7. Cấu trúc khóa luận
2.2. Yosa Buson thi sĩ của mùa xuân
2.2.1. Mùa xuân trong thơ Haỉku của Yosa Buson đẹp, ấn chứa quan niệm nhân sinh thấm đẫm tinh thần nhân văn
Yosa Buson là thi sĩ của mùa xuân, với đề tài này ông có một gia tài thơ đồ sộ với hơn 2000 bài thơ haiku. Ông rất mực tài hoa khi viết về mưa xuân, mưa xuân gắn với tình yêu đôi lứa, hạnh phúc, với sắc hoa anh đào của một buối sáng mùa xuân, với chùa cố nằm ân mình trong mưa xuân rắc hạt, với chú ếch phềnh bụng đón hạt mưa, mùa xuân trong thơ haiku của Buson là không gian đời thường với mùi hương trần thế, âm thanh màu sắc của mùa xuân pha trộn với thứ ánh sáng lung linh, trữ tình của hội họa.
Mùa xuân với Y.Buson như là người bạn tình. Trong cuộc đời, ông đã từng đi rất nhiều nói và dành một khoảng thời gian 10 năm đế du ngoạn lên phía Bắc Edo và vùng Đông Bắc đất nước. Đen đâu ông cũng say sưa thưởng thức cảnh sắc mùa xuân. Có lần đi trên đường, ông gặp một vườn mận nở hoa, ông trải chiếu, ngồi uống rượu và ngắm hoa mận nở:
“Trải chiếu trên cánh đồng ta ngồi ngắm
vườn mận nở hoa”
(Yosa Buson)
Một cách thưởng thức mùa xuân rất thi sĩ và thật giản dị, Buson trải ngay một chiếc chiếu nhỏ trên cánh đồng xuân bất tận, ông ngồi ngắm ngía khung cảnh xuân tuyệt đẹp ấy, trong lòng đầy khoan khoái, nhẹ nhàng, sau những chuyến du ngoạn dài mệt nhọc, trải bao nắng mưa, nhưng trong lòng phơi phới niềm cảm mến đắm chìm cùng thiên nhiên tươi đẹp.
Ông thưởng thức khung cảnh hoa mận trắng muốt đang độ nở hoa khắp một vùng như những bông tuyết trắng đang phun tỏa, đó là mùa đơm hoa kết trái, mùa hoa đang độ khoe sắc, đang phô diễn tất cả những gì đẹp đẽ, tinh túy nhất của tự nhiên.
Nhiều bài thơ của Y.Buson truyền đến người đọc cảm xúc về sự kì diệu và u huyền trong mọi khoảnh khắc của mùa xuân.
Bài thơ:
“Gần xa đâu đây nghe tiếng thác chảy lá non tràn đầy”
(Yosa Buson)
Yosa Buson đã miêu tả sức sống của mùa xuân như dòng thác đang chảy, mùa xuân đang hiển hiện trước mắt ta với lá non tràn đầy.Một mùa xuân sinh sôi nảy nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, một sức sống mới, sức sống đó còn được biểu hiện qua hình tượng dòng thác chảy.Thác như tiếng gọi của mùa xuân, thúc giục ta hòa vào tiếng reo vui của dòng thác đang đổ ào ào, hòa tan vào màu xanh cây cối, hoa lá để cảm nhận một mùa xuân bất tận.
Thơ Y.Buson ít có những cảnh vắng lặng, u trầm, hiu hắt, tiêu sơ. Dù miêu tả cảnh nào thì ngòi bút Buson cũng cựa quậy, dâng trào, rạo rực một
sức sống của lộc non đang đâm chồi,hoa đang nở, mưa đang rơi, thác đang chảy, họa mi đang hót ca.
