BẢNG 7: SỐ LƯỢNG VÀ DƯ NỢ HSSV THEO ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TRƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ỔN ĐỊNH NỀN KINH TẾ (Trang 48 - 83)

(tỷ đồng) Số HSSV Số tiền (tỷ đồng) Số HSSV Số tiền (tỷ đồng) Số HSSV Số tiền (tỷ đồng) 1.Đại học 268.26 6 1.227 519.04 3 4.009 547.19 6 5.795 821.000 11.536 Số HSSV học đại học/Tổng số HSSV vay vốn 42,62% 43,7% 40,83% 42,08% 40,97% 42,39% 40,8% 44,28% 2.Cao đẳng 186.38 8 816 382.175 2.951 396.452 4.126 629.000 8.122 Số HSSV học cao đẳng/Tổng số HSSV vay vốn 29,64% 29,05% 30,08% 30,29% 29,68% 30,18 % 31,3% 31,17% Trong đó cao đẳng nghề 46.789 209 105.286 752 114.35 2 1.103 83.000 818 Số HSSV học cao đẳng nghề/Tổng số HSSV học cao dẳng vay vốn 25,1% 25,68% 27,54% 25,48% 28,84% 26,73 % 4,2% 10,07% 3.Trung cấp 137.202 604 298.757 2.192 318.39 2 3.103 476.00 0 5.458 Số HSSV học trung 21,79% 21,53% 23,5% 22,49% 23,05% 22,69% 23,6% 20,95%

cấp/Tổng số HSSV vay vốn Trong đó:trung cấp nghề 49.170 219 105.721 798 164.96 3 1.572 66.000 657 Số HSSV học trung cấp nghề/Tổng số HSSV học trung cấp vay vốn 35,83% 36,22% 35,38% 36,41 % 51,81% 50,65% 3% 12,03% 4.Học nghề trên 1 năm 33.545 144 64.014 452 65.689 596 76.000 841 Số HSSV học nghề trên một năm/Tổng số HSSV vay vốn 5,32% 5,13% 5,03% 4,66% 4,93% 4,38% 3,8% 0,32% 5.Học nghề dưới 1 năm 3.966 17 7.220 47 7.658 50 10.000 96 Số HSSV học nghề dưới 1 năm/ tổng số HSSV vay vốn 0,63% 0,59% 0,56% 0,48% 0,57% 0,36% 0,5% 0,36%

Qua bảng số liệu trên ta thấy số HSSV số lượng HSSV đang học đại học tham gia vào chương trình vay vốn hỗ trợ này nhiều nhất. Tỉ lệ này luôn đạt trên 40% trên tổng số HSSV vay vốn. Tiếp theo là sư nợ cho vay đối với các HSSV theo học hệ cao đẳng chiểm khoảng 30%. Tỷ lệ HSSV trung cấp nhận được sự hỗ trợ tài chính từ chương trình này ghi nhận ở mức từ 21,8% năm

2007 đến 23,6% vào năm 2010. Đạt tỷ lệ vay vốn thấp nhất trong tổng số HSSV vay vốn theo cấp bậc đào tạo là HSSV học nghề. Đối tượng học nghề trên 1 năm chiếm khoảng 5% trong khi đó dưới 1 năm lại chỉ đạt ở mức 0,6%.

1.1.5. Nợ quá hạn

Bảng 8: Tỉ lệ nợ quá hạn qua các năm.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Dư nợ (tỷ đồng) 217 2.807 9.741 26.052 Nợ quá hạn (tỷ đồng) 15 18 22 78 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 7% 0,64% 0,22% 0,3%

Qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù tỉ lệ nợ quá hạn giảm dần đều qua các năm nhưng số lượng nợ quá hạn lại tăng dần đều, thậm chí là tăng khá mạnh. Nguyên nhân là do tổng dư nợ của chương trình tăng nhiều hơn so với mức tăng của nợ quá hạn. Nợ quá hạn của chương trình có chiều hướng gia tăng là do ý thức của một số sinh viên sau khi ra trường chưa cao và một số do sau khi ra trường chưa có việc làm hoặc có việc làm với mức lương quá thấp nên họ không đủ khả năng để trả nợ. Thêm vào đó do chế tài xử phạt những sinh viên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ chưa thực sự khắt khe, điều đó dẫn đến tình trạng khó khăn trong thu hồi vốn và quay vòng tài chính của chương trình.

