Trong MPLS VPN, các router PE sẽ thiết lập iBGP để thực hiện phân phối thông tin các routes từ phía khách hàng, vốn có thể lên đến hàng trăm ngàn routes. BGP được sử dụng vì đặc tính ổn định và linh hoạt của nó, có khả năng đáp ứng số lượng route khổng lồ từ phía khách hàng. Do các mạng của khách hàng khác nhau có thể trùng lặp, để đảm bảo các routes này được vận chuyển trong Core của ISP là duy nhất thì địa chỉ VPNv4 ra đời với định dạng RD + IPv4. BGPv4 chỉ hỗ trợ các gói tin IPv4, vì vậy để chuyển tải các gói VPNv4 thì cần một giao thức mở rộng của BGP (được gọi là MP-BGP), với các thuộc tính mở rộng (như RT) cho phép mang thông số của các giao thức định tuyến IGP (RIP,OSPF,EIGRP) có khả năng trao đổi giữa các site khách hàng với nhau sau khi được redistribute.
Như phần trên đã trình bày, ta biết miền OSPF truyền thống được chia thành một vùng chính (backbone) area 0 và các vùng thông thường (non-backbone). Các vùng thông thường này phải có kết nối với area 0.
Đối với mô hình OSPF truyền thống, ở phía khách hàng, routes học được từ OSPF ( LSA type 1 và 2) ở một site sẽ được redistribute vào BGP trong core của ISP, tiếp đến được trao đổi giữa các PE với nhau, cuối cùng được redistribute vào site còn lại
(giả sử các site cùng một vùng). Lúc này, route đó sẽ được OSPF quảng bá như 1 tuyến với LSA type 5. Như vậy, loại tuyến OSPF (LSA Type) không được duy trì khi tuyến OSPF được redistribute vào BGP.
Kiến trúc MPLS VPN cho định tuyến OSPF PE-CE được mở rộng cho phép sự chuyển đổi khách hàng một cách trong suốt từ định tuyến OSPF truyền thống sang mô hình định tuyến MPLS VPN bằng cách định nghĩa một vùng backbone khác với OSPF Area 0. Backbone này được gọi là OSPF hay MPLS VPN superbackbone.
Hình 2.17 MPLS VPN Superbackbone Các đặc điểm của MPLS VPN Superbackbone:
• Các non-backbone area kết nối trực tiếp vào MPLS VPN superbackbone có chức năng như một OSPF Area 0. Do đó, không yêu cầu như một Area 0 như miền OSPF truyền thống để kết nối giữa các area này. Area 0 chỉ yêu cầu khi một router PE kết nối vào 2 non-backbone area khác nhau cùng thuộc một OSPF domain trên một router PE.
• Các router PE kết nối ác OSPF area trong miền khách hàng vào superbackbone, giữ vai trò là ABR cho các thiết bị trong miền OSPF của khách hàng. Các router CE không nhận biết được bất kì miền OSPF nào khác trong MPLS VPN superbackbone.
• MPLS VPN superbackbone sử dụng MP-iBGP giữa các PE. Thông tin OSPF được mang đi trong MPLS VPN backbone bằng BGP extended community. Các extended community này được thiết lập và sử dụng bởi các router PE.
• Không có các lân cận OSPF (OSPF Adjacencies) hay sự flooding trong MPLS VPN superbackbone cho các site khách hàng kết nối vào superbackbone, trừ khi sử dụng OSPF Sham-link ( ở phạm vi bài báo cáo, ta không xét đến nó).