Khi viết về biển, Y.Buson không như Issa đắm chìm vào hoài niệm một biển quá khứ, biển của Buson mang hơi thở phập phồng đầy sức sống của lồng ngực thanh xuân:
“Xuân thì biến mỗi ngày dài hổn hả hổn hển”
(Yosa Buson)
Biển với nhà thơ cũng là vào mùa xuân, với những ngày dài, và hổn hả hổn hển ở đây gợi cho ta trạng thái của con người đang mệt nhoài khi đang thưởng thức cái mênh mông của biển một cách rất thoải mái, dùng hết sinh lực đang căng tràn để mà du ngoạn biển.
Đen thủy chiều cũng như biết nhẹ nhàng tận hưởng mùa xuân: “Nước triều xuân
từng đợt lười nhác buông trôi vô hồi”
(Yosa Buson)
Đó là cách tận hưởng mùa xuân rất nhẹ nhàng và thư thái, từng đợt nước, cứ chầm chầm lững lờ buông trôi đi không có hồi kết, nhưng sự chậm rãi ở đây lại cho ta thấy một sự bình yên, thư thái đến lạ thường.
Hay trong bài thơ:
“Đồng cải nở hoa vàng Phương Tây mặt trời lặn Phương Đông vầng trăng lên”
Những bông hoa cải vàng ươm trải dài như một tấm thảm vàng trên khắp cánh đồng mênh mông kéo dài tận chân trời, báo hiệu một mùa xuân mới đã về. Trên cánh đồng xuân vàng rực ấy những người nông dân vẫn ngày đêm cần mẫn, miệt mài chăm bón, vun xới cho mùa màng bội thu, dưới cái nắng chan hòa của những tia nắng ban mai, cánh đồng như rực lên bởi màu vàng tươi mát, lóng lánh. Ở phương trời bên kia quả đất xa xôi, mùa xuân cũng chảy tràn trề khắp nẻo đường, hai phương trời của hai thiên thể đẹp đẽ, hoa cải lại thêm phần tươi đẹp dưới ánh trăng ngọt ngào, dịu ngọt của khí trời xuân tươi mát, tất cả bắt đầu một mùa mới, vòng quay mới.
Mùa xuân trong thơ Y.Buson với những khoảnh khắc bừng sáng của cảm xúc, ân chứa trong từng âm tiết thơ đầy rung động:
“Trải chiếu trên cánh đồng Ta ngồi ngắm
Vườn mận nở hoa”
(Yosa Buson)
Đó là một bức tranh mùa xuân yên bình và thư thả. Cánh đồng trở thành sân khấu cho cuộc thưởng ngoạn du xuân. Cả con người và cảnh vật đều dung dị, thanh thản trong cái khoảnh khắc mùa sang. Vườn mận nở hoa trở thành tín hiệu chủ điểm của bức tranh, đó không phải là tín hiệu động mà rất tĩnh, tĩnh lặng nhưng khuấy động được cảm xúc của người đọc về sự rung cảm xuyến xao của tâm hồn con người của thời gian. Con người trong khoảnh khắc ấy thật thản nhiên, tự tại, dường như không còn bất cứ thứ gì có ý nghĩa trong cái giờ phút ấy nữa, tâm trí, tâm hồn con người đang hòa vào cùng với vẻ đẹp thiên nhiên để cảm nhận hơi thở cuộc sống.
Yosa Buson thường sử dụng những hình ảnh bình dị như thế để miêu tả những bức tranh mùa xuân của mình không màu mè phô trương chỉ cần những điều nhỏ bé, đơn sơ, mộc mạc nhưng thể hiện được tầm vóc của cảm xúc - những rung động tinh tế của tâm hồn được khám phá thông qua cảnh vật:
“Trong ngôi chùa cổ hoa đào nở
người đàn ông đạp lúa” (Yosa Buson)
Nhịp đập của mùa xuân được tác giả bắt mạch thông qua hai hành động của thiên nhiên và con người: hoa nở và người đạp lúa. Ngỡ tưởng sự “chênh nhịp” này sẽ làm bài thơ khập khiễng nhưng chủ ý của tác giả là vậy, mùa xuân chuyển mình từ tất cả những vận động của vũ trụ, con người.
