”, Holly Brickley, chuyên gia nghiên cứu về giới trẻ đến từ Outlaw Consulting, nói. “Mặc dù các công ty công nghệ khác cũng cung cấp các công cụ tương tự, nhưng không một nhãn hiệu nào lại có thể hiểu và làm thỏa mãn nhu cầu này - nhu cầu được tự do hành động, được công nhận như một cá nhân riêng biệt sáng tạo - một điều rất quan trọng đối với thế hệ trẻ”.
Sản phẩm của h ọ không chỉ đáp ứng một nhu cầu , để thu hút tuổi teen một cách lâu dài,họ có một thiết kế tốt,thể mang thiết kế có tính thẩm mỹ cao vào thương hiệu và marketing cho chính mình. Ở đây Apple đã sử dụng gam màu đối lập. Họ cũng kết hợp phong cách thiết kế ấn tượng đó vào việc trang trí các cửa hàng.
.+Hãy để các fan hâm mộ thiết bị viễn thông tự thực hiện công việc Marketing
Kahney lưu ý rằng bất cứ khi nào Apple bắt đầu có ý định gây sự chú ý với các phương tiện thông tin đại chúng là họ lại dùng các biện pháp marketing. Ông cũng quan sát thấy Apple không bao giờ soạn thảo ra các quảng cáo có quá nhiều thông tin. Thông thường các thông điệp marketing của Apple đơn giản, báo chí và các fan hâm mộ sẽ lấp đầy những chỗ còn trống.
Khi các cá nhân (và cả các phương tiện thông tin đại chúng khác) bắt đầu nhại lại các quảng cáo về iPod, thì tức là Apple đã thành công với hình thức marketing truyền miệng, mà các bạn biết đấy, hình thức quảng cáo truyền miệng luôn được coi là một trong các phương thức marketing tốt nhất. Quan trọng hơn, trong thế giới của thanh thiếu niên, ý kiến của bạn bè thường có ảnh hưởng rất mạnh đến họ. + Không cần phải tỏ ra rằng bạn làm tất cả là “vì thế hệ trẻ” để lấy được sự quan tâm của lứa tuổi teen
Đây là bài học lớn nhất mà các nhãn hiệu khác có thể học được từ Apple. Các sản phẩm của họ dành cho tất cả mọi người. Các quảng cáo của Apple không dành riêng cho bất cứ một lứa tuổi nào. Quảng cáo của Apple tổng hòa các giá trị thương hiệu của sự sáng tạo, đa dạng và cá tính kết hợp với một dòng các sản phẩm có thiết kế tốt, chính những điều này đã biến thế hệ trẻ trở thành các tín đồ của iPod và iPhone.
Chiến lược mà Apple sử dụng khác hẳn với đối thủ cạnh tranh từ các khâu như lập website, giới thiệu các sản phẩm mới, chăm sóc khách hàng cũng như là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Quan trọng là phải đẹp :Trong tất cả những dòng sản phẩm của Apple, ngay cả đến các chi tiết, mọi thứ gần như hoàn hảo và bắt
mắt từ thiết kế, đóng gói thậm chí đến cả những mẫu quảng cáo trên truyền hình. Apple đã dành cả một khoảng thời gian lớn để tạo sự nổi bật trước đối thủ cạnh tranh.
-Thông điệp đơn giản: Apple luôn luôn khắc ghi và thực hiện lời khuyên của các chuyên gia về marketing đó là hãy giữ những thông điệp tiếp thị thật đơn giản. Thông điệp đơn giản là phải dễ hiểu, dễ nhớ và dễ chia sẻ. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là thiếu đi ý nghĩa chiều sâu của thông điệp. Điều này sẽ khơi gợi mong muốn hiểu rõ bản chất của thông điệp qua việc sử dụng sản phẩm của
khách hàng.
-Tạo cho người tiêu dùng sự thích thú :Hãy nhìn vào các công ty con của Apple và bạn sẽ thấy khá nhiều điều thú vị. Họ tiếp cận khách hàng một cách thân thiện.Chiến lược của Apple không phải là nói cho bạn về những điểm yếu của họ là gì (trong trường hợp bạn không tin vào sản phẩm), mà chiến lược của họ là chia sẻ với khách hàng lời nhận xét của những người khác, những người đang sử dụng và nói về sản phẩm của họ. Điều đó sẽ khách quan và đáng tin cậy hơn. - để các phương tiện truyền thông lên tiếng: Thay vì những kiểu quảng cáo truyền thống mang tính tức thời trong các tháng, trong tuần là đơn thuần thông báo về sản phầm thì Apple đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để mọi khách hàng đều biết đến thương hiệu của mình chẳng hạn như các bài báo viết về chất lượng sản phẩm, các thông tin chi tiết về sản phẩm mới chứ không chỉ chỉ gói gọn trong một thông cáo báo chí.Và kết quả là, hàng nghìn người đều biết đến các sản phẩm của Apple.