4.2. Kết quả từ những giải pháp đã triển khai

4.2.1. Kết quả thực hiện

- Về nguồn vốn: Đến 31/12/2010, dư nợ cho vay chương trình tín dụng HSSV tại NHCSXH đạt 26.052 tỷ đồng, với cơ cấu nguồn vốn như sau:

o Vay kho bạc Nhà nước: 10.802 tỷ đồng.

o Vay NHNN: 9.000 tỷ đồng.

o NHCSXH phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh 6.250 tỷ đồng.

o Dư nợ chương trình đến 31/12/2010 đạt 26.052 tỷ đồng, tăng trưởng dư nợ đạt 7.821 tỷ đồng so với 31/12/2009 (trong đó, học kỳ II năm học 2009 – 2010 là 5.515 tỷ đồng, học kỳ I năm học 2010 – 2011 mới đạt 2.306 tỷ đồng do thiếu vốn giải ngân), với 1.792 hộ gia đình, HSSV hiện còn dư nợ và 2.012 nghìn HSSV đã vay vốn NHCSXH để đi học.

o Trong số HSSV đang còn dư nợ vốn vay NHCSXH, có 0,28% số HSSV thuộc diện mồ côi: 26,85% số HSSV thuộc diện hộ nghèo; 37,73% số HSSV thuộc diện hộ cận nghèo; 35,12% số HSSV thuộc diện khó khăn đột xuất về tài chính.

o Kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2010 khoảng 11.000 tỷ đồng, trong đó tăng dư nợ học kỳ I năm học 2010 – 2011 là 5.500 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng do áp dụng mức cho vay mới 900 ngàn đồng/01 HSSV/tháng từ học kỳ I năm học 2010-2011. Như vậy, số vốn còn thiếu để giải ngân đối với chương trình HSSV trong học kỳ I năm học 2010-2011 khoảng 3.179 tỷ đồng (=11.000 tỷ - 7.821 tỷ đồng).

1.1.1. Những mặt đã làm được

- Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg ngày 04/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 157/2007/QD-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Để hạn chế những tiêu cực phát sinh, đảm bảo đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, các Bộ cùng Ngân hàng Chính sách xã hội, ngành liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện công tác kiểm tra theo nhiều kênh và nhiều hình thức khác nhau. Phối hợp với các Bộ, ngành để thành lập các Đoàn liên Bộ, liên ngành tổ chức kiểm tra tại các địa phương, kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại các trường, các xã, các Tổ Tiết kiệm và vay vốn, việc sử dụng vốn của gia đình cha mẹ HSSV và bản thân HSSV, kịp thời giải quyết các vấn đề có liên quan về chính sách tín dụng HSSV.

- Phối hợp với NHCSXH triển khai giải ngân qua thẻ ATM, số lượng thẻ đã phát hành cho HSSV tính đến thời điểm 30/9/2010 là 538.753 thẻ ATM chiếm 28,4% tổng số HSSV vay vốn. Đây là hình thức giải ngân nhanh chóng và thuận tiện cho gia đình hộ vay và HSSV, tiết giảm được chi phí đi lại khi

nhận tiền vay, đảm bảo an toàn và hiệu quả, giảm lượng tiền mặt phải thanh toán.

-Năm 2010, NHCSXH đã phối hợp với các Bộ, ngành thành lập các đoàn kiểm tra việc sử dụng vốn gia đình HSSV và bản thân HSSV tại một số địa phương và cơ sở đào tạo. Các Đoàn kiểm tra đã đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH với các Sở, Ban, ngành và đặc biệt là với các Tổ chức Hội đoàn thể làm dịch vụ ủy thác cho NHCSXH trong công tác tổ chức tuyên truyền và triển khai thực hiện cho vay chương trình tín dụng HSSV.

Kiểm toán Nhà nước cũng đã tiến hành kiểm toán Chương trình tín dụng HSSV giai đoạn từ 2007 – 2009 của NHCSXH và kết luận: nhìn chùng NHCSXH đã tuân thủ đày đủ các quy định trong việc phối hợp, tuyên truyền, tổ chức và kiểm ra thực hiện chương trình tín dụng HSSV, đạt được mục tiêu đặt ra là hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của HSSV trong thời gian theo học tại trường.

-NHCSXH đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng thành chông website “vay vốn đi học”, đến nay, website đã đi vào hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, HSSV, các đơn vị tham gia quản lý, nắm bắt và chia sẻ thông tin về chương trình tín dụng này.

4.3. Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân của những khó khăn hạn chế đó.