Có một sự kết hợp hài hòa giữa ba hình ảnh: ngôi chùa cố, hoa đào và người đàn ông trong khung cảnh mùa xuân ấy. Nó thể hiện được cả ba chiều không gian: trên cao, lưng chừng và dưới thấp. Mỗi một nấc thang của không gian ấy có một chủ thế của chính mình nhưng tất cả lại được bao bọc trong một chủ thể lớn hơn, đó là mùa xuân. Chúng cùng nhau hòa quyện trong nhịp sống của thời gian. Ngôi chùa cố kính được bao phủ bởi những đóa hoa đào đang độ nở rộ, những cánh hoa như thêm phần đẹp đẽ cho không gian, cả ngôi chùa như bừng sáng cùng màu tươi thắm của hoa, hình ảnh những đóa hoa đào đã tôn thêm vẻ cổ kính cho ngôi chùa. Cùng với đó là hình ảnh người nông dân, đang cần mẫn với công việc của nhà nông, đang thu hoạch lúa, công việc trở nên nhẹ nhàng hơn trong không khí bình yên đó. Cuộc sống của con người đang được hòa quyện với thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, với những gì thân thuộc nhất, gần gũi và hài hòa.
Dầu bình dị nhưng mùa xuân trong bài thơ cũng đầy uy nghiêm, cổ kính mà cũng rất gợi ý, gợi tình nhưng cũng hết sức mộc mạc, đơn sơ. Cái đẹp bắt nguồn tò sự hòa quyện khéo léo ấy:
“Một cành hoa đào đơn sơ của buổi sáng đẹp trời trang điểm một hồ sâu”
Chỉ cần một cành hoa anh đào nhỏ nhoi thôi cũng đủ sức mang khí xuân về với mọi người, hoa anh đào nở đã trở thành người đưa tin trung thành với thơ haiku nói riêng và người Á Đông nói chung. Nó trở thành biểu tượng của mùa xuân và được hầu hết các tác giả haiku sử dụng. Toàn bài thơ là một sự phát triển thuần nhất của không gian - thời gian. Tất cả nằm trong một chiều tiến lên theo sự thay đổi của tạo vật. Một cái đẹp hoàn mỹ bắt đầu ngay từ điểm xuất phát đó là cành hoa đào. Cảnh sắc mùa xuân dường như nhận lại được sự ủng hộ của buổi sáng đẹp trời, vậy nên hệ quả tất yếu tạo ra đó là một không gian đẹp. Không gian ấy được bao phủ lên mặt hồ sâu, được trang điêm bởi những cánh hoa anh đào vương khắp nơi.
Sở dĩ Yosa Buson thế hiện khung cảnh mùa xuân thông qua mặt hồ sâu là bởi đối tượng này có sức lột tả không gian đến hai lần.Nghĩa là mặt hô trở thành một chiếc gương khổng lồ phản chiếu toàn bộ cảnh vật, như vậy cái đẹp được nhân đôi, vậy là chúng ta có thê nhìn thấy cả cảnh sắc thật, cũng như hình ảnh phản chiếu qua lăng kính là mặt nước long lanh. Tất cả đều rất đẹp và chân thực không chút tỳ vết trong một sớm mai đẹp trời, tất cả được tác giả ghi lại chuẩn xác khiến ai đọc cũng liên tưởng một bức tranh với gam màu tươi sáng của cành hoa đào, đơn sơ mà lại rất nên thơ.