-Tạo sự trải nghiệm duy nhất cho khách hàng :Mọi tương tác của khách hàng đều được Apple lên kế hoạch cẩn thận. Những phút bạn ghé thăm website của họ cũng giống như là bạn bước vào một trang web hoàn toàn khác. Nếu bạn thăm một trong những cửa hàng của họ, bạn sẽ cảm thấy như mình đang ở trong một bữa tiệc vui vẻ và thoải mái. Và cuối cùng, khi bạn mua sản phẩm, thậm chí là đóng gói thì bạn đã là một thành viên của câu lạc bộ Apple. Tính duy nhất trong trải nghiệm khách hàng là một trong những thành công của chiến dịch marketing của hãng. Một khi bạn trở thành thành viên của câu lạc bộ thì chắc chắn bạn sẽ quay lại và mua sản
phẩm một lần nữa.
-Lắng nghe
Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần hết sức lưu tâm đó là hãy tạo ra những trải nghiệm chưa từng có cho khách hàng, từ đó hãy để những khách hàng trung thành cũng như các phương tiện truyền thông giúp bạn bán hàng. Đó chính là cách mà Apple đã làm. Họ để các khách hàng sử dụng sản phẩm của mình sau đó mời họ phát biểu cảm tưởng của mình. Căn cứ vào đó họ sẽ tạo ra những sản phẩm tốt có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng và thu được những phản hồi rất tốt từ người sử dụng.
-Khác biệt tạo nên thành công
Nhiều công ty dùng đến các nhà thiết kế ở công đoạn sau cùng của quy trình phát triển sản phẩm nên họ phải “ôm” toàn bộ các tính năng vào mẫu vẽ. Còn tại Apple, nhà thiết kế có quyền lực mạnh hơn kỹ thuật viên. Họ hình dung ra mọi chi tiết về sản phẩm: hình dáng, cách thức hoạt động, cảm giác đối với người dùng. Sau đó, bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm biến ý tưởng thành hiện thực. Nhiều hãng sản xuất dựa vào các chuyên gia phân tích thị trường để có một tầm nhìn về sản phẩm của chính mình. Kết quả là họ đưa ra quá nhiều loại sản phẩm cho các phân khúc thị trường khiến bản thân người dùng thấy khó lựa chọn. Trong khi Sony đưa ra đến bốn loại đầu ghi Blu- ray với sự khác biệt lớn nhỏ khác nhau và người mua phải dành hàng giờ cân nhắc các yếu tố để quyết định mua sản phẩm nào, Apple cố gắng chỉ phát triển càng ít loại sản phẩm càng tốt nhưng mỗi loại có một sức hấp dẫn mạnh mẽ. Dù có nhiều iPod trên thị trường nhưng độ chênh lệch về tính năng khá ít, khiến người ta nắm rất nhanh sản phẩm nào làm được việc gì. Chỉ cần ghé vào cửa hàng Apple trong 30 phút, khách hàng có thể thử qua mọi thiết bị. Có một thực tế là nhiều công ty khi lớn mạnh lại ít chú trọng đến việc tạo ra sản phẩm đột phá. Các CEO lúc này hay nói đến sự liên minh, sự tăng trưởng trong các kênh bán hàng. Còn Steve Jobs vẫn đề cao bản thân sản phẩm. Đồng thời, trong lúc các công ty khác đang ứng dụng chiến thuật bán hàng qua mạng internet, thì Steve Jobs lại thành lập hệ thống cửa hàng bán lẻ, một chiến thuật được mệnh danh là “dòng chảy ngược”. Hệ thống bán lẻ giúp khách hàng tiếp
cận trực tiếp với các sản phẩm mới của công ty. Hiện nay, Apple đã có 74 cửa hàng bán lẻ sang trọng ở các trung tâm thương mại như khu Ginza ở Tokyo, Magnificent Mile ở Chicago. Sản phẩm được trưng bày đẹp mắt trên những chiếc bàn gỗ để tạo nên sự trang trọng, nhân viên sẵn sàng hướng dẫn sử dụng cho khách hàng một cách thành thạo. Chính phong cách này đã đem lại sự thành công cho hệ thống bán lẻ của Apple.