Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT yên viên – gia lâm – hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 29)

đến việc hình thành nhân cách ở học sinh trong giai đoạn hiện nay. Đây là một vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Biện pháp tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức có 90% ý kiến cho là rất quan trọng và 10% ý kiến cho là quan trọng. Có 88% ý kiến đánh giá rất khả thi và 12% ý kiến đánh giá khả thi. Việc giáo dục đạo đức học sinh không chỉ ở nhà trường thày cô mà còn phải kể đến vai trò của gia đình, sứ quan tâm phối hợp của cha mẹ học sinh cùng với nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh. Cần có sự ủng hộ của toàn xã hội, tạo một môi trường lành mạnh đồng thuận cho giáo dục.

Các biện pháp còn lại qua phiếu khảo sát có tỷ lệ đánh giá là rất quan trọng và rất khả thi còn thấp như biện pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ có 70% ý kiến cho là rất quan trọng và 65% cho là rất khả thi. Tuy nhiên qua khảo sát thực trạng cho thấy vấn đề nhận thực về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh của các đối tượng như học sinh, cha mẹ học sinh cũng như đội ngũ giáo viên còn hạn chế nên cần phải có biện pháp để tiếp tục nâng cao nhận thức cho mọi người về mặt giáo dục này.

Tiểu kết chƣơng 3

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Yên Viên Ờ Gia Lâm Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý giáo dục đạo đức như sau:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tác giáo dục đạo đức cho học sinh

- Đa dạng hóa các hěnh thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

- Phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức.

- Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh

- Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức giáo dục đạo đức

- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Do đó, phải thực hiện chúng một cách đồng bộ, nhất quán trong suốt quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

Các biện pháp đề xuất muốn có hiệu quả cần phải có đủ các điều kiện: cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục này, đồng thời phải là người mẫu mực về tư tưởng, chắnh trị, đạo đức để học sinh học tập làm theo; nhà trường phải xây dựng được môi trường sư phạm tốt để học sinh học tập, rèn luyện.

27

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Để đáp ứng yêu cầu trên đòi hỏi phải luôn đổi mới quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội.

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu những khái niệm có liên quan và những cơ sở lý luận có tắnh chất cơ bản về đạo đức và giáo dục đạo đức và biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở bậc THPT.

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng một số vấn đề như thực trạng chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, thực trạng quản lý việc giáo dục đạo đức học sinh trong đó chủ yếu đề cập đến thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, của giáo viên nhà trường, thực trạng sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục học sinhẦ

Từ đó đề tài đã đưa ra một số biện pháp quản lý của nhà trường có tắnh chất chỉ đạo nhằm định hướng cho công tác giáo dục đạo đức để nâng cao kết quả giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Yên Viên nói riêng và nếu có thể vận dụng ở những trường có điều kiện tương tự.

2. Khuyến nghị

Từ thực trạng công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục đạo đức học sinh nói riêng chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:

2.1.Đối với Bộ giáo dục - đào tạo

- Cần biên soạn tài liệu giáo dục đạo đức phù hợp với từng cấp, ngành học và có tiêu chuẩn đánh giá xếp loại hạnh kiểm cho học sinh một cách chi tiết, cụ thể hơn, phù hợp với thực tế.

- Đổi mới thi cử - cách đánh giá học sinh chú trọng cả kết quả và rèn luyện đạo đức.

2.2.Đối với Sở giáo dục - Đào tạo Hà Nội

- Có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ và năng lực tổ chức công tác giáo dục đạo đức học sinh cho cán bộ quản lý và giáo viên.

- Chỉ đạo điểm, nhân điển hình những trường làm tốt công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh để nơi khác học tập.

2.3.Đối với các trường THPT

- Có kế hoạch chi tiết trong công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức học sinh.

- Tạo điều kiện về quỹ thời gian - kinh phắ cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần nâng cao kết quả giáo dục đạo đức học sinh.

2.4.Đối với gia đình học sinh

Cần quan tâm đến việc học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức của con em, thường xuyên trao đổi thông tin với nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh. Thành viên trong gia đình cần thực hiện

28

nghiêm túc các Luật của Nhà nước và quy định nơi cư trú. Tắch cực thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao dân trắ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

References.

1. Luật số 38/2005/QH11 (2005), Luật Giáo dục.

2. Luật số: 44/2009/QH12 (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Giáo dục. 3. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII

4. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX

5. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI

6. Thông tƣ số: 12/2011/TT-BGDĐTngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

7. Nguyễn Quốc Chắ- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Phạm Khắc Chƣơng (2000),Đạo đức học. NXB Giáo dục

9. Phạm Khắc Chƣơng (1995),Một số vấn đề giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường phổ thông.NXB Giáo dục

10. Hồ Ngọc Đại (2007),Giải pháp giáo dục. Nxb Hà Nội

11. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb giáo dục Việt Nam.

12. Nguyễn Tiến Đoàn (2008), Sổ tay công tác nhà trường. NXB Hà Nội.

13. Trần Khánh Đức (2010),Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. NXB giáo dục Việt Nam.

14. Phạm Minh Hạc(1995),Tâm lý học đại cương. NXB Giáo dục

15. Phạm Minh Hạc (1996),Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục- Nxb Giáo dục Hà Nội 16. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển con người trong thời kỳ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá. Nxb Chắnh trị Quốc gia.

17.Phạm Minh Hạc(2011), Một số vấn đề Giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI. NXB giáo dục Việt Nam.

18. Lê Nho Hùng (2009), Xã hội học giáo dục. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

19. La Quốc Kiệt (2003),Tu dưỡng đạo đức tư tưởng.Nxb Chắnh trị quốc gia Hà Nội. 20. Đặng Xuân Kỳ (2003),Giáo trình Tư tưởng Hồ Chắ Minh. Nxb Chắnh trị Quốc gia.

21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lắ, lãnh đạo nhà trường thế kỷ 21. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên)- Phạm Khắc Chƣơng- Nguyễn Văn Diện- xLê Tràng Định- Phạm Viết Vƣợng (2005),Giáo trình Giáo dục học. Nxb Đại học Sư phạm.

29

23. Nguyễn Ngọc Quang (1989),Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục. Trường Cán bộ quản lý giáo dục.

24. Hà Nhật Thăng (1998).Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức và nhân văn. Nxb giáo dục

25. Hà Nhật Thăng (2005),Đạo đức học và giáo dục đạo đức (giáo trình của các trường CĐSP).

Bộ Giáo dục & Đào tạo.

26. Hà Nhật Thăng (2007),Đạođức và GD đạo đức. NXB ĐHSP.

27. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT yên viên – gia lâm – hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)