Yosa Buson vẫn thường tạo cho mùa xuân trong thơ mình những cảm xúc lãng mạn như vậy nhưng nó không hề xa rời thực tại mà luôn gắn với chủ thể của cuộc sống - những con người trần thế:
"Hoa mơ tưng bừng bên lầu du nữ mua sắm đai lưng”
(Yosa Buson)
Hoa mơ nở tưng bừng, đó là khi tất cả những cánh hoa đã nở rộ rực rỡ một màu trắng tinh khôi, trong trẻo. Lúc này các thiếu nữ đã chuẩn bị đi du
xuân, rồi mua sắm đai lưng, phụ kiện cho bản thân. Mùa xuân ở Nhật Bản cũng là thời điểm tốt để những du nữ ra đường, đi sắm sửa để làm đẹp cho mình, để thêm phần duyên dáng, xinh đẹp trong những bộ trang phục truyền thống.
Mùa xuân đến khiến lòng người nôn nao chờ đợi, khoảnh khắc đối thay của trời đất cũng đồng thời là giây phút đổi thay của lòng người. Con người cũng đang hòa theo sự chuyển động của mùa xuân, hoa mơ nở cũng là lúc các du nữ sắm sửa, trang điểm cho mình.
Hai đối tượng thẩm mỹ "hoa" và "du nữ" xét đến cùng nằm trong cùng một trường biểu hiện của cái đẹp, do vậy chúng có mối quan hệ đồng cấp trong cấp độ hình tượng của bài thơ. Đó là một quan hệ hài hòa cùng chung một tính chất của cái đẹp tinh thần kết hợp với cái đẹp thế chất. Chính những mối quan hệ hài hòa hai chiều giữa thiên nhiên và con người như vậy đã tạo cho haiku nói chung và thơ haiku về mùa xuân của Buson nói riêng một sức sống mãnh liệt.
Cái thần của mùa xuân được Yosa Buson nắm bắt trong tất cả những biến chuyển của đời sống. Từ cánh hoa đào đơn sơ đến hình ảnh người nông dân đạp lúa, từ ngôi chùa cổ kính đến lầu du nữ, từ cánh đồng đến đỉnh núi... Tất cả đều được Buson khoác cho tấm áo thi ca để đàng hoàng bước vào thơ ông tham dự hội xuân náo nức.
"Đỉnh Yoshino Nuốt vào mây trắng Thở ra hoa đào"
(Yosa Buson)
Bài thơ trên ta có thể hình dung một địa danh là ngọn núi Yoshino cao chót vót nuốt cả những vòm mây trắng đang luẩn quẩn chờn vờn bao quanh. Hai động từ nuốt và thở gợi cảm giác mạnh, hành động mạnh mẽ, nuốt mây, rồi thở ra hoa, những đóa hoa nở rộ muôn màu khoe sắc rực rỡ, trong cả bài là
không gian của mây một màu trắng tinh khôi, màu hồng hoa đào, một màu đặc trưng của mùa xuân, những cánh hoa nở bung ra lan tràn khắp mọi nơi một màu sắc tươi sáng, mát mẻ, thiên nhiên trong tầm mắt con người, cao, rộng, mênh mông, núi non kỳ vĩ, hòa quyện vào nhau tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp.
“Gió mùa xuân con đê dài nhà còn xa xăm”
(Yosa Buson)
Mùa xuân là mùa đế những con người xa quê hương mang những băn khoăn trằn trọc về những nỗi niềm tưởng nhớ và là thời khắc thích hợp để họ trở về thăm quê hương thân yêu. Những con người khi đi xa quê hương ai cũng đau đáu một nỗi niềm, nhớ thương quê hương không nguôi ngoai, muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn. Đặc biệt là khi nhìn thấy hoa anh đào rơi trong gió, từng cánh hoa rớt rơi nhẹ nhàng báo hiệu mùa xuân đã đến thì nỗi niềm ấy càng cuộn trào khôn nguôi. Dáng dấp của một người phụ nữ đang đi trên con đê Nagara dài thuợt để về quê hương, Buson liền đặt bút viết hộ cho người phụ nữ với đôi dòng tâm sự để ghi lại cái khoảnh khắc ấy, với những cảm xúc chân thực của biết bao con người trong cuộc sống này.