4.3.1. Đối với NHCSXH

i. Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn để giải ngân cho vay chương trình tín dụng HSSV.

Theo dự kiến ban đầu, chương trình giải ngân trong vòng 5 năm nguốn vốn phải có 30 đến 35 nghìn tỷ đồng nhưng tính đến 31/12/2010 (hơn 3 năm) đã đạt hơn 26 tỷ đồng. Như vậy để thực hiện chương trình phải có ít nhất 40 nghìn tỷ đồng lớn hơn rất nhiều so với dự kiến ban đầu.

Tính riêng năm 2010, do tình hình nan giải về nguồn vốn, không đảm bảo đủ vốn cho vay nên NHCSXH chỉ hoàn thành 71,1% kế hoạch tăng trưởng dư nợ chương trình cho vay HSSV. Đến tháng 2/2011 khi đã chuẩn bị tới kỳ giải ngân cho vay học kỳ II năm học 2010 – 2011, chương trình vẫn còn nợ của

học kỳ I năm 2010 – 2011 khoảng 3.179 tỷ đồng, đã tạo ra những bức xúc trong dư luận của nhân dân tại nhiều địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 11/10/2010, Văn phòng Chính phủ có công văn số 7224/VPCP- KTTH đồng ý cho NHCSXH được phát hành bổ sung kế hoạch năm 2010 trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tối đa 13.500 tỷ đồng với thời hạn từ 3 năm trở lên để có nguồn vốn cho vay đối với HSSVvà hoàn trả khoản vay Kho bạc Nhà nước đến hạn, nhưng kết quả NHCSXH chỉ phát hành được 500 tỷ đồng để cho vay chương trình HSSV.

Ngày 09/11/2010, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8128/VPCP- KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước cho NHCSXH vay 5.600 tỷ đồng để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Kho bạc Nhà nước và bố trí được 2.000 tỷ đồng chuyển cho NHCSXH.

Ngày 24/12/2010, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 2354/TTg- KTTH giao Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Kho bạc Nhà nước cho NHCSXH vay 3.600 tỷ đồng còn thiếu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8128/VPCP-KTTH.

Ngày 10/01/2011, NHCSXH nhận được công văn số 242/BTC-KBNN ngày 10/01/2011 của Bộ Tài chính về việc đồng ý tạm ứng tiếp 3.600 tỷ đồng cho NHCSXH với thời hạn 12 tháng, đồng thời yêu cầu NHCSXH bố trí nguồn hoàn trả ngay 9.000 tỷ đồng đã quá hạn cho Kho bạc Nhà nước. Trường hợp NHCSXH chưa hoàn trả, Kho bạc Nhà nước sẽ làm thủ tục tạm ứng 3.600 tỷ đồng cho NHCSXH nhưng tiến hành khấu trừ để thu hồi khoản tạm ứng quá hạn cho NHCSXH.

Như vậy, đối với nguồn vốn cho vay học kỳ I năm 2010 – 2011, tính đến tháng 02/2011, NHCSXH mới huy động được 2.306 tỷ đồng để cho vay tăng trưởng dư nợ và sử dụng nguồn thu nợ các khoản vay chương trình HSSV đến hạn để cho vay quay còng là 306 tỷ đồng, đưa doanh số cho vay học kỳ I năm 2010 – 2011 đạt 2.612 tỷ đồng.

-Thời hạn cho vay của phần lớn các món vay chương trình tín dụng HSSV là trung và dài hạn (thường là khoảng 10 năm đối với cho vay chương

trình đại học). Vì vậy, ngồn vốn thực hiện chương trình phải là nguồn vốn có tính chất ổn đỉnh, thời hạn dài, lãi suất thấp hoặc không lãi.

Việc duy trì cơ cấu nguồn vốn như hiện nay (phụ thuộc vào các nguồn: phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh, tạm ứng tồn ngân Kho bạc Nhà nước) là rất khó thực hiện trong thời gian tới. Nguyên nhân là:

+ Việc phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh gặp rất nhiều khó khăn, hầu như không thể đáp ứng được nhu cầu vốn giải ngân.

+ Nhiều khoản nợ đến hạn phải thanh toán trong đó riếng năm 2011 các khoản tạm ứng từ Kho bạc Nhà nước, vay tái cấp vốn từ NHNN đến hạn hoặc quá hạn hoàn tả lên tới 24.700 tỷ đồng, thanh toán trái phiếu đến hạn 2.000 tỷ đồng.

ii. Việc xác nhận các đối tượng đủ điều kiện vay vốn chương trình HSSV theo quy định của UBND cấp xã nhiều nơi còn chưa chính xác, dẫn đến số lượng HSSV vay vốn tăng nhanh, gây áp lực lớn về nguồn vốn.

Việc xác định tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo còn nhiều bất cập.Tiêu chí hộ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể nên UBND cấp xã rất lúng túng khi thực hiện xác nhận. Thực tế hiện nay ở nông thôn nếu có nhu cầu vay vốn cho con đi học đều được UBND xã các nhận và đưa hết vào danh sách hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về rài chính là cho khối lượng HSSV vay vốn tăng nhanh gây áp lực về nguồn vốn. (Theo số liệu khảo sát tại một số xã đối tượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tài chính nhiều gấp 02 lần số HSSV là hộ nghèo).

Giữa hộ nghèo, hộ cận nghèo, chênh lệch mức sống chưa rõ ràng, việc xác định tiêu chí, lập danh sách thống kê hộ gia đình nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn theo các tiêu chí và cách tính toán hiện nay còn nhiều bất cập, hộ không nghèo nhưng có con đi học sẽ trở thành nghèo.

Mục tiêu Chính phủ đặt ra cho chương trình là “Không để HSSV nào vì khó khăn tài chính mà phải bỏ học”, đây là mục tiêu đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của các ngành, các cấp. Qua khảo sát thực tế cho thấy với mức thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện nay là quá thấp trong khi chi phí thực tế bình quân cho một HSSV đi học tại các địa phương khoảng 1.500.000 đồng/tháng.

Do đó những HSSV không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn (theo quy định tài khoản 3 điều 2 Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ) nhưng thực tế đối tượng này rất khó khăn và sẽ không thể đến trường nếu không được vay vốn từ chương trình. Chính vì bất cập đó nên khó có thể thực hiện trọn vẹn mục tiêu trên của Chính phủ đề ra, đó là một thực tế cần phải được nghiên cứu, xem xét tháo gỡ.

iii. Đội ngũ các bộ thực hiện cho vay còn thiếu về số lượng và chất lượng

Theo yêu cầu của việc phát triển hoạt động cho vay đối với HSSV cũng như các hoạt động cho vay khác, NHCSXH phải mở rộng hệ thống các chi nhánh đến tận cấp cơ sở, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo là những nơi có rất nhiều khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay mới thành lập Phòng giao dịch đến cấp huyện, tại mỗi phòng giao dịch có dưới 10 cán bộ làm công tác cho vay của cả huyện, mỗi cán bộ chịu trách nhiệm cho vay 5-7 xã. Mặt khác cán bộ của ngân hàng có trình độ không đồng đều, một phần do tập trung nhiều từ các bộ phân khác nhau. Nhìn trung, đội ngũ cán bộ của ngân hàng hiện nay tuổi đời và tuổi nghề còn thấp, 79% so cán bộ chưa có kinh nghiệm thực tế về hoạt động ngân hàng.

Với số lượng nhân viên đông đảo lại phâm bổ trên khắp các địa bàn, Trung tâm đào tạo của NHCSXH cũng mới được thành lập nên công tác tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên chưa được thường xuyên, liên tục. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ nhân viên cũng như hiệu quả của việc cho vay vốn.

iv. Sự phối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội và nhà trường trong quản lý cho vay, tính liên đới trách nhiệm với các thành viên tổ TK & VV chưa cao

Việc xây dựng và kí kết các hợp đồng ủy thác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ TK&VV, chưa quy định rõ trách nhiệm của các bên tham gia làm giảm chất lượng tín dụng.Hoạt động tín dụng đối với HSSV có rủi ro cao vì cho vay không có tài sản đảm bảo, dựa trên tín chấp và tính liên đới trách nhiệm giữa cá thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, việc quy định về tính liên đới trách nhiệm trong việc vay vốn ngân hàng mới chỉ là quy định chung chung, nhiều trường hợp hộ vay không trả được nợ, chây ỳ nhưng các

thành viên khác vẫn tiếp tục được vay vốn. Điều đó làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của NHCSXH.

Về phía nhà trường, theo quy định của NHCSXH, đối với HSSV năm nhất thì dùng giấy báo nhập học thay cho Giấy xác nhận của nhà trường. Tuy nhiên trên Giấy báo nhập học không ghi thời gian của cả khóa học vì vậy việc

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TRƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ỔN ĐỊNH NỀN KINH TẾ (Trang 48 - 83)