“Cánh cửa lớn ngoài cổng trầm tư
giữa hoàng hôn mùa xuân” (Yosa Buson)
Trong bài thơ tác giả đang nói đến một sự vật tưởng chừng như vô tri vô giác, một cánh cửa lớn ngoài cổng. Cánh cửa ấy cũng mang những cảm xúc, mang dáng vẻ rồi tâm trạng như một con người, nó cũng trầm tư, cũng lặng lẽ, âm thầm ngẩn ngơ. Giữa khung cảnh hoàng hôn mùa xuân, nó im lìm hòa mình đắm chìm trong ánh chiều hoàng hôn, rồi cũng trầm tư giữa vạn vật thiên nhiên cùng những biến chuyển của thời gian đang trôi chảy. Chắc hẳn
nó còn là một minh chứng tiêu biểu cho biết bao mùa, biết bao hoàng hôn đã đi qua trong sự xoay chuyển của vũ trụ.
Tác giả còn miêu tả đến những cơn mưa xuân rả rích, xen vào đó là bóng tối, một khung cảnh u ám, buồn rầu nhưng với tâm hồn lạc quan, tác giả như cảm nhận thời gian chưa bao giờ tắt hay chấm dứt, cuộc sống vẫn trôi chảy, vẫn luôn tràn ngập niềm tin yêu cuộc sống. Mỗi ngày đều là một ngày dài để ta sống để ta trân trọng những giá trị đích thực, và làm những gì ta yêu thích nhất.
“Mưa xuân gần như tối hẳn nhưng ngày chưa tắt”
(Yosa Buson)
Ngoài những sáng tác nói đến con người, nói đến hoa cỏ, tác giả còn miêu tả một cách tinh tế về ngày mưa xuân với những con sò trên bãi biến tuyệt đẹp, và những hạt mưa xuân lăn tăn đủ đê làm ướt chúng, và làm cho những bờ cát trải dài nới những con sò nằm im hòa cùng bầu không khí xuân tươi mát. Tác giả đã dùng con mắt của mình để thu vào những hình ảnh trên biển, một con sò nhỏ bé, và cả những hạt mưa xuân, cũng rất chân thực, trong con mắt của nhà thơ, mọi thứ như được gom nhặt, thu lượm một cách tỉ mỉ và chính xác, từ đó ta có thể thấy với nhà thơ, những sinh vật nhỏ bé ấy cũng là cảm hứng là đề tài đi vào thơ ca của ông, nó bình dị gần gũi và đẹp đẽ hơn khi chúng ta tưởng tượng và cảm nhận:
“Con sò nhỏ trên bãi biển Mưa xuân
Đủ để làm ướt nó”
(Yosa Buson)
Và cũng lại nói về mùa xuân, mưa xuân rơi rả rích, quả bóng trên mái nhà nằm im cũng ngấm nước mưa, rồi lại được ví như tấm áo của đứa trẻ,
cũng ướt, đó là cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của tác giả trước những khung cảnh thiên nhiên và hiện hữu những sự vật đời thường vô tri vô giác, nhưng lại được thổi vào đó sinh khí khiến nó như đang sống đang tồn tại và hoạt động cùng với đời sống của con người:
“Mưa xuân rơi
quả bóng trên mái nhà ướt như áo đứa trẻ”
(Yosa Buson)
Thơ haiku về mùa xuân của Buson không chỉ là những khoảnh khắc bừng sáng của thiên nhiên mà ẩn hiện trong đó là sự rung cảm tinh tế và huyền diệu trong tâm hồn nhà thơ. Con người ấy chính là chủ thể trong những bài thơ mùa xuân của Buson. Đó là những đối tượng thẩm mỹ hết sức nhân bản, cái đẹp thể hiện trong sự hòa phối nhịp nhàng giữa con người và thiên nhiên.
2.2.2. Mùa xuân trong thơ Haiku của Yosa Buson thể hiện tâm hồn yêu